Tuari

New Member
Download Luận văn Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

Download Luận văn Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình miễn phí





MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
2.1. Mục tiêu tổng quát 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
4.1. Phương pháp luận 3
4.2. Phương pháp thu thập số liệu 4
4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 4
4.4. Phương pháp phân tích 5
4.5. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ 6
1.1.1. Khái niệm 6
1.1.2. Bản chất, chức năng của thuế 7
1.1.3. Hệ thống thuế, phân loại thuế và các yếu tố cấu thành một sắc thuế 9
1.1.4. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường 12
1.2. QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 17
1.2.1. Những vấn đề cơ bản về thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 17
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm về thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 26
1.2.3. Nội dung quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 29
1.3. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 33
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 33
1.3.2. Một số nhận xét và bài học cho Việt Nam 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUẢNG TRẠCH 39
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN QUẢNG TRẠCH 39
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 39
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 40
2.1.3. Khái quát tình hình phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ trên địa bàn huyện Quảng Trạch 41
2.2. KHÁI QUÁT VỀ CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUẢNG TRẠCH 43
2.2.1. Sự hình thành và phát triển 43
2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 44
2.2.3. Chức năng nhiệm vụ 46
2.2.4. Tình hình sử dụng cán bộ, công chức ngành thuế 47
2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật 49
2.2.6. Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách giai đoạn 2006-2008 50
2.2.6.1. Tình hình thực hiện dự toán chung 50
2.2.6.2. Tình hình thực hiện dự toán các sắc thuế của các doanh nghiệp 52
2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUẢNG TRẠCH 53
2.3.1. Quản lý doanh nghiệp đăng ký thuế(cấp mã số thuế), kê khai thuế 53
2.3.1.1. Tình hình doanh nghiệp đăng ký thuế (cấp mã số thuế) 53
2.3.1.2. Tình hình doanh nghiệp kê khai thuế 54
2.3.2. Quản lý doanh thu và thuế giá trị gia tăng 55
2.3.2.1 Doanh thu thực hiện của các doanh nghiệp giai đoạn 2006-2008 55
2.3.2.2. Thực hiện dự toán thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp 56
2.3.3. Quản lý thuế thu nhập chịu thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp 58
2.3.4. Quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế 61
2.3.4.1. Công tác quản lý thu nộp thuế 61
2.3.4.2. Công tác quản lý nợ thuế 62
2.3.5. Công tác kiểm tra thuế 63
2.3.6. Các công tác khác 65
2.3.6.1. Công tác tuyên truyền và hổ trợ đối tượng nộp thuế 65
2.3.6.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý thu thuế 67
2.4. ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC THUẾ VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUẢNG TRẠCH 68
2.4.1. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha 68
2.4.2 Phân tích nhân tố 70
2.4.3. Đánh giá của doanh nghiệp về các nhóm điều tra 73
2.4.4. Đánh giá của cán bộ công chức thuế về các nhóm điều tra 80
2.4.5. Phân tích và so sánh ý kiến đánh giá giữa doanh nghiệp và cán bộ công chức thuế về các nhóm điều tra 86
2.4.6. Phân tích nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến mức độ đánh giá của các đối tượng điều tra đến mức độ phù hợp của chính sách thuế 93
2.5. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 98
2.5.1. Quản lý doanh nghiệp đăng ký thuế (cấp mã số thuê;), kê khai thuế 98
2.5.2. Quản lý doanh thu, thuế giá trị gia tăng 98
2.5.3. Quản lý thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp 99
2.5.4. Công tác quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế 101
2.5.5. Công tác kiểm tra thuế 101
2.5.6. Công tác khác 102
2.5.6.1. Công tác tuyên truyền và hổ trợ đối tượng nộp thuế 102
2.5.6.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý thu thuế 103
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẢNG TRẠCH 104
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 104
3.1.1. Định hướng 104
3.1.1.1. Định hướng chung 104
3.1.1.2. Định hướng cụ thể 104
3.1.2. Mục tiêu của Chi cục thuế huyện Quảng Trạch 106
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 106
3.2.1 Quản lý doanh nghiệp đăng ký thuế, kê khai thuế 107
3.2.2. Quản lý doanh thu, thuế giá trị gia tăng và hóa đơn chứng từ 108
3.2.3. Quản lý công tác kê khai và quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp 110
3.2.4. Công tác quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế 111
3.2.4.1. Công tác quản lý thu nộp thuế 111
3.2.4.2. Công tác quản lý nợ thuế 112
3.2.5. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm 113
3.2.6. Các công tác khác 115
3.2.6.1. Công tác tuyên truyền và giáo dục việc thực hiện nghĩa vụ thuế 115
3.2.6.2. Về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu thuế 117
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 119
1. KẾT LUẬN 119
2. KIẾN NGHỊ 121
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

. Trong đó loại hình HTX tăng phát triển nhất 100,1% tương ứng 17.010 triệu đồng, tiếp đếncông ty TNHH tăng 47,6% tương đương 87.500 triệu đồng. Năm 2008 so với 2007 doanh thu các loại hình doanh nghiệp tăng 78,1% tương đương 378.490 triệu đồng, giai đoạn này tốc độ tăng doanh thu gần gấp đôi giai đoạn 2006-2007.
