sacdep1000can

New Member
- đầu tiên máy mình chỉ có 3 ổ đĩa là C(50g) tiếp đến là D(150g) cuối cùng F(270g)


- có rất nhiều chuyện mình không hiểu:


1. khi ổ đĩa C đầy mình đã cắt bớt dung lượng của DF định chuyển vào C nhưng nó không cho? nhưng mình dùng phân vùng chống đó tạo thêm ổ đĩa khác thì được. why?


2. ổ đĩa D có dung lượng 150g nhưng nó chỉ cho cắt 50g. F dung lượng 270g mình không cắt nhiều nhưng hình như cũng chỉ cắt dc 170g còn 100g nó không cho cắt. mình cũng không hiểu tại sao??


3. thời gian sau do nhu cầu sử dụng mình đã tạo thêm 1 số phân vùng khác( lấy dung lượng từ DF) nhưng chia dư nhiều quá nên mình đã cắt bớt để trả lại dung lượng lại cho DF để chứa phim nhưng hậu quả là không trả lại được. nó không cho trả nữa dung lượng lấy từ DF nhưng trả lại cho chính nó thì không được. why?


các bạn ai biết giải thích giùm mình nhé, quan trọng là làm sao có thể tự do muốn cắt bao nhiêu thì cắt muốn chia bao nhiêu thì chia, để dễ dàng quản lý mình không hiểu biết nhiều mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người.



 

Dannie

New Member
1.hai ổ muốn cắt cho nhau thì phải là 2 ổ gần nhất,ví dụ như c với d thì được

mấy cái sau không rõ lắm
 

nhox_lj

New Member
Làm gì mà chia lắm ổ thế kia

2~4 ổ là đủ rồi



Dựa trên cấu tạo, cách làm việc của ổ đĩa cứng và hệ thống (đặc biệt là Windows), ta có thể thấy việc phân chia ổ đĩa thành nhiều phân vùng có các ưu điểm sau:

Tách hệ điều hành (OS) và dữ liệu các nhân của người sử dụng. Giúp quản lý, sao lưu, phục hồi… với OS mà không ảnh hưởng tới dữ liệu.

Sử dụng nhiều OS trên cùng một đĩa cứng.

Tạo khu vực riêng cho bộ nhớ ảo, tệp phân trang của OS.

Quản lý các vùng dữ liệu độc lập. Một phân vùng lỗi sẽ không ảnh hưởng tới các phân vùng khác.

Dễ quản lý dữ liệu riêng tư bằng các biện pháp cần thiết cho cả một phân vùng (vd: mã hóa)

Tăng tốc độ truy xuất dữ liệu trong một phần vùng: Về mặt phần cứng, đầu từ dễ dàng hoạt động liên tục hơn trong phạm vi hẹp. Về mặt phần mềm, truy xuất tập tin từ bảng quản lý tập tin (ví dụ như $MFT của NTFS) càng nhỏ thì càng nhanh.

Tuy nhiên, phân vùng nói chung cũng có nhược điểm:

Giảm dung lượng lưu trữ của HDD (tăng dung lượng - ngầm - cần để quản lý lưu trữ cho từng phân vùng)

Giảm năng lực lưu trữ thực của đĩa (ví dụ HDD bạn có 2 phân vùng, mỗi phân vùng còn trống 10GB, bạn không thể copy một file 15GB vào đâu mặc dù HDD của bạn thực sự còn trống đến 20GB).

Tăng khả năng phân mảnh dữ liệu -> giảm tốc độ truy xuất chung, giảm khả năng cứu dữ liệu nếu lỗi phân vùng.

Chậm quá trình di chuyển tập tin trong đĩa (nếu cùng phân vùng, Windows sẽ thực hiện sửa địa chỉ trên MFT - thao tác move coi như xong, nhưng nếu khác phân vùng Windows sẽ phải thực hiện việcmove khối dữ liệu thực sự)

Giảm tốc độ truy xuất dữ liệu trung bình toàn hệ thống: Các khu vực dữ liệu thường xuyên được truy xuất trên toàn bộ đĩa (theo thống kê của Windows) sẽ không gom được vào 1 vùng, giảm khả năng tối ưu đường đi của đầu đọc.


