cobetocdai775

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU 5
NỘI DUNG 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG 7
1.1. Du lịch sinh thái 7
1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái 7
1.1.2. Các đặc trưng của du lịch sinh thái 7
1.1.3. Các yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 8
1.2. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác 12
1.2.1. Du lịch dựa vào thiên nhiên 12
1.2.2. Du lịch dựa vào văn hóa 12
1.2.3. Du lịch công vụ 13
1.2.4. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch bền vững . 13
1.3. Các điều kiện để phát triển du lịch sinh thái 14
1.3.1. Tài nguyên tự nhiên, văn hoá bản địa phong phú còn tương đối nguyên sơ có tính đặc thù cao của hệ sinh thái. 14
1.3.2. Sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương trong việc phát triển du lịch bền vững 15
1.3.3. Sự cam kết lâu dài và thiết lập hệ thống các nguyên tắc, giá trị đạo đức trong kinh doanh của các chủ thể quản lý Nhà nước và quản trị kinh doanh. 15
1.3.4. Có sự cố vấn giám sát từ các tổ chức môi trường phi chính phủ 16
1.3.5. Nguồn khách du lịch sinh thái có đặc điểm tiêu dùng tương thích với sản phẩm du lịch sinh thái 16
1.4. Phát triển du lịch bền vững 17
1.4.1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững 17
1.4.2. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 17
1.4.3. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững . 20
Chương 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁT BÀ 21
2.1. Khái quát về Cát Bà 21
2.2. Các điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà 22
2.2.1. VỊ trí, địa lý 22
2.2.2. Lịch sử 22
2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái 22
2.2.4. Tài nguyên nhân văn 24
2.2.5. Khu dự trữ sinh quyển 26
2.2.6. Điều kiện kinh tế-xã hội 26
2.2.7. Cơ sở vật chất kỹ thuật 27
2.3. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái theo quan điểm phát triển du lịch bền vững tại Cát Bà 28
2.3.1. Đóng góp của du lịch vào sự phát triển kinh tế - xã hội 28
2.3.2. Các chủ thể tham gia tạo sản phẩm du lịch sinh thái 29
2.3.3. Thực trạng về các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch sinh thái 30
2.3.4.Thị trường khách du lịch 35
2.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của du lịch sinh thái Cát Bà 36
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI CÁT BÀ 39
3.1. Định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Cát Bà 39
3.2. Các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững tại Cát Bà . 40
3.2.1. Công tác quy hoạch tổng thể 40
3.2.2. Công tác giáo dục và tuyên truyền về du lịch sinh thái 41
3.2.3. Bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái. 43
3.2.4. Phát triển cơ sở hạ tầng 49
3.2.5. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng cáo du lịch. 50
3.2.6. Huy động vốn đầu tư và chính sách đầu tư 51
3.3. Các kiến nghị 51
3.3.1. Kiến nghị với Tổng cục Du lịch 51
3.3.2. Kiến nghị với bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 52
3.3.3. Uỷ ban nhân dân Huyện Cát Bà 52
3.3.4. Với các nhà đầu tư 52
3.3.5. Với cư dân địa phương 53
KẾT LUẬN .54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 56
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 57