Bảng 2.8. Doanh thu thực hiện của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh năm 2006-2008
ĐVT : Triệu đồng
TT
Loại hình doanh nghiệp
Doanh thu
So sánh 07/06
So sánh 08/07
2006
2007
2008
+/-
%
+/-
%
1
Cty TNHH
184.000
271.500
459.000
87.500
147,6
187.500
169,1
2
Cty Cổ phần
0
500
800
500
300
160,0
3
DN Tư nhân
147.000
178.800
352.000
31.800
121,6
173.200
196,9
5
Hợp tác xã
17.000
34.010
51.500
17.010
200,1
17.490
151,4
Cộng
348.000
484.810
863.300
136.810
139,3
378.490
178,1
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Trạch)
Điều đó khẳng định kinh tế trên địa bàn phát triển theo chiều hướng tốt, chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo chủ trương của Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XXII của huyện.
Quản lý doanh thu không những ảnh hưởng đến thuế giá trị gia tăng mà còn ảnh hưởng đến các loại thuế khác. Khi đã làm tốt công tác quản lý đối tượng nộp thuế thì công tác quản lý doanh thu là nhân tố quyết định đến hiệu quả của quá trình thu thuế giá trị gia tăng cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.3.2.2. Thực hiện dự toán thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Số liệu bảng 2.9 cho thấy tình hình thực hiện dự toán thu tổng thể của DN nói chung và thuế GTGT nói riêng từ 2006- 2008 đều hoàn thành dự toán được giao, số thu năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006 thuế GTGT thực hiện đạt 103,8%; năm 2007 thực hiện đạt 100,1%; năm 2008 thực hiện đạt 120,7%. Tỷ lệ thuế GTGT chiếm đa số trong tổng thuế của DN và có xu hướng tăng dần giai đoạn 2006-2008. Năm 2006 tỷ lệ thuế GTGT chiếm 60%, năm 2007 chiếm 64,3% và năm 2008 chiếm 77,3% trong tổng thuế DN đã nộp, như vậy thuế GTGT là nguồn thu chủ yếu từ doanh nghiệp. Vì vậy việc quản lý sắc thuế này cần được chú trọng.
Bảng 2.9. Tình hình thực hiện dự toán thuế GTGT của DN
giai đoạn 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
DT
TH
Tỷ lệ
DT
TH
Tỷ lệ
DT
TH
Tỷ lệ
%
%
%
1
Tổng thuế DN
2.138
2.266
106,0
3.289
3.458
105,1
4.883
5.749
117,7
Trong đó thuế GTGT
1.310
1.360
103,8
2.221
2.223
100,1
3.680
4.442
120,7
2
Tỷ lệ thu GTGT/ thuế DN
60,0
64,3
77,3
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Trạch)
Trong giai đoạn 2006, 2007, 2008; công tác quản lý doanh thu, thuế GTGT đầu ra đầu vào đối với các DNVVN tại địa bàn huyện Quảng Trạch tương đối phù hợp, đa số các doanh nghiệp đều chấp hành tốt nghĩa vụ kê khai nộp thuế của mình. Bên cạnh đó còn có một số DN ý thức về chấp hành nghĩa vụ thuế chưa cao, chưa trung thực. Kết quả kiểm tra thực tế ở một số doanh nghiệp, hiện tượng kê khai doanh thu thấp hơn thực tế; hay kê khai từ thuế suất cao sang thuế suất thấp; hay dấu doanh thu không kê khai để nhằm mục đích trốn thuế GTGT xảy ra tương đối phổ biến ở các DN kinh doanh thương mại, xây dựng, các DN kinh doanh thương mại trốn doanh thu bằng cách bán hàng không xuất hoá đơn giao cho khách hàng hay viết hoá đơn thấp hơn giá bán thực tế. Còn các DN xây dựng khi hoàn thành quyết toán công trình không xuất hoá đơn, chủ đầu tư chỉ căn cứ vào biên bản nghiệm thu quyết toán để thanh toán cho DN, không yêu cầu có hoá đơn do đó đây là một kể hở lớn để DN trốn thuế. Kết quả kiểm tra các DN xây dựng các công trình tại các xã và một số cơ quan, Chi cục thuế phát hiện rất nhiều công trình đã được chủ đầu tư thanh quyết toán từ những năm trước, nhưng đến nay DN vẫn chưa kê khai thuế.