Vì vậy, nên chia ổ cứng thành vài phân vùng để quản lý nhưng đừng quá nhiều, trừ các phân vùng hệ điều hành thì các phân vùng dữ liệu: mỗi phân vùng nên để khoảng 20-25% dung lượng của toàn ổ đĩa cứng là tốt nhất.
 

Mikel

New Member
Bạn hiểu rõ một số nguyên tắc chính của việc chia cắt ổ của Win:

1. windows chỉ chia cắt đến phần sectors có dữ liệu thì không chia được nữa (câu hỏi 2). Chính vì vậy bạn không thể lấy thêm dung lượng cắt cho dù dữ liệu trong ổ muốn cắt không nhiều (vì dữ liệu nằm rải rác trên ổ đĩa).

2. Khi cắt, phần tách ra luôn nằm ở bên phải ổ đĩa. Phần muốn sáp nhập vào phải nằm liền phải ổ muốn sáp nhập (câu hỏi 1).

3. Phần muốn nhập vào phải hoàn toàn không chứa dữ liệu (câu hỏi 3).

Cho dù với người có nhiều kinh nghiệm, thao tác chia tách, nhập ổ trong windows không dễ dàng gì do đó mình đề nghị bạn dùng phần mềm.

4. Bạn không nên chia nhiều ổ đĩa vì nhiều lí do. Thay vì chia nhiều ổ bạn chỉ nên chia 2 hay 3 ổ. Bạn nên tạo các thư mục chính trong ổ dữ liệu ví dụ: Softs, Download, Music, Videos, Pictures, Films... để dễ quản lí.

Mình sẽ hướng dẫn bạn chia lại toàn bộ ổ đĩa của bạn sau khi bạn cho mình biết bạn muốn chia thành mấy ổ và dung lượng của từng ổ (bằng phần mềm- không sợ mất dữ liệu).

hay nếu cần mình sẽ dùng Teamviewer thao tác trực tiếp trên máy bạn. Bạn gửi tin riêng vào hộp tin VNZ của mình, mình sẽ cho bạn nick Yahoo của mình và hẹn giờ.
 

roomykite

New Member
1.hai ổ muốn cắt cho nhau thì phải là 2 ổ gần nhất,ví dụ như c với d thì được

mấy cái sau không rõ lắm

Bác này nói đúng đấy, 2 ổ chia/ cắt cho nhau phải ở cạnh nhau (tức khoảng đĩa trống bạn cắt ra phải gần với ổ C thì mới "khắc nhập" được.)


Còn nữa, cắt ổ đĩa thì dĩ nhiên không thể xén luôn cả phần dữ liệu đi được (chắc bác dùng phần mềm chia ổ ngay trên nền windows à?) Bác xem lại kỹ xem phần bác cắt có **ng chạm đến dữ liệu không?


Bác cũng không nên chia nhiều ổ quá làm gì! 4 ổ là nhiều rồi!
 

sh0ck_ke_ta0

New Member
Làm gì mà chia lắm ổ thế kia

2~4 ổ là đủ rồi
mình chia nhiều để tìm kiếm cho mau, đâu biết là nó có hại đâu.
 

Heort

New Member
mình chia nhiều để tìm kiếm cho mau, đâu biết là nó có hại đâu. Chỉ còn cách là bác copy hết dữ liệu ra ổ ngoài rồi format hết lại (trừ ổ C) rồi dùng phần mềm chia lại từ đầu (nhớ vạch rõ kế hoạch chia ổ ra giấy rồi thực hiện nhé)
 

the_ones2001

New Member
Bạn hiểu rõ một số nguyên tắc chính của việc chia cắt ổ của Win:

1. windows chỉ chia cắt đến phần sectors có dữ liệu thì không chia được nữa (câu hỏi 2). Chính vì vậy bạn không thể lấy thêm dung lượng cắt cho dù dữ liệu trong ổ muốn cắt không nhiều (vì dữ liệu nằm rải rác trên ổ đĩa).