Cát Bà ngày nay còn lại dấu tích nơi đền thờ các bà trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm phương Bắc. Hòn cẩm thạch của làng Gia Luận đã từng là nơi tập kết dấu cọc gỗ lấy từ Vân đồn để góp phần làm lên chiến thắng quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng Giang của Ngô quyền năm 938. Ngôi miếu cổ Văn Chấn - xã Văn Phong có kiến trúc tinh xảo vào Hậu Lê (Thế kỷ XV) "Tân tạo thạch bia" chùa Gia Lộc với khối đá bốn mặt trạm khắc hoa văn sinh động hiếm thấy được tạo dựng từ thời "Cảnh Thịnh tứ niên" năm 1797. Đình Đôn Lương nghệ thuật kiến trúc điêu khắc tuyệt diệu thể hiện tài nghệ một thời. Tại xã Xuân Đám còn lại một phần kiến trúc bức tượng thành xếp đá được xây dựng từ thời nhà Mạc thế kỷ XVI. Chùa Hoà Hy (Hoà Quang) còn tương đối nguyên vẹn, có nhiều pho tượng độc đáo, những nét hoa văn trạm trên bia đá hiếm thấy trên các bia chùa của miền Bắc. Văn bia đình làng Hoàng Châu còn lưu danh các sinh đồ Quốc Tử Giám: Nguyễn khắc Minh, Bùi Quang Trịnh, Vũ Tiến Tước là người làng Hoàng Châu đã học hành đỗ đạt tại cơ quan học viện cao nhất nước ta thời kỳ tiền Lê Hoàng Triều. Người dân trên đảo có quyền tự hoà về con đường học hành, đỗ đạt của cha ông một thời.Có thể nói văn hoá của huyện đảo Cát Hải phong phú đa dạng bởi lẽ người dân định cư trên đảo có nguồn gốc từ nhiều nơi họp thành là cộng đồng những người sống bằng nghề biển vùng Duyên Hải.
Đến với Cát Bà, chúng ta còn được hòa mình vào lễ hội làng cá được tổ chức vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm để ghi nhớ ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà.
Khu dự trữ sinh quyển
Quần đảo Cát Bà có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rặng san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng, là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm các yêu cầu của khu dự trữ sinh quyển thế giới theo quy định của UNESCO.
Cát Bà đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 02 tháng 12 năm 2004. Ngày 1 tháng 4 năm 2005 tại đây đã diễn ra lễ đón nhận bằng quyết định của UNESCO và kỷ niệm sự kiện này. Việt Nam hiện có 06 khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận là: Cần Giờ, Cát Tiên, châu thổ sông Hồng, miền Tây Nghệ An, Kiên Giang và quần đảo Cát Bà.Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển Cát Bà rộng hơn 26.000 ha, với 2 vùng lõi (bảo tồn nghiêm ngặt và không có tác động của con người), 2 vùng đệm (cho phép phát triển kinh tế hạn chế song kết hợp với bảo tồn) và 2 vùng chuyển tiếp (phát triển kinh tế). Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động.
Điều kiện kinh tế-xã hội
Với lợi thế gần biển đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cát Bà phát triển kinh tế. thành phố Hải Phòng và Bộ Thuỷ Sản đã coi Cát Bà là trung tâm của dịch vụ thuỷ sản. Chính phủ và Tổng cục du lịch đã quyết định phát triển Cát Bà thành trung tâm quốc gia về du lịch sinh thái. Tất cả điều này cho thấy tiềm năng thuỷ sản, du lịch và dịch vụ của huyện Cát Hải. Ngành kinh tế đánh bắt cá truyền thống đã tăng trưởng nhanh trong vài năm qua. Với những định hướng phát triển phong phú, ngành thuỷ sản Hải Phòng đã vượt qua nhiều khó khăn và từng bước phát triển. Khai thác thuỷ sản đã đạt được 5.730 tấn năm 2000 và tăng lên 8.091 tấn năm 2002. Nuôi trồng thuỷ sản từ 608 tấn tăng gấp đôi lên 1.148 tấn năm 2002. Đến năm 2009 ngành thuỷ sản tăng 9,5%, đạt 7.050 tấn, trong đó khai thác là 3.050 tấn, nuôi trồng là 4.000 tấn. Đó là kết quả của việc chuyển