son9972002

New Member
Download Đề tài Công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư: Thực trạng các công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua

Download Đề tài Công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư: Thực trạng các công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua miễn phí





 
 
CHƯƠNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƯ VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
 
I- Quỹ đầu tư
1-Khái niệm
2-Các bên tham gia
3-Phân loại quỹ đầu tư
(Liên hệ Việt Nam)
 
II- Công ty quản lý quỹ
1-Khái niệm
2-Các nghiệp vụ của công ty quản lý quỹ
2.1- Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty dầu tư chứng khoán
2.2- Quản lý danh mục đầu tư
 
CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ TRONG THỜI GIAN QUA
I- Thực trạng hoạt động chung của các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ giai đoạn 2009-2010
1- Năm 2009
2- Năm 2010
II- So sánh lợi nhuận và tình hình hoạt động của các công ty quản lý quỹ của Việt Nam, liên doanh và nước ngoài
A- Các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư nước ngoài
B- Công ty quản lý quỹ liên doanh
(Phân tích cụ thể tình hình hoạt động của Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Việt Nam- Vietfund Management)
III- Các lĩnh vực đầu tư của quỹ đầu tư
 
CHƯƠNG III- GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
 
Danh mục các bảng, đồ thị, sơ đồ Trang
 
1.Bảng các quỹ công chúng ở Việt Nam 6
(Nguồn: Stocknews)
 
2. Bảng tốc độ tăng trưởng của các quỹ đầu tư năm 2009 15
(Nguồn: Stocknews)
 
3. Kết quả hoạt động của VF1 26
(Nguồn: vinafund.com- Theo báo cáo thường niên)
 
4. Biểu đồ giá CCQ VFMVF1 trong tháng 1/2010 27
(Nguồn: vinafund.com- Theo báo cáo thường niên)
 
5.Lợi nhuận ròng của VF4 năm 2008-2009 và lũy kế hoạt động 29
(Nguồn: vinafund.com- Theo báo cáo thường niên)
 
