Download Tiểu luận Sự mất cân đối trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Download Tiểu luận Sự mất cân đối trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam miễn phí





- Doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài chiếm tỷ trọng cao như vậy là do nhà đầu tư đã hiểu thêm về chính sách, luật pháp và phong tục tập quán, cách thức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.
- Khả năng của các bên đối tác Việt Nam trong liên doanh thường yếu cả về vốn lẫn trình độ quản lý, dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Khoảng cách công nghệ và khoảng cách về trình độ lao động gây cản trở cho quá trình tạo lập mạng liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. => các đối tác nước ngoài có xu hướng rút dần ra khỏi liên doanh, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đứng lên làm chủ toàn bộ doanh nghiệp mình bỏ vốn đầu tư.
- Chính phủ Việt Nam còn thiếu những chính sách phù hợp nhằm chọn lọc nhà đầu tư có năng lực và tạo tác động lan tỏa đến nền kinh tế.
- Việt Nam vẫn còn đang thiếu hụt ngành công nghiệp phụ trợ có khả năng tạo ra mối liên kết với các doanh nghiệp FDI và qua đó hấp thụ được những lợi ích mà các doanh nghiệp này đem lại.
- Các nhà đầu tư thường rất thích đầu tư theo hình thức này vì rất nhiều lý do khác nhau trong đó quan trọng nhất là quyền tự quyết trong mọi vấn đề, ít chịu sự chi phối của các bên có liên quan ngoại trừ việc tuân thủ các quy định do luật đầu tư của nước sở tại đưa ra.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

nhà đầu tư được đầu tư để thành lập các tổ chức kinh tế sau đây:
a) Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
b) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật;
c) Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;
d) Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài các tổ chức kinh tế này, nhà đầu tư trong nước được đầu tư để thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo Luật hợp tác xã; hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3.1.2. Sự mất cân đối trong cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư
Từ những năm 1988 đến nay, các qui định về hình thức đầu tư đã dần được mở rộng, trở nên linh hoạt hơn rất nhiều và các nhà đầu tư  có thể chuyển đổi hình thức đầu tư, do đó tác động mạnh mẽ đến cơ cấu vốn và dự án theo hình thức đầu tư. 
Cụ thể  là trước năm 1996, Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 chỉ cho phép ba hình thức đầu tư  là liên doanh, thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong đó, chủ yếu khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư  nước ngoài liên doanh. Do đó, hầu hết các dự án  được tiến hành dưới hình thức xí nghiệp liên doanh, trong đó đối tác tham gia phía Việt Nam là các Doanh nghiệp nhà nước. Khu vực doanh nghiệp tư nhân còn nhiều hạn chế khi tiến hành đóng góp vào liên doanh (ví dụ quyền sử dụng đất), nên số liên doanh với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là  rất ít. Đồng thời, Một trong những nguyên nhân là do trong thời kỳ đầu thu hút FDI, các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều cách liên doanh, liên kết vì họ còn chưa am hiểu về môi trường đầu tư của Việt Nam, về những thủ tục pháp lý cần thiết… vì thế cần có thời gian tìm hiểu thêm về môi trường đầu tư của Việt Nam thông qua các đối tác liên doanh của mình.
Tiếp theo đó, những điều chỉnh chính sách năm 1996 đã xóa dần những hạn chế đối với thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, nhưng vẫn còn phân biệt đối xử về chính sách  theo hướng ưu tiên cho các liên doanh, qua đó hạn chế hình thức  đầu tư khác. Vì vậy, nhìn chung trong giai đọan này, số liên doanh vẫn chiếm tỷ trọng rất cao, gần 60% tổng số dự án và gần 70% vốn  đăng ký tại thời điểm cuối năm 1998, hình thức  đầu tư 100% vốn nước ngoài vẫn còn bị kiềm chế và các hình thức khác như hợp đồng BOT, BTO, BT vẫn chưa xuất hiện trong cơ cấu.
Đến giai đọan sau, hình thức 100% vốn nước ngoài có xu hướng tăng lên rõ rệt khi Nhà nước điều chỉnh chính sách trong năm 2000 theo hướng tạo khuyến khích và  bình đẳng về chính sách giữa các loại hình đầu tư đã tác động mạnh. Quá trình này diễn ra từ năm 2000, được điều chỉnh mở rộng hơn bằng Luật Đầu tư năm 2005, trong đó, mở rộng nhiều hình thức đầu tư, đặc biệt là cho phép nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp và tham gia quản lý theo qui định của Luật Doanh nghiệp. Bắt đầu tư giai đoạn này, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài mới thể hiện rõ vị trí “thống trị” của mình trong bảng xếp hạng cơ cấu.
