manloveman1979

New Member
Download Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nies vào Việt Nam

Download Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nies vào Việt Nam miễn phí





* Nâng cao vai trò kiểm soát FDI của Chính phủ.
Chính phủ luôn phải khẳng định vai trò chủ đạo của mình trong việc thu hút FDI. Ngoại trừ Hồng Kông, còn lại chính phủ Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan đều thể hiện vai trò chủ đạo to lớn của mình trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung và trong hoạt động FDI nói riêng. Các nhà đầu tư nước ngoài tại Hàn Quốc công nhận rằng họ đang phải đối đầu với một hệ thống hành chính “cứng rắn” và hoạt động có hiệu quả. Các chính phủ này chỉ chấp nhận các dự án đầu tư khi nào khả năng thắng lợi là tương đối chắc chắn rõ ràng. Các hoạt động FDI được kiểm soát và điều tiết theo cách thức phù hợp với lợi ích quốc gia.
* Cải thiện môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng hơn.
- Tạo môi trường ổn định chính trị trong nước. Có thể nói rằng, chính quyền các nước và lãnh thổ NIEs đã tạo được môi trường chính trị ổn định trong hơn hai thập kỷ qua, làm yên lòng các nhà đầu tư. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, nhiều nước có nguồn tài nguyên dồi dào, thị trường rộng lớn song lại gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài do có xung đột chính trị đã không đảm bảo được độ an toàn vốn đầu tư và các tài sản khác của nhà đầu tư nước ngoài cũng như hoạt động kinh tế trong nước không thuận lợi.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