6.Đồ thị; Cơ cấu danh mục đầu tư của VF1 32
(Nguồn: theo báo cáo thường niên của VF1)
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ờng hợp công ty quản lý quỹ mua hay bán chứng khoán hay các tài sản khác đồng thời tại cùng một thời điểm cho nhiều hợp đồng quản lý đầu tư, công ty phải có chính sách và quy trình phân bổ chứng khoán cho từng hợp đồng một cách hợp lý, đảm bảo việc phân bổ tài sản giữa các hợp đồng là công bằng. Chứng khoán và các tài sản sau giao dịch phải được phân bổ theo cùng một tỷ lệ cho các nhà đầu tư ủy thác có mức chấp nhận rủi ro tương đương. Trường hợp chứng khoán được mua hay bán tại các mức giá khác nhau, công ty quản lý quỹ phải sử dụng mức giá bình quân gia quyền để phân phối.
+ Công ty quản lý quỹ phải quy định cụ thể trong hợp đồng quản lý đầu tư và cung cấp cho nhà đầu tư ủy thác thông tin về phương pháp lựa chọn tài sản đầu tư, phương pháp phân bổ chứng khoán cho tài khoản đầu tư của công ty và cho tài khoản của nhà đầu tư ủy thác. Công ty quản lý quỹ phải đảm bảo các giao dịch đầu tư được thực hiện một các công bằng, không thiên vị hay có những sự ưu tiên quyền lợi cho công ty, người có liên quan hay bất kỳ nhà đầu tư ủy thác nào.
Thực hiện đầu tư cho hợp đồng quản lý đầu tư :
+ Trước khi thực hiện các giao dịch cho nhà đầu tư ủy thác, công ty quản lý quỹ phải đảm bảo đủ tiền và tài sản trên tài khoản của nhà đầu tư ủy thác để có thể thực hiện giao dịch đó theo quy định của pháp luật.
+ Công ty quản lý quỹ được phép thực hiện các giao dịch mua, bán tài sản đầu tư giữa các danh mục đầu tư của các nhà đầu tư ủy thác do mình quản lý nếu giao dịch đáp ứng các điều kiện sau đây :
Giao dich phù hợp với mục tiêu, chính sách đầu tư và quyền lợi của các bên tham gia giao dịch
Các điều khoản giao dịch và các thông tin có liên quan tới giao dịch này phải được cung cấp đầy đủ, chính xác và chi tiết định kỳ hàng tháng cho nhà đầu tư ủy thác. Tài liệu giải trình về lý do giao dịch, chứng từ giao dịch phải được lập và lưu trữ đầy đủ chỉ tiết để cung cấp cho nhà đầu tư ủy thác khi có yêu cầu.
Quy trình phân tích, đánh giá, phê duyệt và ra các quyết định đầu tư cho các giao dịch này phải được cụ thể hóa trong hợp đồng quản lý đầu tư
+ Trường hợp cơ cấu danh mục đầu tư của nhà đầu tư ủy thác vượt quá các hạn chế đầu tư đã quy định tại hợp đồng quản lý đầu tư do lỗi của công ty quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh lại cơ cấu danh mục đầu tư trong thời gian ngắn nhất. Công ty quản lý quỹ không được phép thu phí quản lý đối với hợp đồng quản lý danh mục được lập ra không đúng với hợp đồng quản lý đầu tư và phải chịu mọi chi phí giao dịch liên quan tới việc điều chỉnh lại danh mục cũng như mọi chi phí phát sinh khác.
+ Trường hợp công ty quản lý quỹ không thực hiện đầu tư theo chiến lược đầu tư nêu trên và gây tổn thất cho nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm bồi thường tổn thất cho nhà đầu tư. Mức đền bù tổn thất phải được nhà đầu tư chấp nhận bằng văn bản.
Quản lý tài sản của nhà đầu tư ủy thác :
+ Khi thực hiện quản lý danh mục đầu tư, công ty quản lý quỹ phải mở tài khoản lưu ký đứng tên công ty quản lý quỹ tại ngân hàng lưu ký thay mặt cho nhà đầu tư ủy thác
+ Tài sản của từng nhà đầu tư ủy thác phải được quản lý trên các tài khoản tách biệt theo quy định trong hợp đồng quản lý đầu tư và được nhà đầu tư ủy thác chấp thuận. Hợp đồng quản lý đầu tư cũng phải nêu rõ về các quan hệ liên quan (nếu có) của công ty quản lý quỹ với ngân hàng lưu ký cũng như chi phí và các phí tổn phải trả cho ngân hàng lưu ký để khách hàng xem xét và quyết định.
+ Công ty quản lý quỹ phải lập báo cáo định kỳ nêu chi tiết về danh mục đầu tư, kèm theo các thông tin khác có liên quan tới hoạt động đầu tư danh mục và gửi cho từng nhà đầu tư ủy thác
Chế độ báo cáo đối với nhà đầu tư ủy thác :
+ Định kỳ hàng tháng, quý, năm, công ty quản lý quỹ phải báo cáo cho các nhà đầu tư ủy thác về tình hình danh mục đầu tư của mình.
+ Báo cáo phải bao gồm các thông tin và Bản thuyết minh báo cáo các nội dung sau :
Loại hình, khối lượng và giá trị đầu kỳ các loại tài sản trong danh mục.
Các giao dịch mua và bán trong kỳ, loại hình, khối lượng và giá trị từng giao dịch, loại tài sản
Tình hình thu nhập và chi phí trong kỳ.
Loại hình, khối lượng và giá trị cuối kỳ các loại tài sản trong danh mục
CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VỪA QUA
Tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) cũng đã bắt đầu quan tâm, tiến hành đầu tư, thành lập CtyQLQ ở Việt Nam để tận dụng những cơ hội đầu tư xuất hiện trên TTCK và trong quá trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Năm 2003, lần đầu tiên ở Việt Nam, CtyQLQ đầu tư đã được thành lập, đó là Công ty Liên doanh QLQ đầu tư chứng khoán Việt Nam- VietFund Management (VFM).
I-Thực trạng hoạt động chung của các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trong những năm gần đây
1.1-Năm 2009:
Theo khảo sát của tập đoàn đầu tư và tư vấn tài chính LCF Rothschild trong năm 2009, các quỹ đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam có mức tăng trưởng NAV xấp xỉ 40%, thấp hơn mức tăng 48,4% của VN-Index. Tăng trưởng của các quỹ năm 2009 không theo kịp đà tăng của chỉ số VN-Index do các nhà quản lý quỹ đã quá thận trọng, ít đầu tư vào cổ phiếu rủi ro cao, thay vào đó là mua trái phiếu hay giữ tiền mặt.Các quỹ có quy mô lớn cũng tăng trưởng chậm hơn quỹ nhỏ, vì thiếu linh động hơn trong điều hành và thích ứng với thị trường.
Năm 2009 có khoảng 20 quỹ đang tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán VN, trong đó có các quỹ lớn thuộc các công ty quản lý VinaCapital và Dragon Capital như Vietnam Opportunity Fund (VOF), Vietnam Infrastructure Ltd (VNI), Vietnam Growth Fund (VGF), Vietnam Enterprise Investment Ltd (VEIL) và Vietnam Dragon Fund (VDF). Giá trị NAV trung bình của 20 quỹ này tính đến ngày 21/1/2010 là 147 triệu USD, trong đó lớn nhất là VOF với giá trị lên đến 771 triệu USD, 3 quỹ do Dragon Capital quản lý có tổng NAV là 889 triệu USD. Tuy nhiên, mức tăng trưởng cao lại thuộc về các quỹ có quy mô trung bình. Đơn cử là 3 quỹ do PXP Vietnam Asset Management (PXP) quản lý gồm VLF - Vietnam Lotus Fund, VEEF - Vietnam Emerging Equity Fund và PXP Vietnam Fund có mức tăng trưởng NAV đứng đầu bảng xếp hạng các quỹ đầu tư có hoạt động tốt nhất tại Việt Nam do LCF Rothschild khảo sát. Trong đó, cao nhất là quỹ VEEF, tính đến ngày 9/11/2009 có mức tăng NAV là 98,3%. Một trong những nguyên nhân thành công của PXP chính là “tập trung” vào thị trường chứng khoán. Cú lội ngược dòng của TTCKVN năm 2009 hầu như hoàn toàn bù đắp “mất mát” của PXP trong năm 2008. Trong khi đó, những “gạo cội” như VinaCapital và Dragon Capital lại theo chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư chứ không chỉ tập trung vào chứng khoán. Đơn cử, VinaCapital chỉ dành 22% danh mục đầu tư cho chứng khoán. Đồng thời, cú ngã đau 2008 khiến họ thận trọng hơn trong việc giải ngân, thậm chí “án binh bất động” ngay cả lúc VN-Index giảm mạnh và ch
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top