2. Khi cắt, phần tách ra luôn nằm ở bên phải ổ đĩa. Phần muốn sáp nhập vào phải nằm liền phải ổ muốn sáp nhập (câu hỏi 1).

3. Phần muốn nhập vào phải hoàn toàn không chứa dữ liệu (câu hỏi 3).

Cho dù với người có nhiều kinh nghiệm, thao tác chia tách, nhập ổ trong windows không dễ dàng gì do đó mình đề nghị bạn dùng phần mềm.

4. Bạn không nên chia nhiều ổ đĩa vì nhiều lí do. Thay vì chia nhiều ổ bạn chỉ nên chia 2 hay 3 ổ. Bạn nên tạo các thư mục chính trong ổ dữ liệu ví dụ: Softs, Download, Music, Videos, Pictures, Films... để dễ quản lí.

Mình sẽ hướng dẫn bạn chia lại toàn bộ ổ đĩa của bạn sau khi bạn cho mình biết bạn muốn chia thành mấy ổ và dung lượng của từng ổ (bằng phần mềm- không sợ mất dữ liệu).

hay nếu cần mình sẽ dùng Teamviewer thao tác trực tiếp trên máy bạn. Bạn gửi tin riêng vào hộp tin VNZ của mình, mình sẽ cho bạn nick Yahoo của mình và hẹn giờ. nghe lời các bạn bjo mình sẽ chia ít phân vùng lại xem có ổn không, nếu không ổn thì sẽ nhờ bác mà bác dùng phần mềm gì? có dễ sử dụng không chỉ cho mình ln chứ mình đâu có bít sử dụng teamview đâu mắc công phiền phức bác.
 

phuc_nguyen

New Member
mượn topic cho mình hỏi ké vấn đề sao: mình chia ổ cứng 500gb như sao: ổ C 40gb, ổ D 100gb, ổ E còn lại.

mình sử dụng trình chống phân mảnh của windows 7, Ổ E mình không chứa bất kì dử liệu gì, nhưng tại sao lại báo ổ E bị phân mảnh 2% ạ( lúc trước 1%, giờ lên 2), đáng lẻ ra chỉ chống phân mảnh ổ c và d là đủ , nhưng tại ngứa tay nên phân mảnh luôn ổ E thì phát hiện thế
 

Aundre

New Member
Phần mềm cũng dễ sử dụng nhưng bạn phải biết cách sử dụng. Hướng dẫn đủ các phần chắc mình phải lập một topic với hình ảnh mất cả buổi :

EaseUS Partition Master 9.2.1 Professional Edition.rar (20.8 MB)


(Bạn đăng kí tài khoản free trên và dùng Chrome để download).

Mình hướng dẫn bạn vài điểm chính:
1. Gộp partition:

- Bạn chọn Merge partition, chọn 2 partition sẽ merge (nhập vào). Bạn chọn partition cần giữ lại trong ô Merge selected partitions to. Vd: merge E vào D, bạn chọn D ở Merge selected partitions to. Dữ liệu của ổ đĩa bị nhập vào sẽ được chương trình đặt trong một thư mục của ổ D, bạn có thể đặt tên lại hay dùng tên mặc định.

- Sau khi hoàn tất việc sáp nhập ổ, bạn sẽ thấy ổ E bị mất và chỉ còn ổ D với dung lượng mới. Nếu cần thay đổi thì bạn click vào Refresh trên thanh Menu và làm lại, còn khi đã quyết định thì bạn click Apply, chương trình cần restart máy và tiến hành sáp nhập.

- Bạn tiếp tục nhập L vào T (giữ lại T), H vào F (giữ F) và cuối cùng bạn nhập nốt T vào F (giữ F). Như vậy sau các công việc trên ổ cứng của bạn chỉ còn lại đúng 3 partition C, D và F.

