dola_dom

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.
Thị trường chứng khoán Việt Nam sau hơn 5 năm triển khai và đi vào hoạt động, những kết quả đạt được bước đầu là không thể phủ nhận, tuy nhiên hoạt động của thị trường cũng còn nhiều tồn tại và bất cập. Thực tế hiện nay, TTGDCK Tp.Hồ Chí Minh đã bước đầu ổn định, mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, thị trường này mới chỉ đáp ứng cho các doanh nghiệp có vốn lớn trên 10 tỷ đồng, và có khả năng đáp ứng những yêu cầu khắt khe để được niêm yết trên Trung tâm, như vậy quy mô của thị trường còn rất nhỏ bé. Trong khi hiện nay các DNV&N ở nước ta chiếm tỷ trọng tương đối lớn, khoảng 88% tổng số doanh nghiệp hiện có, đóng góp khoảng 45% GDP cho nền kinh tế. Nhưng thực tế các doanh nghiệp này đang gặp khó khăn rất lớn về vốn để đầu tư mở rộng và tiếp tục sản xuất.
TTGDCK Hà Nội cũng đã chính thức đi vào hoạt động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp DNV&N được tham gia vào thị trường chứng khoán để có thể tiếp cận được nguồn vốn trung và dài hạn. Song quy mô thị trường còn rất nhỏ, hàng hoá ít, chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNV&N tham gia thị trường mặc dù các quy định niêm yết đã được nới lỏng hơn rất nhiều so với trên TTGDCK Tp.HCM. Trong khi đó, thị trường tự do lại hoạt động khá sôi động, có quy mô khá lớn song lại tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và về lâu dài khó đảm bảo được tính bền vững. Việc tổ chức và phát triển thị trường chứng khoán cho DNV&N là đòi hỏi bức xúc cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, em đã chọn “Phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.


2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về việc phát triển TTCK của các DNV&N.
- Đánh giá thực trạng của TTCK của các DNV&N ở Việt Nam.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển TTCK của các DNV&N.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thị trường cổ phiếu của các DNV&N ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển thị trường cổ phiếu của các DNV&N trên TTGDCK Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm căn bản. Đồng thời kết hợp với các phương pháp cụ thể như phân tích, đánh giá…
5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về TTCK của các DNV&N.
Chương 2: Thực trạng TTCK của các DNV&N ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Giải pháp phát triển TTCK của các DNV&N ở Việt Nam.






CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1. Tổng quan về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
1.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
TTCK được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại. Với tư cách là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, TTCK được hiểu một cách chung nhất là nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán-các hàng hoá và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia, theo những quy tắc ấn định trước.
TTCK ra đời xuất phát từ nhu cầu phát triển tất yếu của nền kinh tế. Một nền kinh tế muốn phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững trước hết phải đáp ứng đủ nhu cầu về vốn đầu tư. Tới một lúc nào đó, nhu cầu vốn này vượt quá khả năng đáp ứng của các kênh huy động truyền thống. Mà trên thực tế, đang tồn tại một lượng vốn rất lớn trong cộng đồng dân cư chưa tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, gây mất cân đối trong nền kinh tế, đó là những người có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn, trái lại những người có vốn nhàn rỗi thì lại không có cơ hội đầu tư, dẫn đến vốn bị ứ đọng, gây lãng phí. Xuất phát từ nghịch lý này, TTCK đã ra đời đóng vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng, góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung, phân phối vốn một cách hiệu quả trong nền kinh tế.
Hình thức sơ khai của TTCK đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm vào khoảng thế kỷ 15, ở các thành phố trung tâm thương mại của các nước phương Tây. Cho đến nay, quá trình phát triển của nó đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Lịch sử đã đánh dấu hai đợt khủng hoảng lớn, đó là khi các TTCK lớn ở Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản bị sụp đổ chỉ trong vài giờ vào “ ngày thứ 5 đen tối”, 29/10/1929 và “ngày thứ 2 đen tối”, 19/10/1987. Song, cùng với yêu cầu phát triển của nền kinh tế, thị trường đã được phục hồi, tiếp tục phát triển và trở thành một thể chế tài chính không thể thiếu của kinh tế thị trường.
1.1.2. Khái niệm và vai trò của thị trường chứng khoán.
1.1.2.1. Khái niệm thị trường chứng khoán.
TTCK được hiểu một cách chung nhất là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán. Nghĩa là ở đâu có giao dịch mua bán chứng khoán thì đó là hoạt động của TTCK.
Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư, cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. Có nhiều cách để phân loại chứng khoán dựa theo các tiêu thức khác nhau. Nếu dựa theo tính chất của chứng khoán thì hàng hoá trên thị trường bao gồm hai loại chủ yếu là chứng khoán vốn và chứng khoán nợ.
Với chứng khoán vốn, mà thay mặt là cổ phiếu, nó xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu phần vốn góp đó của cổ đông đối với tài sản của công ty cổ phần. Cổ đông có thể tiến hành mua bán, chuyển nhượng các cổ phiếu trên thị trường thứ cấp theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, cổ đông còn có quyền tham gia quản lý công ty thông qua quyền tham gia và bỏ phiếu tại Đại hội cổ đông, quyền mua trước đối với cổ phiếu phát hành mới.
Với chứng khoán nợ, điển hình là trái phiếu, là loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của tổ chức phát hành phải trả cho chủ sở hữu chứng khoán toàn bộ giá trị cam kết bao gồm cả gốc và lãi sau một thời hạn nhất định.
Với các đặc tính trên, chứng khoán được xem là các tài sản tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị kinh tế cơ bản của các quyền của chủ sở hữu đối với tổ chức phát hành.