iện một phần mục tiêu chiến lược dài hạn, chính phủ quản lý việc thực hiện các kế hoạch này thông qua các biện pháp như cấp giấy phép kinh doanh … - Đều chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần nhằm thực hiện mục tiêu hàng đầu là giải phóng sức sản xuất, huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển kinh tế. * Tương đồng về môi trường quốc tế. - Môi trường quốc tế hiện nay so với 3 thập kỷ trước các nước NIEs Đông Á có những thay đổi lớn, nhưng nhìn chung những xu hướng cơ bản của nền kinh tế thế giới bắt đầu hình thành từ thời gian đó đến nay vẫn tiếp tục phát triển. - Xu thế quốc tế hóa nguồn vốn, từ những năm 60 trở đi đối với các nước đang phát triển việc thu hút nguồn vốn này ngày càng thuận lợi. - Cả Việt Nam và NIEs Đông Á hiện nay có khả năng đuổi bắt công nghệ hiện đại, phát triển những công nghệ có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao để từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch về công nghệ so với các nước phát triển. - Thị trường thế giới ngày càng được mở rộng theo xu hướng tự do hóa và trong điều kiện chung này các nước đều xây dựng nền kinh tế mở, từ đó cho phép Việt Nam và các nước NIEs Đông Á thực hiện chiến lược hướng ra xuất khẩu nhằm tối đa khai thác lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động quốc tế. 2.2. Kinh nghiệm của các nước NIEs Đông Á trong việc thu hút FDI. Cùng với những yếu tố tự nhiên và xã hội thuận lợi, chính sách thu hút và sử dụng FDI một cách khôn khéo, NIEs Đông Á đã rất thành công trong lĩnh vực này. Là nước đi sauViệt Nam có thể nghiên cứu, vận dụng những bài học thành công và chưa thành công của NIEs trong việc thu hút FDI: * Phải xây dựng được mô hình kinh tế cụ thể cho cả quá trình phát triển trong đó có mô hình, chiến lược và các chính sách thu hút FDI. Trong những năm đầu, Hàn Quốc đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn và công nghệ sử dụng nhiều lao động, đến năm 1988 do tiền lương công nhân tăng lên đã làm cho một số ngành công nghiệp giảm vốn đầu tư nước ngoài. Hàn Quốc chuyển sang tăng cường thu hút FDI sử dụng vốn và công nghệ kỹ thuật cao, sau đó đến năm 1992 thì chuyển sang tự do hóa đầu tư. Qua đó ta thấy rằng, trước hết phải có kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong suốt thời gian dài, đồng thời luôn phải có các chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh trong nước. * Nâng cao vai trò kiểm soát FDI của Chính phủ. Chính phủ luôn phải khẳng định vai trò chủ đạo của mình trong việc thu hút FDI. Ngoại trừ Hồng Kông, còn lại chính phủ Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan đều thể hiện vai trò chủ đạo to lớn của mình trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung và trong hoạt động FDI nói riêng. Các nhà đầu tư nước ngoài tại Hàn Quốc công nhận rằng họ đang phải đối đầu với một hệ thống hành chính “cứng rắn” và hoạt động có hiệu quả. Các chính phủ này chỉ chấp nhận các dự án đầu tư khi nào khả năng thắng lợi là tương đối chắc chắn rõ ràng. Các hoạt động FDI được kiểm soát và điều tiết theo cách thức phù hợp với lợi ích quốc gia. * Cải thiện môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng hơn. - Tạo môi trường ổn định chính trị trong nước. Có thể nói rằng, chính quyền các nước và lãnh thổ NIEs đã tạo được môi trường chính trị ổn định trong hơn hai thập kỷ qua, làm yên lòng các nhà đầu tư. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, nhiều nước có nguồn tài nguyên dồi dào, thị trường rộng lớn song lại gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài do có xung đột chính trị đã không đảm bảo được độ an toàn vốn đầu tư và các tài sản khác của nhà đầu tư nước ngoài cũng như hoạt động kinh tế trong nước không thuận lợi. - Hoàn thiện môi trường pháp lý phục vụ cho thu hút FDI. Kinh nghiệm quý báu trong việc tạo dựng môi trường pháp lý hoàn thiện của NIEs là: + Nhất quán trong việc thu hút FDI. NIEs đã có những thay đổi cơ bản trong luật đầu tư nước ngoài từ những ngày mới ban đầu phát hành và ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Chẳng hạn, để khuyến khích đầu tư nước ngoài, chính phủ Hàn Quốc đã sửa đổi Luật đầu tư mở rộng hơn phạm vi đầu tư và cho các nhà đầu tư nước ngoài các quyền lợi ưu đãi hơn, Đài Loan đã có các quy định cụ thể đối với các nhà đầu tư Hoa Kiều, loại bỏ hầu hết những hạn chế khác nghiệt đối với đầu tư nước ngoài. + Giành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các nước và Lẫnh thổ NIEs có cùng chung một quan điểm, coi FDI là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế mà hết sức cần thiết, không thể thiếu đối với quá trình tăng trưởng và phát triển. Các nhà đầu tư có quyền bình đẳng trước pháp luật trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động đầu tư. NIEs không những không dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài mà còn có nhiều chế độ khuyến khích đối với các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời giải quyết mềm dẻo các tranh chấp xảy ra trong hoạt động FDI. + Mở rộng các lĩnh vực khuyến khích đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành. Trước đây, Hàn Quốc quy định, FDI chỉ được phép tham gia vào khoảng một nửa trong số các ngành công nghiệp của Quốc gia, thì đến nay lĩnh vực này đã được mở rộng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trừ một số ngành quan trọng như quốc phòng, … thì hiện nay 90% các ngành của hầu hết các quốc gia đều đã có sự tham gia rộng rãi của FDI. * Mời gọi nhà đầu tư quốc tế.  Bên cạnh việc tạo dựng môi trường đầu tư thì các nước và lãnh thổ NIEs còn chủ động trong việc mời gọi đầu tư nước ngoài bằng cách mở rộng và duy trì tốt các mối quan hệ giữa các nước, tăng cường tuyên truyền các thông tin cơ bản và cần thiết về đất nước họ, đồng thời mở ra các cuộc hội thảo quốc tế về đầu tư. Như vậy, NIEs đã làm cho các nhà đầu tư biết đến mình và chủ động trong việc mời gọi chứ không phải chỉ chờ đợi các nhà đầu tư tự tìm đến. Các nước và lãnh thổ NIEs ngày nay, khi mà trình độ phát triển kinh tế đã đạt ở mức độ cao, họ tiến hành thu hút FDI thông qua hình thức thực hiện mở rộng tự do hóa đầu tư nước ngoài. Những bài học trên đây của NIEs là rất quan trọng và hữu ích cho Việt Nam trên chặng đường phát triển kinh tế nói chung và trong quá trình thu hút FDI nói riêng. Tuy nhiên, không thể nói rằng Việt Nam sẽ áp dụng một cách tương tự các kinh nghiệm này mà phải học hỏi và vận dụng một cách thích hợp với hoàn cảnh đất nước, hợp với tình hình thế giới và trong từng giai đoạn cụ thể cũng khác nhau.  Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM I. Thực trạng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 1. Đánh giá khái quát. Từ sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam cần rất nhiều sự trợ giúp của nước ngoài để khôi phục kinh tế. Trong khi tích lũy nội bộ trong nước là rất thấp, khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước là yếu thì sự hỗ trợ của nước ngoài là hết sức...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ 21 Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền trung Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
B Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 2
A Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công ty TNHH XD&TM Quang Minh’ Luận văn Kinh tế 0
H Các giải pháp chủ yếu thực hiện thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top