Mình nhắc lại với bạn là khi nào bạn click Apply thì chương trình mới làm việc. Còn nếu không, bạn chỉ làm để... xem cho biết. Điều này cũng hay vì bạn có thể thực tập tất cả các thao tác trên mà không cần ấn Apply, để xem được đến kết quả cuối cùng. Bạn cũng có thể thực hiện tất cả xong khi nào thấy tốt thì Apply một lần cũng được nhưng như vậy chương trình sẽ làm việc rất chậm- việc này chỉ dùng cho các bạn pro và không sợ bị cúp điện, pin đủ mạnh, lâu để chương trình làm việc.
2. Mở rộng partition:

- Chương trình hoàn toàn có thể lấy dung lượng từ bất kì partition nào cho để nhập vào partition cần mở rộng. Nhưng để đơn giản mình hướng dẫn bạn cho và nhận từ 2 partition cạnh nhau.

Trước nhất bạn xem D và E cần thay đổi như thế nào? Mình chỉ hướng dẫn chia 30GB từ D để nhập vào C, việc chia từ F cho D là tùy bạn.

a- Bạn chọn D rồi chọn Resize/Move partition. Trong cửa sổ Resize/Move partition, bạn giữ chuột ở cạnh trái của khung trên cùng vào kéo về phải cho đến khi Unllocated Space Before gần đúng 30GB (30000MB), click OK.

b- Bạn lại chọn ổ C và chọn Resize/Move partition. Trong cửa sổ Resize/Move partition, bạn giữ chuột ở cạnh phải của khung trên cùng vào kéo hết về trái, click OK.

c- Bạn xem dung lượng mới của ổ C và D có đúng như bạn muốn hay chưa, nếu chưa đúng thì bạn click Refresh hay Undo để làm lại phần chưa đúng. Khi đã quyết định bạn click Apply. Chương trình sẽ restart máy và tiến hành chia nhập.

- Tiếp tục như trên để tách dung luwjwong từ F cho D.

Hi vọng bạn đọc kĩ và sẽ chia lại partition hoàn toàn thành công.
 

ngan25h

New Member
Phần mềm EaseUS Partition Master, mình cũng đã dùng rồi. Rất dễ dùng và hiệu quả. Và tất nhiên sẽ không mất dữ liệu của bạn.
 

sweet_cherry_vn

New Member
mượn topic cho mình hỏi ké vấn đề sao: mình chia ổ cứng 500gb như sao: ổ C 40gb, ổ D 100gb, ổ E còn lại.

mình sử dụng trình chống phân mảnh của windows 7, Ổ E mình không chứa bất kì dữ liệu gì, nhưng tại sao lại báo ổ E bị phân mảnh 2% ạ( lúc trước 1%, giờ lên 2), đáng lẻ ra chỉ chống phân mảnh ổ c và d là đủ , nhưng tại ngứa tay nên phân mảnh luôn ổ E thì phát hiện thế - Bạn không chứa dữ liệu nhưng Windows thì có đấy và không chứa dữ liệu là hiện thời thôi! Bạn vào Properties của ổ E sẽ thấy. Chạy phân mảnh khi không cần thiết cũng đâu cần và đâu có tốt. Bạn chỉ nên chạy chống phân mảnh khi ổ đĩa khoảng trống không còn nhiều và bạn lại liên tục ghi xóa dữ liệu.

- Có một điều các bạn ít người nhận thấy là cứ chia dung lượng đĩa theo nhu cầu sử dụng mà không tính đến việc chu kì ghi xóa dữ liệu trên mỗi partition. Chia như bạn thì ổ C liên tục bị ghi xóa trên 40GB (do temp, paging files, sleep-hibernate files, system restore...) trong khi các partition khác lại để không. Bạn thấy các máy có windows bản quyền đều cài trên một partition duy nhất, chỉ cho chia ổ C đến =>200GB/500GB trong Win???

Cách ghi dữ liệu của windows trên một partition theo vòng tròn có nghĩa là sẽ ghi từ đầu đến cuối partition, các sector có dữ liệu hay có dữ liệu nhưng đã bị đánh dấu do xóa sẽ được bỏ qua. Khi chu kì đã trọn thì lại bắt đầu chu kì mới.

- Phân mảnh không phải là các tập tin bị ghi rải rác đều trên ổ đĩa mà là nói đến tính nguyên vẹn của tập tin, thư mục. Tại sao tập tin, thư mục bị chia cắt, chính là do cách ghi dữ liệu của Win, cứ theo chu trình do đó nếu có sector trống là ghi. Do đó ổ đĩa nhỏ, ghi xóa dữ liệu thường là nguyên nhân chính.