Bước 6. Thông báo kết quả đấu giá

- Ban đấu giá gửi kết quả đấu giá cho cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp, Bộ Tài chính, Ban chỉ đạo cổ phần hoá, doanh nghiệp, đại lý (theo mẫu 03/ĐGCP), nhà đầu tư và lưu tại TTGDCK.

- Kết quả đấu giá chung được công bố công khai trên phương tiện thông tin của TTGDCK, website của UBCKNN.

Bước 7. Thanh toán tiền và phân phối cổ phần

- Thanh toán tiền

+ Chậm nhất 15 ngày sau ngày công bố kết quả đấu giá, nhà đầu tư thanh toán mua cổ phần bằng tiền mặt hay chuyển khoản cho TTGDCK hay đại lý nơi nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá;
+ TTGDCK thông báo cho doanh nghiệp cổ phần hoá về kết quả thu tiền bán cổ phần, danh sách người sở hữu cổ phần và số lượng cổ phần dưới dạng chứng chỉ hay ghi sổ mà doanh nghiệp phải cung cấp.
+ TTGDCK chuyển toàn bộ số tiền mua cổ phần vào tài khoản của doanh nghiệp cổ phần hoá chậm nhất 16 ngày làm việc sau ngày công bố kết quả đấu giá.
+ Doanh nghiệp cổ phần hoá thực hiện trả phí đấu giá cổ phần cho TTGDCK trong vòng 1 ngày làm việc sau khi nhận được thông báo kết quả đấu giá.

- Chuyển giao chứng chỉ/chứng nhận sở hữu cổ phần
+ Chậm nhất 2 ngày làm việc sau khi nhận được danh sách người sở hữu cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hoá xác nhận với TTGDCK tổng số cổ phần phát hành dưới dạng chứng chỉ hay ghi sổ theo danh sách người sở hữu cổ phần, và chuẩn bị chứng chỉ/chứng nhận ghi sổ cổ phần giao cho TTGDCK để chuyển cho nhà đầu tư.
+ Doanh nghiệp cổ phần hoá công bố danh sách người sở hữu cổ phần.

Bước 8. Xử lý một số trường hợp đặc biệt (theo Điểm 6 và 7, Mục V Thông
tư số 126/2004/TT-BTC)

- Trường hợp cuộc đấu giá không thành: TTGDCK sẽ thông báo cho doanh nghiệp cổ phần hoá để thực hiện theo quy định.

- Trường hợp nhà đầu tư không mua hết số cổ phần được mua: TTGDCK sẽ báo lại cho doanh nghiệp cổ phần hoá để xử lý theo quy định.
- Xử lý tiền đặt cọc đối với trường hợp không mua cổ phần: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá, TTGDCK phải hoàn tất các công việc sau:
+ Trả lại tiền đặt cọc cho các tổ chức và cá nhân đã đăng ký đấu giá và gửi phiếu đấu giá hợp lệ nhưng không mua được cổ phần.
+ Chuyển số tiền đặt cọc của các tổ chức, cá nhân đã đăng ký nhưng từ bỏ quyền mua (một phần hay toàn bộ) vào tài khoản của doanh nghiệp cổ phần hoá.