2.3.3. Quản lý thuế thu nhập chịu thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp
Số liệu bảng 2.10 cho thấy tình hình thực hiện dự toán thuế TNDN giai đoạn 2006-2008. Năm 2006 thực hiện đạt 111%, năm 2007 thực hiện đạt 117% và năm 2008 chỉ đạt 98% so với dự toán, đây là năm mà thuế TNDN thực hiện không đạt dự toán; tỷ lệ thuế TNDN trong tổng số thu của DN có xu hướng giảm dần giai đoạn 2006-2008. Năm 2006 thuế TNDN chiếm 29,9%; năm 2007 chiếm 26,1% và năm 2008 chiếm 15,5% trong tổng số thu của DN. Đây là điều không bình thường, vì trong quản lý thu thuế xu hướng phải tăng tỷ trọng thuế trực thu trong tổng thu. Để biết nguyên nhân của tình trạng trên chúng ta phân tích một số nguyên nhân sau.
Bảng 2.10. Tình hình thực hiện dự toán thuế TNDN của DN
giai đoạn 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
DT
TH
Tỷ lệ
DT
TH
Tỷ lệ
DT
TH
Tỷ lệ
%
%
%
1
Tổng thuế DN
2.138
2.266
106,0
3.289
3.458
105,1
4.883
5.749
117,7
Trong đó thuế TNDN
610
677
111,0
768
904
117,7
906
891
98,3
2
Tỷ lệ thu TNDN/ thuế DN
29,9
26,1
15,5
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Trạch)
Trong quá trình kiểm tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, cán bộ thuế sẽ căn cứ vào tài liệu kê khai của công ty và các tài liệu liên quan, đối chiếu với luật thuế thu nhập doanh nghiệp để xác định chi phí hợp lý, hợp lệ của công ty.
Qua kết quả công tác kiểm tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp qua các năm, Chi cục thuế đã phát hiện nhiều trường hợp DN kê khai không trung thực các khoản chi phí để nhằm giảm bớt số thuế TNDN phải nộp.
Sở dĩ xảy ra tình hình trên là do các doanh nghiệp luôn tìm cách hạch toán tăng chi phí so với thực tế; hay không kê khai các khoản thu nhập chịu thuế khác ngoài hoạt động SXKD chính nhằm giảm thu nhập chịu thuế để nhằm mục đích trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể, qua thực tế kiểm tra tại các danh nghiệp đã phát hiện có các hình thức gian lận trong kê khai thuế TNDN như sau:
Thứ nhất: Hợp pháp hoá các chi phí không có thực để làm giảm thu nhập chịu thuế:
Đối với các DN có doanh thu lớn và lãi gộp cao thường tìm cách kê thêm chi phí quản lý doanh nghiệp để làm giảm thu nhập trước thuế, mà tập trung nhiều nhất là kê thêm chi phí tiền lương, tiền công. Để thực hiện được vấn đề này, DN sẵn sàng ký kết hợp đồng lao động với mức lương thoả thuận trong hợp đồng cao hơn mức lương thực tế trả cho người lao động, về phía người lao động do nhận thức còn hạn chế, mặt khác vì muốn tìm được việc làm nên sẵn sàng chấp nhận dẫn đến gây thiệt hại cho Ngân sách. hay có trường hợp kê khống số lao động lớn hơn số lao động thực tế để tăng chi phí tiền lương nhằm giảm bớt thuế TNDN.
Thứ hai: Đối với các DN kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, nhà hàng...thường hạch toán tăng giá vốn hàng bán cao hơn thực tế do nguồn nguyên liệu thực phẩm đầu vào hoàn toàn do DN tự kê khai về số lượng, đơn giá...Mặt khác lại không có định mức tiêu hao nguyên vật liệu đầu vào nên việc kê khai hoàn toàn phụ thuộc vào tính tự giác của DN, cơ quan thuế rất khó kiểm soát. Cá biệt có một số DN kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống thường chỉ phản ánh trên sổ sách kế toán phần doanh thu và chi phí của mặt hàng nước giải khát, còn mặt hàng thực phẩm kèm theo đồ uống thì không phản ánh.
Thứ ba: Lợi dụng tình trạng có một số khách hàng không lấy hoá đơn để cho hay bán cho một số doanh...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán do AASC thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top