Bạn hãy thử trên ổ đĩa của bạn, bạn chạy phân mảnh trên ổ C xong chạy vài chương trình như đồ họa, game 3D, xem film HD... song song với download các soft lớn, chỉ vài ngày sau bạn chạy defrag xem mức độ phân mảnh là bao nhiêu .
 

tkhoa94

New Member
thế giờ tui phải làm sao bạn, ổ C mình thường xuyên bị phân mảnh.

- Mình nghĩ có 1 biện pháp thế này, nhưng vẫn chưa biết làm: chia ổ cứng ra 3 phân vùng, ổ C chứa windows và các phần mềm, ổ D chứa các (temp, paging files, sleep-hibernate files, system restore,dử liệu khi lướt web... nguyên nhân gây phân mảnh) , và ổ E chứa các game nặng và video nhạc music ,....

- Mình vẫn chưa hiểu cơ chế hoạt động của bị phân mảnh và phần mềm chống phân mảnh lắm: thật tệ khi mình vừa cài windows xong, cố gắng cài các phần mềm cần thiết trước, nhưng vì cơ chế ghi theo chu kì đã phá hỏng hết mọi thứ: nó thường xuyền để lại file rác cho ổ C: lướt web, khi đọc 1 định dạng video, music, đọc 1 thư mục thường xuyên , nó sẽ để lại những nhật ký hoạt động, và khi cài phần mềm xong, sau này thư mục chứa phần mềm nó sẽ có thêm vài tập tin mới, vd: update 1 phần mềm nó sẽ tạo thêm 1 vài tập tin, như vậy nó sẽ ghi ở đâu, và việc ổ cứng bị phân mảnh là không thể tránh khỏi

- Khi mình chạy phần mềm phân mảnh có phải :

.Nó sẽ đưa các thư mục vào cùng vị trí , kể cả các file mới update sau này ????

.Khi chống phân mảnh thì sẽ không có khoảng trống nào chen giữa phải không???? vì khi chống phân mảnh nó sẽ đưa các file cùng thư mục lại gần nhau hơn, và mình nghĩ khi thực hiện xong 1 thư mục, đến thư mục thứ 2 ,3 ,4,.... sẽ không ghi kế tiếp từ vị trí đĩa trống. như thế này: giả sử ổ C có 40gb, nó sẽ có 30 ô vuông dử liệu khi '' Gom" xong 1 thư mục vào 1 ô vuông dử liệu , nhưng ô vuông này vẫn còn trống, thì đến thư mục thứ 2 nó sẽ ghi sang ô vuông thứ 2, và thư mục thứ 3, 4 ,.... đến hết, chứ không ghi kế tiếp.

**** Điều này có thể đúng hay sai, nên đem ra bàn luận để khỏi ấm ức trong lòng.
 

Bertin

New Member
- Bạn không chứa dữ liệu nhưng Windows thì có đấy và không chứa dữ liệu là hiện thời thôi! Bạn vào Properties của ổ E sẽ thấy. Chạy phân mảnh khi không cần thiết cũng đâu cần và đâu có tốt. Bạn chỉ nên chạy chống phân mảnh khi ổ đĩa khoảng trống không còn nhiều và bạn lại liên tục ghi xóa dữ liệu.

- Có một điều các bạn ít người nhận thấy là cứ chia dung lượng đĩa theo nhu cầu sử dụng mà không tính đến việc chu kì ghi xóa dữ liệu trên mỗi partition. Chia như bạn thì ổ C liên tục bị ghi xóa trên 40GB (do temp, paging files, sleep-hibernate files, system restore...) trong khi các partition khác lại để không. Bạn thấy các máy có windows bản quyền đều cài trên một partition duy nhất, chỉ cho chia ổ C đến =>200GB/500GB trong Win???

Cách ghi dữ liệu của windows trên một partition theo vòng tròn có nghĩa là sẽ ghi từ đầu đến cuối partition, các sector có dữ liệu hay có dữ liệu nhưng đã bị đánh dấu do xóa sẽ được bỏ qua. Khi chu kì đã trọn thì lại bắt đầu chu kì mới.

