Download Đề tài Du lịch Việt Nam: Thực trạng và thách thức

Download Đề tài Du lịch Việt Nam: Thực trạng và thách thức miễn phí





MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
1.Nguồn lực phát triển du lịch Việt Nam 4
1.1 Tài nguyên du lịch 4
1.2 Các chính sách hỗ trợ của nhà nước. 6
2. Các loại hình du lịch ở Việt Nam 8
2.1 Du lịch homestay 8
2.2 Du lịch tàu biển 11
2.3 Du lịch MICE 14
2.4 Du lịch sinh thái 17
3.Các vùng du lịch 19
3.1 Vùng du lịch Bắc Bộ 19
3.2 Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 20
3.3 Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ 21
4.Thành tựu và thách thức của du lịch Việt Nam 23
4.1 Thành tựu 23
4.2 Thách thức 25
PHẦN KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ại hình du lịch ở Việt Nam
2.1 Du lịch homestay
Homestay là loại hình du lịch mà du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà với người dân bản xứ như thành viên trong gia đình, để khám phá phong cách sống của người dân, trải nghiệm cuộc sống thường ngày của họ để biết được văn hóa của người dân nơi đó.
Homestay ở Việt Nam không phải xuất phát từ ý tưởng của các công ty lữ hành, mà từ nhu cầu của các vị khách nước ngoài, để thâm nhập, tìm hiểu đời sống người dân Việt.
Việt Nam có nền văn hóa đa dạng, có phong cảnh đẹp và nhiều giá trị lịch sử nên hoàn toàn có thể phát triển loại hình du lịch homestay.
Những năm gần đây, dịch vụ du lịch homestay đã phát triển nhanh ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang, TP Cần Thơ... Dịch vụ du lịch này đã và đang thu hút khá mạnh du khách nước ngoài. Đây là loại hình du lịch dành cho những người thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán, nền văn hóa... của người bản địa. Thường một tour homestay kéo dài một ngày một đêm, giá khoảng 10 USD/ khách, với nhiều chương trình đặc sắc. Du khách được ở nhà của người dân, ăn một bữa ăn sáng và một bữa chiều với những món ăn thuần túy của người Việt Nam, kết hợp với một chương trình tham quan. Tùy từng thời điểm, có những chương trình tham quan như: đi xe đạp trong vòng bán kính 5-10 km xung quanh khu vực homestay, tham quan chợ nổi, giao lưu, sinh hoạt với người bản địa, làm những công việc của người nông dân như: trồng rau màu, chăm sóc vườn cây, chèo xuồng giăng lưới, tát ao bắt cá...
Đối với du khách, tham gia những công việc hằng ngày rất đỗi bình thường của người dân địa phương là một điều rất thú vị. Vợ chồng Maika và Gian – du khách người Thụy Sĩ - đang nghỉ ở một điểm homestay thuộc phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, cho biết: “Chúng tui đã có thời gian thoải mái ở đây. Bữa ăn tối rất ngon, được đi du thuyền tham quan chợ nổi ngắm cảnh rất đẹp! Còn đi xe đạp ở vùng quê thì thật tuyệt vời!... Chủ homestay đã tạo điều kiện cho chúng tui có cảm giác như đang ở quê nhà”. Ông Jean Cabane, du khách người Pháp, lần thứ 2 đưa gia đình trở lại điểm homestay ở phường An Bình, cho biết: “Gia đình tui lại về đây, như người thân trở lại mái nhà xưa. Xin Thank tình thân ấp áp của chủ gia đình homestay đã dành cho chúng tôi! Mong rằng nơi này cũng là mái ấm cho lữ khách”. “Homestay là cách tốt nhất để tui có những hiểu biết sâu về đất nước các bạn. Nếu ở khách sạn tui sẽ không thể hiểu rõ về cuộc sống của người dân Việt Nam... Khi tui ở Bản Lác, Mai Châu (Hoà Bình), tui đã được sinh hoạt cùng người dân địa phương, xem họ dệt vải chứng kiến cách họ sinh hoạt, đối xử với nhau. Qua quan sát, nói chuyện tui cũng hiểu được nhiều điều về bản sắc của người dân tộc Thái...”. Nhiều vị khách nước ngoài cũng cho rằng nếu Việt Nam tổ chức tốt loại hình homestay thì vào những dịp đặc biệt, cảnh “sốt” phòng khách sạn, nhà nghỉ sẽ được giải quyết đáng kể...
Không chỉ người nước ngoài đến Việt Nam homestay mà cũng đã có những du khách trong nước tích cực tham gia loại hình này. Qua hai lần diễn ra Festival Huế thì cả hai lần đều có hình thức homestay. Chỉ những gia đình giữ được nếp sống mang bản sắc Huế, nhà cửa tương đối cổ kính, có vườn rộng rãi mới được chọn làm điểm tiếp nhận khách. Cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt tại những gia đình Huế như thế là cách hiệu quả nhất để du khách tiếp nhận chiều sâu tinh thần, văn hoá Huế.
