hoang_thu_phong

New Member
Download Tiểu luận Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam

Download Tiểu luận Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
I – Rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp 2
1)Khái niệm rủi ro 2
2)Phân loại rủi ro pháp lý 2
3)Nguyên nhân gây ra rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam 3
II – Những tình huống rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp 6
1)Rủi ro pháp lý do yếu tố chủ quan 6
a - Vụ việc của Vietnam Airlines 6
b – Vụ việc HLV Letard 10
c - DNTN Duy Lợi 13
d – Trung Nguyên 15
e – Vifon 19
f – Vinataba 19
2) Rủi ro pháp lý do yếu tố khách quan 20
a - Tranh chấp hợp đồng mua bán bông 20
b – Áp thuế chống bán phá giá đèn huỳnh quang, tinh bột sắn 23
c – Chống bán phá giá dây curoa 24
d- Chống bán phá giá giày, mũ da 26
e – Các vụ việc khác 27
III – Một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp Việt Nam 27
IV - Một số đề xuất của nhóm thực hiện nhằm giảm thiểu rủi ro về pháp lý cho các Doanh nghiệp Việt Nam 35
1)Về phía doanh nghiệp 35
2)Về phía Nhà nước 36
Kết luận 37
Tài liệu tham khảo 38
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ước thời hạn và mọi tranh chấp giữa hai bên sẽ được giải quyết tại Ủy ban Tư cách cầu thủ FIFA. LĐ đã không có điều khoản bắt buộc HLV Letard không được phép gửi đơn kiện đến địa chỉ có thẩm quyền cao hơn (ở đây là tòa án trọng tài thể thao quốc tế). Bản thân ông Lân Trung cũng cay đắng thừa nhận: "Ông Letard có quá thừa "kinh nghiệm" còn LĐ thì không!". Và sau khi sự cố của đội tuyển U23 xảy ra tại LG Cup, LĐ lại quá vội vàng ngưng hợp đồng mà không tìm hiểu kỹ hơn về luật. Trong cuộc họp để đi đến quyết định sa thải HLV Letard của LĐ chỉ có 3 nhân vật: Phó chủ tịch thường trực Trần Duy Ly, Tổng thư ký Phạm Ngọc Viễn và trưởng ban thi đua khen thưởng Vũ Hạng.
Các nhà báo rất muốn chất vấn người có trách nhiệm chính là ông Viễn nhưng ông không có mặt trong cuộc họp và không nghe điện thoại. Ông Lân Trung ra sức bênh vực đồng nghiệp: "Ông Viễn đã thực hiện rất đúng quy trình lựa chọn HLV và không hề "cắt" đi một công đoạn nào cả. Ông Viễn chỉ thay mặt LĐ ký vào hợp đồng mà thôi, chứ nếu lỗi do ông Viễn thì hơi oan”. Vậy cá nhân nào chịu trách nhiệm chính trong vụ việc này? Ông Trung nhấn mạnh: "Quyết định sa thải HLV là quyết định tập thể".
Khi được hỏi: "Vụ việc gần đây nhất liên quan đến HLV Tavares dẫn tới thất bại thảm hại của VN tại Tiger Cup 2004 cũng có nguyên nhân chính là hợp đồng không được tính toán kỹ. Và từ vụ việc HLV Letard, tất cả cũng đều liên quan đến ông Viễn là người được phân công chịu trách nhiệm chính. Vậy LĐ chẳng lẽ cứ rút kinh nghiệm mãi?". Ông Lân Trung đáp: "Sau mỗi lần va vấp, mỗi cá nhân trong LĐ lại thêm một bài học. LĐ thiếu hiểu biết về luật quốc tế. Trong cuộc hội nhập bóng đá thế giới, LĐ phải học hỏi nhiều hơn, đặc biệt về luật pháp để tránh rủi ro trong tương lai".
Việt Báo (Theo-Ngoisao)
DNTN Duy Lợi
NHIỀU DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TÌM HIỂU LUẬT
ĐỂ “VÒI” TIỀN DN VIỆT NAM
09:04' 06/06/2003 (GMT+7)
Võng Duy Lợi
Đại diện nhóm Johnson Miki của Nhật tháng 8/2002 đã yêu cầu Doanh nghiệp tư nhân Duy Lợi (DNTN) hay ngừng ngay việc sản xuất khung mắc võng, hay phải đóng "phí bản quyền" sáng chế cho nhóm với mức 4 USD đối với mỗi chiếc võng xuất sang Nhật Bản. Nếu không, nhóm Miki sẽ kiện Duy Lợi vì "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (SHCN)".
Miki đưa ra lý lẽ là giải pháp hữu ích "Khung võng tiện dụng" họ đăng ký đã được Cơ quan sáng chế Nhật Bản cấp văn bằng số 3081528 vào ngày 22/8/2001.
Từ một lá thư đòi... "phí bản quyền"...
DNTN Duy Lợi (www.duyloi.com) là cơ sở sản xuất võng xếp nổi tiếng và uy tín của Việt Nam. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, số lượng võng Duy Lợi xuất sang Nhật vượt cả năm 2002. Duy Lợi cũng đã ký được hợp đồng dài hạn với tập đoàn siêu thị Keyio. Do đó, lời đe dọa của Miki đặt ra một nguy cơ: Hàng Duy Lợi không những không được tiêu thụ tại Nhật (vì bị cáo buộc là xâm phạm quyền SHCN), mà còn không thể bán ra tại 112 quốc gia thành viên của Hiệp hội Sáng chế Quốc tế.
