Download Tiểu luận Thị trường chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 4
1. Tổng quan về thị trường chứng khoán: 4
1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán . 4
1.2. Khái niệm thị trường chứng khoán: 4
1.3 Cơ cấu tổ chức của thị trường chứng khoán: 7
1.4 Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán: 8
1.5 Phân loại thị trường chứng khoán: 11
2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán: 14
2.1. Chủ thể quản lý: 15
2.2. Chủ thể kinh doanh ( Trung gian tài chính ). 16
2.3. Các nhà đầu tư: 16
2.4. Tổ chức phát hành chứng khoán.: 16
2.5. Các tổ chức phụ trợ: 17
PHẦN B: THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. 17
1. Tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam. 17
1.1. Tình hình niêm yết chứng khoán . 17
1.2. Tình hình giao dịch chứng khoán. 18
1.3. Tình hình biến động chỉ số Vindex. 19
2. Các mặt hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam- nguyên nhân. 21
2.1.Các mặt hạn chế. 21
2.2.Nguyên nhân . 23
3.Mô hình tổ chức thị trường chứng khoán Việt Nam . 24
3.1. Ủy ban chứng khoán nhà nước. 24
3.2. Trung tâm giao dịch chứng khoán: 30
3.3. Trung tâm lưu ký chứng khoán và thanh toán bù trừ: 32
3.4. Công ty chứng khoán: 38
3.5. Các quỹ đầu tư: 40
PHẦN C: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP WTO. 43
1.Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam . 43
1.1. Mục tiêu. 43
1.2. Quan điểm và nguyên tắc phát triển TTCK: 44
1.3. Định hướng phát triển TTCK đến năm 2020: 45
1.4. Lộ trình phát triển TTCK Việt Nam: 47
2. Giải pháp thực hiện . 49
2.1. Hoàn thiện khung pháp lý. 49
2.2. Đối với Ủy ban chứng khoán : 51
2.3. Hàng hóa cho thị trường: 52
2.4. Đối với các Công ty chứng khoán : 52
2.5. Hoạt động giao dịch chứng khoán chứng khoán: 53
KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55


LỜI NÓI ĐẦU
Việc hình thành và phát triển Thị trường (TTCK) là bước phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường. Việt Nam với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường cũng đòi hỏi phải có TTCK để làm cầu nối giữa một bên là các nhà đầu tư (bao gồm các tổ chức kinh tế - xã hội và dân chúng) với bên kia là các doanh nghiệp cần vốn kinh doanh và Nhà nước cần vốn để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước (tiền để thỏa mãn các nhu cầu chung của đất nước).
TTCK có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, vai trò đó chỉ có thể được thực hiện khi các giao dịch trên thị trường được diễn ra một cách hợp pháp, tạo điều kiện tăng tính hiệu quả và giảm rủi ro của thị trường. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, để đạt được mục tiêu đó, hoạt động giám sát của Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và các Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) đối với TTCK, đặt biệt là giám sát giao dịch chứng khoán trên SGDCK là một yêu cầu rất quan trọng.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và quy mô TTCK ngày càng tăng, sự tham gia của các trung gian tài chính trong và ngoài nước trên TTCK ngày càng phát triển.TTCK từ khi thành lập đến nay đã phát huy được chức năng của mình đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế gây kiềm hãm sự phát triển của thị trường, với những vấn đề trên việc nghiên cứu giao dịch chứng khoán trên TTCKVN thực sự là một nhu cầu cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ thực tế trên nhóm chúng tui (mạnh dạn nghiên cứu và) thực hiện tiểu luận với đề tài “Thị trường chứng khoán Việt Nam – Thực trạng và định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam”. Hy vọng những kiến thức của nhóm chúng tui sẽ mang lại một cái nhìn tổng quát về hoạt động của thị trường Việt Nam trong giai đoạn hội nhập WTO.
PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Tổng quan về thị trường chứng khoán.
1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của TTCK.
TTCK được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại. Với tư cách là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, TTCK được hiểu một cách chung nhất là nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán-các hàng hoá và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia, theo những quy tắc ấn định trước.
TTCK ra đời xuất phát từ nhu cầu phát triển tất yếu của nền kinh tế. Một nền kinh tế muốn phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững trước hết phải đáp ứng đủ nhu cầu về vốn đầu tư. Tới một lúc nào đó, nhu cầu vốn này vượt quá khả năng đáp ứng của các kênh huy động truyền thống. Mà trên thực tế, đang tồn tại một lượng vốn rất lớn trong cộng đồng dân cư chưa tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, gây mất cân đối trong nền kinh tế, đó là những người có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn, trái lại những người có vốn nhàn rỗi thì lại không có cơ hội đầu tư, dẫn đến vốn bị ứ đọng, gây lãng phí. Xuất phát từ nghịch lý này, TTCK đã ra đời đóng vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng, góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung, phân phối vốn một cách hiệu quả trong nền kinh tế.
Hình thức sơ khai của TTCK đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm vào khoảng thế kỷ 15, ở các thành phố trung tâm thương mại của các nước phương Tây. Cho đến nay, quá trình phát triển của nó đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Lịch sử đã đánh dấu hai đợt khủng hoảng lớn, đó là khi các TTCK lớn ở Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản bị sụp đổ chỉ trong vài giờ vào “ ngày thứ 5 đen tối”, 29/10/1929 và “ngày thứ 2 đen tối”, 19/10/1987. Song, cùng với yêu cầu phát triển của nền kinh tế, thị trường đã được phục hồi, tiếp tục phát triển và trở thành một thể chế tài chính không thể thiếu của kinh tế thị trường.
1.2. Khái niệm thị trường chứng khoán.
TTCK được hiểu một cách chung nhất là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán. Nghĩa là ở đâu có giao dịch mua bán chứng khoán thì đó là hoạt động của TTCK.
Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư, cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. Có nhiều cách để phân loại chứng khoán dựa theo các tiêu thức khác nhau. Nếu dựa theo tính chất của chứng khoán thì hàng hoá trên thị trường bao gồm hai loại chủ yếu là chứng khoán vốn và chứng khoán nợ.
Với chứng khoán vốn, mà thay mặt là cổ phiếu, nó xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu phần vốn góp đó của cổ đông đối với tài sản của công ty cổ phần. Cổ đông có thể tiến hành mua bán, chuyển nhượng các cổ phiếu trên thị trường thứ cấp theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, cổ đông còn có quyền tham gia quản lý công ty thông qua quyền tham gia và bỏ phiếu tại Đại hội cổ đông, quyền mua trước đối với cổ phiếu phát hành mới.
Với chứng khoán nợ, điển hình là trái phiếu, là loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của tổ chức phát hành phải trả cho chủ sở hữu chứng khoán toàn bộ giá trị cam kết bao gồm cả gốc và lãi sau một thời hạn nhất định.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:




Xem thêm:
Thị trường chứng khoán Việt Nam 10 năm phát triển và kiến nghị
Tiểu luận Thị trường chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách cổ tức tại các công ty ngành công nghệ thông tin niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
A Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Áp dụng các mô hình toán kinh tế trong việc phân tích cổ phiếu ngành điện trên thị trường chứng khoá Luận văn Kinh tế 0
W Mô hình định giá tài sản vốn CAPM và ứng dụng cho một số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt N Luận văn Kinh tế 0
Y Phân tích hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp Dược Việt Nam tham gia thị trường chứng khoán Luận văn Kinh tế 2
H Bàn về sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam Công nghệ thông tin 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top