Ghi chú: Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá đã ký hợp đồng với tổ chức tài chính trung gian để được tổ chức đấu giá tại TTGDCK, tổ chức tài chính trung gian được thoả thuận với TTGDCK để thực hiện một số nội dung công việc mà trong Quy trình nêu trên quy định cho TTGDCK thực hiện.




DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Các số tạp chí:
 Báo đầu tư chứng khoán, Bộ Kế hoạch và đầu tư.
 Tạp chí chứng khoán, Uỷ Ban chứng khoán nhà nước.
 Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
 Thời báo Ngân hàng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
2. Frederic S. Mishkin, (1992), “Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính”, Nguyễn Quang Cư & Nguyễn Đức Dỵ dịch, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1994.
3. Luật các tổ chức tín dụng
4. Luật doanh nghiệp Việt Nam
5. Lê Trung Thành- Xây dựng mô hình và các bước xúc tiến thành lập thị trường OTC - Giải pháp chiến lược nhằm phát triển TTCK Việt Nam - Tạp chí kinh tế và phát triển (tháng 02/2003)
6. Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và TTCK; Các văn bản hướng dẫn thực hiện nghị định.
7. PGS.TS Nguyễn Văn Nam, PGS.TS Vương Trọng Nghĩa, giáo trình thị trường chứng khoán, nhà xuất bản tài chính, 2002.
8. PGS.TS Lê Văn Tề, TS Trần Đắc Sinh, TS Nguyễn Văn Hà, thị trường chứng khoán tại Việt Nam, NXB Thống kê, 2005.
9. TS Lưu Thị Hương, giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB giáo dục, 1998.
10. Trần Cao Nguyên (2000), “Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Vụ phát triển thị trường, UBCKNN.
11. UBCKNN, giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và TTCK.
12. Các trang Web:
http://
http://
http://
http://
http://

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 4
1.1. Tổng quan về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 4
1.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán 4
1.1.2. Khái niệm và vai trò của thị trường chứng khoán. 5
1.1.2.1. Khái niệm thị trường chứng khoán. 5
1.1.2.2. Vai trò của TTCK 7
1.1.3. Các chủ thể tham gia TTCK 9
1.1.3.1. Chủ thể quản lý 9
1.1.3.2. Chủ thể kinh doanh ( Trung gian tài chính ) 10
1.1.3.3. Các nhà đầu tư 10
1.1.3.4. Tổ chức phát hành chứng khoán. 11
1.1.3.5. Các tổ chức phụ trợ 11
1.1.4. Phân loại TTCK. 12
1.2. Một số vấn đề về doanh nghiệp vừa và nhỏ. 14
1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ. 14
1.2.2. Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ 16
1.2.4.1. Tình hình các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay. 21
1.2.4.2. Nhu cầu về vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện
nay. 24
1.2.4.3. Khả năng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ và
những khó khăn gặp phải. 25
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 27
1.3.1. Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế. 27
1.3.2. Khung pháp lý 28
1.3.3.Năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước. 28
1.3.4.Công chúng đầu tư. 29
1.3.5.Sự tích cực tham gia của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 29
1.3.6. Chính sách hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước. 30
1.3.7. Hệ thống các trung gian tài chính. 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 32
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. 32
2.2. Đánh giá khả năng tham gia thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay 37
2.3. Thực trạng thị trường cổ phiếu của doanh nghiệp vừa và nhở ở Việt Nam hiện nay. 42
2.3.1. Thực trạng thị trường tự do. 42
2.3.2. Thực trạng đấu giá và giao dịch cổ phiếu của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên Trung tân giao dịch chứng khoán Hà Nội 45
2.3.2.1 Hoạt động đấu giá cổ phần doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá: 46
2.3.2.2. Hoạt động giao dịch thứ cấp: 47
2.4. Đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay. 58
2.4.1. Kết quả: 58
2.4.2. Hạn chế. 60
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM 67
3.1. Căn cứ để phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiêp vừa và nhỏ ở Việt Nam. 67
3.1.1. Định hướng chung để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010. 67
3.1.2. Quan điểm phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghi ở Việt Nam. 71
3.2. Một số giải pháp phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 73
3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý. 73
3.2.2. Thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký giao dịch trên TTGDCK Hà nội. 75
3.2.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác CPH DNNN, thực hiện gắn CPH với việc đấu giá và đăng ký giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội. 75
3.2.2.2. Tăng cường các khuyến khích cho các công ty niêm yết. 77
3.2.3. Khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài. 79
3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo chứng khoán cho doanh nghiệp và công chúng. 80
3.2.5. Nâng cao vị thế, quyền hạn, năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước
về thị trường chứng khoán................................................................................81
3.2.6. Tăng cường vai trò của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán. 82
3.2.7. Hình thành và phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm. 83
3.2.8. Năng cao năng lực hoạt động của các trung gian tài chính 84
3.2.9. Về công nghệ 86
3.2.10. Hoàn thiện chính sách kế toán, kiểm toán. 86
3.3. Kiến nghị. 87
3.3.1. Đối với Chính phủ 87
3.3.2. Đối với các Bộ, ngành thuộc Chính phủ. 87
3.3.2.1. Đối với Bộ Tài chính. 87
3.3.2.2. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 88
3.3.2.3. Đối với Ban đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. 88
3.3.2.4. Đối với Bộ Thương mại 88
KẾT LUẬN 89
PHỤ LỤC 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................101