đổi cơ cấu mạnh mẽ, đặc biệt là việc áp dụng đổi mới những phương pháp và áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến trong sản xuất. Một trong những nết phát triển của ngành thuỷ sản là nhiều hộ gia đình đã đầu tư vào các lồng nuôi thuỷ sản trên biển. Đây là cách hiệu quả để sử dụng các điều kiện môi trường tự nhiên và đánh thức những tiềm năng chưa được khai thác của biển Cát Bà. Cùng với sự phát triển của thuỷ sản, sản xuất cũng được cải thiện. Trên khu vực rộng 143,7ha năm 2002 sản lượng đạt 12.187 tấn, tăng 27,6% so với năm 2001. Những năm qua, Cát Hải đã trở thành điểm hấp dẫn đối với khách du lịch Việt Nam cũng như du khách quốc tế.
Cùng với xây dựng cơ sở hạ tầng, ngành giáo dục và đào tạo cũng đạt các mục tiêu vượt mức kế hoạch đề ra cả về chất lượng và số lượng. Ngành thể thao, văn hoá, thông tin đa hợp tác chặt chẽ với các ngành khác trong việc triể khai thành công các chương trình tuyên truyền. Tuyên truyền tập trung vào việc hoàn thành các mục tiêu phát triển chính trị, kinh tế, bảo vệ môi trường và kiểm soat những vấn đề xã hội. Ngày càng có nhiều hoạt động biểu diễn văn hoá nghệ thuật. Nhà văn hoá huyện tổ chức rất nhiều buổi biểu diễn văn hoá, văn nghệ, khuyến khích mở rộng các phong trào văn hoá văn nghệ địa phương.
Cát Hải tập trung vào phát triển kinh tế xã hội, sử dụng tài nguyên rừng, biển sinh thái để phát triển kinh tế đa ngành. Xây dựng Cát Hải thành một trung tâm du lịch sinh thái quấc gia đạt chuẩn quốc tế và trung tâm kinh tế biển của Bắc Bộ Việt Nam, đăc biệt khu kinh tế mở và một khu vực đô thị của thành phố Hải Phòng. Cát Hải hiện nay làmột trung tâm hội tụ đầu tư với dự án quy hoạch du lịch sinh thái và khu vực cảng biển Cát Don, Xuân Đàm và Cát Bà với tổng đầu tư trên 500 tỷ trên diện tích 104ha và một số dự án khác.
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trong chiến lược phát triển Uỷ ban nhân dân và Huyện uỷ đã xác định “xây dựng hạ tầng cần được ưu tiên tạo động lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn”. Theo định hướng này, mấy năm qua huyện đã triển khai tích cực việc xây dựng hạ tầng với hiệu quả cao. Theo đó, huyện đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng nhằm khuyến khích đầu tư vào các trung tâm dịch vụ hỗ trợ thuỷ sản và du lịch tại đảo Cát Bà. Hoàn thành kế hoạch xây dựng huyện Cát Hải và kế hoạch chi tiết thị trấn Cát Bà để trình uỷ ban nhân dân Hải Phòng phê duyệt theo đó, huyện Cát Hải sẽ mở rộng theo hướng tây về xã Phu Long. Ngoài ra huyện sẽ tích cực triển khai con đường liên đảo thứ 2 xuyên qua Cát Bà, Gia Luận và Tuần Châu, tiếp tục đầu tư cho các công trình xây dựng, xây dựng các trường học nhiều tầng, nâng cấp bệnh viện và các trung tâm y tế. Cho tới nay, hầu hết các con đường nội hạt đã được bê tông và nhựa hoá. Các tuyến nội đảo qua Đình Vũ, Cát Hải và Cát Bà đã khuyến khích tăng mạnh lưu lượng xe cộ và hành khách đi lại. Tuyến giao thông khác là sử dụng tầu cao tốc để chuyên chở, phục vụ du lịch và phát triển phúc lợi xã hội. Tuy nhiên với vị trí xa xôi, là một huyện đảo cách trung tâm Hải Phòng 60Km, Cát Bà vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, một trong những cản trở lớn nhất

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

aladinvt

New Member
Re: [Free] Phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà theo hướng phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà theo hướng phát triển du lịch bền vững
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top