Trước tình hình đó, tháng 11/2002, Duy Lợi với thay mặt pháp luật là công ty luật Phạm&Associates đã tiến hành khiếu nại yêu cầu Cơ quan Sáng chế Nhật hủy bỏ văn bằng số 3081528.
Hành trình tìm kiếm sự công bằng kéo dài hơn 6 tháng. Phía bị đơn lập luận: Đăng ký thứ nhất của Duy Lợi về kiểu dáng "Khung mắc võng" bị Cục SHCN Việt Nam từ chối ngày 25/6/2001 chính vì kiểu dáng này đã được phía bị đơn nộp đăng ký vào ngày 9/7/1996. Đây cũng là giải pháp bị đơn đăng ký ở Nhật và được cấp văn bằng giải pháp hữu ích.
Nhưng trên thực tế, giải pháp của Duy Lợi đã được công bố trên Công báo SHCN số 147, tập A, trang 84-85 (với số công bố 3787) trước khi có đơn đăng ký giải pháp hữu ích của nhóm Johnson Miki tại Nhật. Vì thế chiểu theo Điều 3, khoản 1, mục 3 trong Luật Sáng chế thì giải pháp "Khung võng tiện dụng" không thể được đăng ký.
Sau một thời gian xem xét, nghe nguyên đơn lập luận và bị đơn biện hộ, Cơ quan Sáng chế Nhật đã ra phán quyết: Văn bằng giải pháp hữu ích "Khung võng tiện dụng" của nhóm Johnson Miki vi phạm quy định Điều 3, khoản 2 Luật Sáng chế, nên phải bị hủy bỏ theo Điều 37, khoản 1, mục 2 của luật này. Bên bị đơn cũng phải gánh chịu tất cả án phí.
Một bài học quý giá cho các doanh nghiệp Việt Nam
Tuy DNTN Duy Lợi thắng kiện, nhưng vụ khiếu nại trên cho thấy có rất nhiều vấn đề các doanh nghiệp phải lưu tâm, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông Lâm Tấn Lợi cho biết, doanh nghiệp ở các nước nắm vững về luật. Họ cũng tìm hiểu rất kỹ hoạt động của những cơ sở sản xuất và doanh nghiệp Việt Nam.
Cụ thể, nhóm Miki và thay mặt của họ ở Việt Nam đã tìm hiểu và biết Duy Lợi đang gặp khó khăn trong việc đăng ký kiểu dáng "Khung mắc võng". Khi biết Duy Lợi mới chỉ đăng ký kiểu dáng thì họ đăng ký sáng chế tại Nhật. Đây là điều mà Duy Lợi chưa tính đến. Dù văn bằng giải pháp hữu ích của nhóm Miki bị tuyên hủy bỏ, Duy Lợi giờ cũng không thể tiếp tục đăng ký sáng chế cho giải pháp của mình, vì Luật Sáng chế không chấp nhận đăng ký cho những giải pháp đã được sử dụng rộng rãi trước khi nộp đơn đăng ký.
Ông Lợi nói: "Qua trường hợp của mình, tui mong các doanh nghiệp Việt Nam khi có những sáng tạo, cần nhờ các công ty luật chuyên ngành tư vấn và đăng ký bản quyền ngay để tránh bị rơi vào các vụ bị ăn cắp bản quyền, và những cuộc kiện tụng kéo dài tiền mất tật mang". Nếu không, các doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ phải trả giá đắt từ những cuộc tranh chấp SHCN với công ty nước ngoài cho dù họ không sai.
(Theo Lao Động -
Trung Nguyên
HIGHLANDS COFFEE BỊ TỐ CÁO DÙNG TÊN MIỀN TRUNG NGUYÊN
Ngày đăng: 09/01/2010 02:36
Công ty cà phê Trung Nguyên cho rằng Công ty cổ phần Việt Thái Quốc tế đã ăn cắp tên miền trungnguyen của mình, vì website trungnguyen.com.au có giao diện và thông tin về sản phẩm Highlands Coffee của Việt Thái.
Mới đây, khi đăng ký sở hữu tên miền “trungnguyen” trên Internet tại Australia, Công ty cà phê Trung Nguyên phát hiện Công ty The trustee for Hinchliffe Trust đã đăng ký tên miền này dưới hình thức một website giao dịch thương mại “trungnguyen.com.au”.
Đặc biệt, truy cập vào tên miền này dẫn đến website phân phối trực tuyến các sản phẩm mang thương hiệu Highlands Coffee của Công ty cổ phần Việt Thái Quốc tế (VTI), trụ sở tại Việt Nam.
Giao diện chính trang trungnguyen.com.au. Ảnh chụp màn hình.
Theo thay mặt Trung Nguyên, nội dung website trungnguyen.com.au này được hiển thị bằng tiếng Anh, giống hoàn toàn về nội dung, hình ảnh, hệ thống sản phẩm, hình ảnh bao bì được thể hiện bằng tiếng Việt trên website của Công ty Việt Thái Quốc tế. trungnguyen.com.au cũng có giao diện và thông tin y hệt website highlandscoffee.com.au.
Công ty Trung Nguyên cho rằng, sự giống nhau này gây ngộ nhận cho nhiều khách hàng quốc tế khi truy cập vào website. Trung Nguyên cũng nhận được nhiều thắc mắc của khách hàng tại thị trường Australia là tại sao bán cà phê Highlands trên website của Trung Nguyên. Bản thân Trung Nguyên đã bị cơ quan cấp tên miền tại Australia từ chối cấp tên miền “trungnguyen” với lý do là
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top