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

vanh06.01.01

New Member
Download Chuyên đề Phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Download Chuyên đề Phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 4
1.1. Tổng quan về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 4
1.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán 4
1.1.2. Khái niệm và vai trò của thị trường chứng khoán. 5
1.1.2.1. Khái niệm thị trường chứng khoán. 5
1.1.2.2. Vai trò của TTCK 7
1.1.3. Các chủ thể tham gia TTCK 9
1.1.3.1. Chủ thể quản lý 9
1.1.3.2. Chủ thể kinh doanh ( Trung gian tài chính ) 10
1.1.3.3. Các nhà đầu tư 10
1.1.3.4. Tổ chức phát hành chứng khoán. 11
1.1.3.5. Các tổ chức phụ trợ 11
1.1.4. Phân loại TTCK. 12
1.2. Một số vấn đề về doanh nghiệp vừa và nhỏ. 14
1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ. 14
1.2.2. Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ 16
1.2.4.1. Tình hình các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay. 21
1.2.4.2. Nhu cầu về vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện
nay. 24
1.2.4.3. Khả năng huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ và
những khó khăn gặp phải. 25
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 27
1.3.1. Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế. 27
1.3.2. Khung pháp lý 28
1.3.3.Năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước. 28
1.3.4.Công chúng đầu tư. 29
1.3.5.Sự tích cực tham gia của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 29
1.3.6. Chính sách hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước. 30
1.3.7. Hệ thống các trung gian tài chính. 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 32
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. 32
2.2. Đánh giá khả năng tham gia thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay 37
2.3. Thực trạng thị trường cổ phiếu của doanh nghiệp vừa và nhở ở Việt Nam hiện nay. 42
2.3.1. Thực trạng thị trường tự do. 42
2.3.2. Thực trạng đấu giá và giao dịch cổ phiếu của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên Trung tân giao dịch chứng khoán Hà Nội 45
2.3.2.1 Hoạt động đấu giá cổ phần doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá: 46
2.3.2.2. Hoạt động giao dịch thứ cấp: 47
2.4. Đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay. 58
2.4.1. Kết quả: 58
2.4.2. Hạn chế. 60
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM 67
3.1. Căn cứ để phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiêp vừa và nhỏ ở Việt Nam. 67
3.1.1. Định hướng chung để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010. 67
3.1.2. Quan điểm phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghi ở Việt Nam. 71
3.2. Một số giải pháp phát triển thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 73
3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý. 73
3.2.2. Thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký giao dịch trên TTGDCK Hà nội. 75
3.2.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác CPH DNNN, thực hiện gắn CPH với việc đấu giá và đăng ký giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội. 75
3.2.2.2. Tăng cường các khuyến khích cho các công ty niêm yết. 77
3.2.3. Khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài. 79
3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo chứng khoán cho doanh nghiệp và công chúng. 80
3.2.5. Nâng cao vị thế, quyền hạn, năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước
về thị trường chứng khoán.81
3.2.6. Tăng cường vai trò của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán. 82
3.2.7. Hình thành và phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm. 83
3.2.8. Năng cao năng lực hoạt động của các trung gian tài chính 84
3.2.9. Về công nghệ 86
3.2.10. Hoàn thiện chính sách kế toán, kiểm toán. 86
3.3. Kiến nghị. 87
3.3.1. Đối với Chính phủ 87
3.3.2. Đối với các Bộ, ngành thuộc Chính phủ. 87
3.3.2.1. Đối với Bộ Tài chính. 87
3.3.2.2. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 88
3.3.2.3. Đối với Ban đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. 88
3.3.2.4. Đối với Bộ Thương mại 88
KẾT LUẬN 89
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