Đến nay một số công ty lữ hành đã bắt tay kinh doanh loại hình du lịch homestay. Công ty Handspan Adventure Travel ở số 36 Lê Văn Hưu, Hà Nội chuyên tổ chức cho khách nước ngoài đi du lịch kết hợp hình thức ở cùng tại những địa điểm như Mai Châu (Hoà Bình), vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Cạn)... Công ty Thương mại và du lịch quốc tế Việt Nam (Study tours) tại Hà Nội đã tổ chức cho khách hàng học sinh, sinh viên những chuyến homestay ở nước ngoài để vừa du lịch vừa học ngoại ngữ. Trong dịp hè này, Study tours bắt đầu tiến hành chương trình homestay xuyên Việt cho các em tiếp cận, khám phá các địa điểm du lịch như Thác Đa, Quan Lạn - Vân Đồn, hồ Núi Cốc, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang. Tết Quý Mùi vừa qua, Saigon Tourist đã tổ chức cho khách nước ngoài đến ăn tết tại một số nhà dân; dù chưa nhiều nhưng được đánh giá khá thành công.
Dù là điểm đến của nhiều du khách quốc tế, nhưng các điểm homestay ở Việt Nam đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế. Đa số các điểm homestay đều phát triển một cách tự phát, nằm rải rác ở các quận, huyện, thiếu thông tin hướng dẫn, năng lực phục vụ kém, chưa khai thác được những thế mạnh của địa phương trong việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ du lịch... Mặt khác, các điểm homestay ở khá xa nhau, nên khó chia sẻ, liên kết với nhau trong việc tiếp nhận du khách, dẫn đến nhiều điểm hoạt động chưa hiệu quả.
2.2 Du lịch tàu biển
Du lịch biển đang trở thành một chiến lược phát triển của ngành du lịch nhằm tận dụng các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân cũng như tăng nguồn ngân sách Trung ương và địa phương.
Trong cuộc hội thảo mới đây về quản lý và phát triển du lịch biển, đảo Việt Nam, các chuyên gia du lịch khẳng định du lịch biển và kinh tế đảo là một trong năm đột phá về kinh tế biển, ven biển.
Với bờ biển dài trên 3.000 km, hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng loạt những bãi tắm cát trắng, nước trong xanh trải dài ven biển là những điều kiện thuận lợi cho du lịch biển Việt Nam phát triển. Những bãi biển, vịnh biển của Việt Nam được du khách cả thế giới biết đến như vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang hay bãi biển Đà Nẵng được Tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh… đều nói lên sức hút của biển Việt Nam đối với du khách trong và ngoài nước.
Dọc bờ biển Việt Nam đã có khoảng 125 bãi biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trên 30 bãi biển đã được đầu tư và khai thác. Trong đó, các khu vực biển có tiềm năng lớn đã đầu tư phát triển là vịnh Hạ Long - Hải Phòng - Cát Bà; Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; Vân Phong - Đại Lãnh - Nha Trang; Vũng Tàu - Long Hải - Côn Đảo; Hà Tiên - Phú Quốc; Phan Thiết - Mũi Né.
Hệ thống cơ sở lưu trú vùng ven biển không ngừng tăng lên, đặc biệt số lượng những cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên phần lớn tập trung ở các địa phương ven biển. Theo thống kê, vùng ven biển có gần 1.400 cơ sở lưu trú với trên 45.000 buồng. Đội ngũ lao động du lịch vùng ven biển hiện chiếm khoảng 65% tổng số lao động trực tiếp của cả nước.
Du lịch biển Việt Nam vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch. Năm 2006, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển chiếm khoảng trên 6% trong tổng lượt khách quốc tế. Thời gian neo đậu của tàu du lịch ở các cảng chỉ từ 8 đến 24 giờ, do đó, khách không có nhiều cơ hội tham quan, giải trí mua sắm.
Nguyên nhân được các chuyên gia đưa ra là hiện nay ở Việt Nam hầu hết các cảng biển là cảng hàng hóa,...
 

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ tba150990:
cho mình cái link với. thanks bạn


Bạn download tại link sau
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top