- Phân mảnh không phải là các tập tin bị ghi rải rác đều trên ổ đĩa mà là nói đến tính nguyên vẹn của tập tin, thư mục. Tại sao tập tin, thư mục bị chia cắt, chính là do cách ghi dữ liệu của Win, cứ theo chu trình do đó nếu có sector trống là ghi. Do đó ổ đĩa nhỏ, ghi xóa dữ liệu thường là nguyên nhân chính.

Bạn hãy thử trên ổ đĩa của bạn, bạn chạy phân mảnh trên ổ C xong chạy vài chương trình như đồ họa, game 3D, xem film HD... song song với download các soft lớn, chỉ vài ngày sau bạn chạy defrag xem mức độ phân mảnh là bao nhiêu . mình làm theo cách bác nhưng có 1 số thao tác nó báo lỗi ntn mình phát hiện nên không dám nhấn apply, không biết có sao k nữa

 

kao_bzo

New Member
mình làm theo cách bác nhưng có 1 số thao tác nó báo lỗi ntn mình phát hiện nên không dám nhấn apply, không biết có sao k nữa

Cụ thể? Mình chưa nhìn thấy lỗi của bạn!
 

Royal

New Member
mình làm theo cách bác nhưng có 1 số thao tác nó báo lỗi ntn mình phát hiện nên không dám nhấn apply, không biết có sao k nữa Hướng dẫn của bác tuainhan đúng rồi đó bạn. Nếu muốn trực quan hơn bạn xem bài viết chia phân vùng bằng minitool partition wizard dưới chữ ký của mình phần kỹ năng dùng usb cứu hộ.

Nếu có thắc mắc gì nữa thì cứ hỏi nhé!
 

tu_yen56

New Member
thế giờ tui phải làm sao bạn, ổ C mình thường xuyên bị phân mảnh.

- Mình nghĩ có 1 biện pháp thế này, nhưng vẫn chưa biết làm: chia ổ cứng ra 3 phân vùng, ổ C chứa windows và các phần mềm, ổ D chứa các (temp, paging files, sleep-hibernate files, system restore,dử liệu khi lướt web... nguyên nhân gây phân mảnh) , và ổ E chứa các game nặng và video nhạc music ,....

- Mình vẫn chưa hiểu cơ chế hoạt động của bị phân mảnh và phần mềm chống phân mảnh lắm: thật tệ khi mình vừa cài windows xong, cố gắng cài các phần mềm cần thiết trước, nhưng vì cơ chế ghi theo chu kì đã phá hỏng hết mọi thứ: nó thường xuyền để lại file rác cho ổ C: lướt web, khi đọc 1 định dạng video, music, đọc 1 thư mục thường xuyên , nó sẽ để lại những nhật ký hoạt động, và khi cài phần mềm xong, sau này thư mục chứa phần mềm nó sẽ có thêm vài tập tin mới, vd: update 1 phần mềm nó sẽ tạo thêm 1 vài tập tin, như vậy nó sẽ ghi ở đâu, và việc ổ cứng bị phân mảnh là không thể tránh khỏi

- Khi mình chạy phần mềm phân mảnh có phải :

.Nó sẽ đưa các thư mục vào cùng vị trí , kể cả các file mới update sau này ????

.Khi chống phân mảnh thì sẽ không có khoảng trống nào chen giữa phải không???? vì khi chống phân mảnh nó sẽ đưa các file cùng thư mục lại gần nhau hơn, và mình nghĩ khi thực hiện xong 1 thư mục, đến thư mục thứ 2 ,3 ,4,.... sẽ không ghi kế tiếp từ vị trí đĩa trống. như thế này: giả sử ổ C có 40gb, nó sẽ có 30 ô vuông dử liệu khi '' Gom" xong 1 thư mục vào 1 ô vuông dử liệu , nhưng ô vuông này vẫn còn trống, thì đến thư mục thứ 2 nó sẽ ghi sang ô vuông thứ 2, và thư mục thứ 3, 4 ,.... đến hết, chứ không ghi kế tiếp.