án huy động vốn và đăng ký giao dịch trên TTGDCK. Số doanh nghiệp không cần sự hỗ trợ chiếm tỷ lệ rất thấp.
Như vậy, có thể thấy khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp dự kiến tham gia đăng ký giao dịch là chưa được qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ TTCK, cũng như thiếu các dịch vụ về tư vấn pháp lý liên quan đến việc tham gia TTCK. Trong vấn đề này, một lần nữa cho thấy vai trò quan trọng của công tác thông tin tuyên truyền và phổ cập kiến thức về chứng khoán và TTCK đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như đối với cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp nói riêng.
Như vậy với 477 doanh nghiệp được điều tra trên có thể chưa thay mặt chính xác được cho tổng số các doanh nghiệp CPH và các CtyCP trên cả nước. Tuy nhiên phần nào đã phản ánh được tình hình hoạt động của các DNNN CPH, đang CPH và các CtyCP. Đồng thời có thể đánh giá được về cơ bản sự hiểu biết và khả năng, nhu cầu tham gia đăng ký giao dịch của các doanh nghiệp này. Nhu cầu tham gia của các DNV&N trên TTGDCK Hà Nội có thể nói là khá lớn, tuy nhiên thực tế hiện nay có diễn ra theo đúng nhu cầu đó hay không? phần tiếp theo sẽ cho ra một bức tranh về thực trạng TTCK của các DNV&N ở Việt Nam.
2.3. Thực trạng thị trường cổ phiếu của doanh nghiệp vừa và nhở ở Việt Nam hiện nay.
2.3.1. Thực trạng thị trường tự do.
TTCK tập trung của Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động từ 20/7/2000. Song, các chứng khoán đã xuất hiện từ cuối những năm thập kỷ 90 trên cơ sở các văn bản pháp luật về phát hành trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu Kho bạc và CPH DNNN. Sự ra đời của Luật công ty (sau đó được thay thế bởi Luật doanh nghiệp) và Luật các tổ chức tín dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của hàng loạt các công ty cổ phần. Ngoài những cổ phiếu được giao dịch trên thị trường tập trung, một số lớn cổ phiếu của các công ty cổ phần khác mà chủ yếu là các DNV&N đang được tự do chuyển nhượng trên thị trường, ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước, chưa có một thị trường chính thức cho nó. Thị trường đó hoạt động ngầm, giao dịch những cổ phiếu của các doanh nghiệp chưa niêm yết dưới cái tên là thị trường tự do. Ngày nay người ta biết đến nhiều thị trường dưới tên gọi “cà phê chứng khoán”, “Index house” hay giao dịch qua mạng Internet.
Hiện nay hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán trên thị trường tự do đang diễn ra rất sôi động và phức tạp, không có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, hoạt động của thị trường mang tính rủi ro lớn, nhà đầu tư không được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trên thị trường. Lý do cơ bản của thực trạng này là vì cho tới nay vẫn chưa có một khung pháp lý đầy đủ quy định việc phát hành chứng khoán chưa niêm yết. Trong khi đó, trên thực tế hiện nay nhiều công ty đã có đủ điều kiện niêm yết nhưng chưa muốn niêm yết trên TTGDCK và nhiều công ty chưa đủ điều kiện niêm yết đã tiến hành huy động vốn bằng tự phát hành chứng khoán. Do vậy, việc quản lý phát hành chứng khoán đối với các công ty niêm yết là rất khó khăn. Mảng thị trường tự do đang hoạt động rất sôi động đã gây ra nhiều khó khăn cho thị trường và rủi ro cho cả phía nhà đầu tư cũng như nhà phát hành.
Thực trạng phát hành của các doanh nghiệp cổ phần hiện nay đang là vấn đề gây bức xúc lớn cho thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng. Theo quy định hiện nay, các công ty chỉ cần đăng ký vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh. Còn trên thực tế, công ty huy động vốn đến đâu là thuộc quyền tự chủ của công ty, do đó khó có thể đánh giá được tổng số vốn thực tế đã huy động của các công ty này. Mặt khác, việc phát hành cổ phiếu của các công ty cổ phần hiện nay là không kiểm soát được vì Luật doanh nghiệp quy định rất thoáng: ctyCP có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo các quy định của pháp luật về chứng khoán, song văn bản cao nhất hiện nay điều chỉnh hoạt động của TTCK là Nghị định 144 mới chỉ điều chỉnh việc phát hành ra công chúng để niêm yết trên TTGDCK, do đó các công ty phát hành chứng khoán không niêm yết thì không phải tuân thủ Nghị định này, không phải xin phép, không phải báo cáo kết quả phát hành, và không phải chịu sự giám sát của cơ quan nào.