BẢNG SO SÁNH HÌNH THỨC ĐẦU TƯ  TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CÁC GIAI ĐỌAN 1988-2005, 1988-2007, 1988-7/2010
Hình thức  đầu tư
Số  dự án
Vốn  đầu tư
1988-2005
1988-2008
1988-7/2010
1988-2005
1988-2008
1988-7/2010
1. 100% vốn nước ngoài
74.69%
77.26%
78.13%
51.04%
60.35%
62.54%
2. Liên doanh
22.01%
18.59%
18.29%
37.60%
33.01%
30.29%
3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
3.05%
2.32%
1.89%
8.17%
2.86%
2.68%
4. Công ty cổ phần
0.13%
1.73%
1.59%
0.39%
2.62%
2.53%
5. Hợp đồng BOT, BT, BTO
0.10%
0.09%
0.09%
2.69%
1.09%
1.91%
6. Công ty mẹ con
0.02%
0.01%
0.01%
0.11%
0.06%
0.05%
Tổng cộng
100.00%
100.00%
100.00%
100.00%
100.00%
100.00%
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài
Qua bảng số liệu trên ta thấy có sự mất cân  đối trong cơ cấu các hình thức đầu tư FDI của Việt Nam với sự “thống trị” của tỷ  trọng theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài cả về số dự án lẫn giá trị  đầu tư. Trong đó, tuy có số dự án giá  trị rất nhỏ, không đáng kể trong giai đọan trước năm 2000 nhưng hình thức này vẫn chiếm đến 74.69% về số dự án trong giai đọan 1988-2005 và  78.13% trong 1988-7/2010 chứng tỏ đầu tư 100% vốn nước ngoài tăng rất mạnh từ năm 2000 đến 2005 và  vẫn tiếp tục xu hướng này trong những năm tiếp theo. Gía trị đầu tư không giữ tỷ trọng thật cao bằng số dự án nhưng cũng chiếm  đến hơn một nửa tổng giá trị, với tốc độ tăng còn cao hơn so với tốc độ tăng số dự  án kể từ 2005, đạt đến 62.54%  trong cơ  cấu 1988-7/2010, tăng 11,5% so với giai đọan 1988-2005.
Ngược lại, vốn FDI đầu tư theo liên doanh lại có chiều hướng giảm mạnh cả về số dự án và giá  trị vốn, trái ngược so với xu hướng trong những năm trước 2005. Trong đó, hình thức này chỉ chiếm 18.29% số dự án đầu tư tính đến tháng 7 năm 2010, giảm 3.72% so với trước năm 2005, giá trị vốn có xu hướng giảm còn mạnh hơn với mức 7.31%, chỉ đạt 30.29% tính đến tháng 7/ 2010.
Ngoài ra, cũng có sự xuất hiện và gia tăng của một số hình thức khác như công ty cổ phần, BOT, BTO, BT và công ty mẹ - công ty con nhưng gía trị  gia tăng không cao cả về số dự án lẫn gía trị vốn đầu tư nên chiếm tỷ trọng cũng không đáng kể trong tổng cơ cấu. Ngoài ra, giá trị tăng giảm của các hình thức này cũng không ổn định, do đó trong tương lai gần cũng không thể hiện được vai trò tích cực của mình trong việc thay đổi xu hướng hiện tại của cơ cấu.
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
3.1.3. Thành công
- Nhà nước đã có những quyết định đúng đắn trong việc điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư và luật doanh nghiệp, qua đó góp phần đa dạng hóa các hình thức đầu tư, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho các hình thức này gia tăng qua các thời kì.
- Tổng số dự án và vốn đăng ký theo các hình thức đầu tư tăng nhanh theo các năm, đặc biệt trong giai đoạn từ khi có Luật đầu tư sửa đổi năm 2005, đặc biệt năm 2008 với hơn 65 ngàn tỷ được đăng ký.
3.1.4. Hạn chế
Hình thức 100% vốn nước ngoài giữ vị trí thống trị,  gia tăng hiện tượng chuyển giá
Chưa có đủ thông tin để khẳng định hậu quả của xu hướng này, nhưng rõ ràng đây là một sự bất thường, trong 10 năm đầu thu hút FDI, nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu rót vốn vào VN qua hình thức thành lập công ty liên doanh (chiếm khoảng 70-75%). Tuy nhiên, đến nay, có đến 75% DN có 100% vốn nước ngoài.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng bất thường trong hoạt động của nhiều DN FDI ở VN là họ hạch toán lỗ, kê khai đầu vào nhập khẩu cao để chuyển giá, chuyển lợi nhuận về công ty mẹ hưởng.
Nhất là vấn đề chuyển giá thể hiện rõ ở các DN sản xuất ô tô. Một số liệu để minh chứng cho khả năng này, thống kê của Cục Thuế TPHCM cho thấy năm 2009, 60% DN FDI báo cáo lỗ. Có thể dựa vào lý do đây là thời điểm suy thoái kinh tế nhưng trư
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top