**** Điều này có thể đúng hay sai, nên đem ra bàn luận để khỏi ấm ức trong lòng. Bạn hiểu thế này nhé: vì khi chạy hệ điều hành ổ cứng phải đọc ghi dữ liệu liên tục, mà ổ đĩa quay với vận tốc rất lớn nên vị trí lưu trữ sẽ thay đổi tiên tuc. Từ đó sinh ra phân mảnh. Nói như vậy đồng nghĩa với việc trên ổ C sẽ bắt buộc có nhiều file phải bị phân mảnh, dù bạn chống phân mảnh liên tục thì nó vẫn bị phân mảnh, Khoảng 1 tháng bạn nên chống phân mảnh một lần chứ không nên làm nhiều, đừng phí phạm thời gian vào những việc vô nghĩa!

Bạn có thể dời file paging file ra ổ khác nhưng mấy file còn lại bạn nên để yên

>>>>Nếu máy bạn mạnh thì bạn hãy quên luôn cái phân mảnh này đi!
 

Ezhno

New Member
Bạn hiểu thế này nhé: vì khi chạy hệ điều hành ổ cứng phải đọc ghi dữ liệu liên tục, mà ổ đĩa quay với vận tốc rất lớn nên vị trí lưu trữ sẽ thay đổi tiên tuc. Từ đó sinh ra phân mảnh. Nói như vậy đồng nghĩa với việc trên ổ C sẽ bắt buộc có nhiều file phải bị phân mảnh, dù bạn chống phân mảnh liên tục thì nó vẫn bị phân mảnh, Khoảng 1 tháng bạn nên chống phân mảnh một lần chứ không nên làm nhiều, đừng phí phạm thời gian vào những việc vô nghĩa!

Bạn có thể dời file paging file ra ổ khác nhưng mấy file còn lại bạn nên để yên

>>>>Nếu máy bạn mạnh thì bạn hãy quên luôn cái phân mảnh này đi! à, đó giờ mình toàn nghĩ vị trí lưu trữ sẽ cố định, nên cố chống phân mảnh, thế mình phân vùng lại Ổ C dung lượng cao ~200gb, còn lại ổ D như thế sẽ ổn không nhĩ
 
.Nó sẽ đưa các thư mục vào cùng vị trí , kể cả các file mới update sau này ????

.Khi chống phân mảnh thì sẽ không có khoảng trống nào chen giữa phải không???? vì khi chống phân mảnh nó sẽ đưa các file cùng thư mục lại gần nhau hơn, và mình nghĩ khi thực hiện xong 1 thư mục, đến thư mục thứ 2 ,3 ,4,.... sẽ không ghi kế tiếp từ vị trí đĩa trống. như thế này: giả sử ổ C có 40gb, nó sẽ có 30 ô vuông dử liệu khi '' Gom" xong 1 thư mục vào 1 ô vuông dử liệu , nhưng ô vuông này vẫn còn trống, thì đến thư mục thứ 2 nó sẽ ghi sang ô vuông thứ 2, và thư mục thứ 3, 4 ,.... đến hết, chứ không ghi kế tiếp.

Mình nhắc lại lần nữa, khái niệm phân mảnh tính trên sự nguyên vẹn dữ liệu chứ không tính trên vị trí files, folders, khi một file bị chia cắt thì mới là phân mảnh (folders cũng là một dạng file nên nếu các file trong folder không nằm chung với nhau là phân mảnh folder). Do đó không có gì ngạc nhiên khi chống phân mảnh xong, nhìn vào sơ đồ dữ liệu ổ đĩa bạn vẫn thấy những vùng có dữ liệu chen vào các vùng trống. Do đó nếu ổ đĩa bạn lớn, dữ liệu chiếm ít thì không cần thiết chạy chống phân mảnh (thường xuyên).

Mỗi chương trình có cách sắp xếp riêng do đó có khi bạn vừa chạy chống phân mảnh của windows xong, chạy chương trình khác nó vẫn sắp xếp lại. Chính vì vậy chúng ta nên dùng chỉ một chương trình để chạy chống phân mảnh.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top