Ví dụ trường hợp phát hành cổ phiếu để tăng vốn của công ty Dịch vụ giải trí Hà Nội (Haseco). Haseco tiến hành phát hành thêm 1,5 triệu cổ phiếu với giá 16.000 đồng/cổ phiếu. Trong đợt huy động đó công ty đã huy động được hơn 20 tỷ đồng và không một nhà đầu tư nào biết số vốn đó được sử dụng như thế nào. Đồng thời trong mấy năm qua, Haseco không hề chia cổ tức, thậm chí không báo cáo kết quả kinh doanh cho các cổ đông, chỉ đến khi có quá nhiều thắc mắc thì công ty chỉ viết một văn bản xin lỗi cổ đông mà thôi, khiến cho nhà đầu tư tỏ ra chán nản chỉ biết coi số tiền đầu tư đó đã bị mất.
Ngoài ra, hiện nay còn có xu hướng là việc các công ty TNHH chuyển đổi thành ctyCP bằng cách bán cổ phiếu ra công chúng. Hai công ty TNHH là Lệ Hoa và Phú Phong cũng đã nhờ Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN tại Tp.HCM phát hành cổ phiếu ra công chúng để vừa chuyển đổi hình thức, vừa tăng vốn đầu tư. Việc các công ty chuyển đổi thành ctyCP và bán cổ phiếu ra ngoài là một hoạt động xã hội hoá kinh doanh. Điều đó cho thấy môi trường kinh doanh nước ta thực sự có thay đổi, song, cũng như việc phát hành của CtyCP như đề cập trên hiện nay, chúng ta chưa quản lý được hoạt động phát hành chứng khoán của các doanh nghiệp này.
Có thể thấy rằng, với cách thức phát hành tự do không có sự quản lý của Nhà nước sẽ gây ra nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý cũng như không đảm bảo được quyền lợi của các nhà đầu tư, trên khía cạnh nào đó, điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động của TTCK chính thức.
Bên cạnh mảng phát hành, các hoạt động giao dịch trên thị trường tự do cũng có rất nhiều vấn đề cần nói tới. Hiện nay, chứng khoán của các công ty chưa niêm yết và giao dịch trên TTGDCK Tp.HCM thì được mua bán chuyển nhượng trên thị trường tự do. Đây là thị trường chưa được tổ chức, hình thức hoạt động của thị trường tự do thông thường là qua các nhà môi giới tự do, chưa được cấp phép hành nghề của cơ quan quản lý. Hầu hết chứng khoán của hàng ngàn DNNN đã CPH và ctyCP thành lập mới, trong đó chủ yếu là các DNV&N đã và đang được lưu hành trên thị trường tự do. Hoạt động giao dịch tự do sẽ gây ra rất nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư. Do đó, chúng ta cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn niêm yết vào TTGDCK Hà Nội nhằm thu hẹp quy mô thị trường tự do, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích cho các nhà đầu tư.
2.3.2. Thực trạng ®Êu gi¸ vµ giao dÞch cæ phiÕu cña doanh nghiÖp võa vµ nhá trªn TTGDCK Hµ Néi
Việc đưa TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt động đã mở ra một “sân chơi” mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn niêm yết, đặc biệt là tiêu chuẩn về vốn, hay không muốn niêm yết trên TTGDCK.tp HCM, mà trong đó DNV&N chiếm một tỷ trọng khá lớn có thể ...
a oi gui cho e tai lieu voi a e Thank a nhiu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển thị trường phát thải carbon ở Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
D Hoàn thiện marketing – mix nhằm phát triển thị trường của nhà hàng oven d’or, khách sạn sheraton hà nội Marketing 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Đức Giang tại Tỉnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển xúc tiến thương mại sản phẩm chăn ga Everon của công ty CP Everpia Việt Nam trên thị trường Hà Nội Marketing 0
D Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Một số giải pháp góp phần phát triển thương hiệu trà lipton tại thị trường việt nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị Luận văn Sư phạm 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top