disney_showroom

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Chương I : NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ:

1.1 Khái niệm về môi trường đầu tư quốc tế:
Các nhà đầu tư trên thế giới cũng như trong nước đều đứng trước việc ra quyết định là nên đầu tư ở đâu cho đồng vốn của họ sinh lợi, cho dù đó là vốn ODA, FDI hay là các nguồn vốn nước ngoài mang tính thương mại khác. Kinh nghiệm thu hút các nguồn tài chính nước ngoài lẫn trong nước chỉ ra rằng: quyết định của các nhà đầu tư lại phụ thuộc rất nhiều vào môi trường đầu tư. Điều đó có nghĩa là đối với nước ngoài, họ sẽ đặt lên bàn hội nghị những thông tin về môi trường đầu tư giữa các nước khác nhau, sau đó lựa chọn một môi trường đầu tư của một nước có tính cạnh tranh nhất. Đối với trong nước, môi trường đầu tư quyết định sức đầu tư của các nhà kinh doanh. Vì vậy, các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, nơi thường xuyên nói quá nhiều về “giải pháp” thì giải pháp của mọi giải pháp trong việc thu hút nguồn tài chính vẫn là nỗ lực tạo ra một môi trường đầu tư cạnh tranh nhằm tạo ra một nền kinh tế cạnh tranh trong việc thu hút các nguồn lực quyết định tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.
Theo World Bank 2004, môi trường đầu tư là tập hợp những yếu tố đặc thù địa phương bao gồm hai thành phần chính là chính sách của chính phủ và các nhân tố khác liên quan đến qui mô thị trường và ưu thế địa lý.
Nói một cách chi tiết hơn, môi trường đầu tư là tổng hoà các yếu tố về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và các yếu tố cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, các lợi thế của một quốc gia ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Các thành phần này định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất, đồng thời sẽ tác động đến ba khía cạnh liên quan đến nhà đầu tư là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, mức độ rủi ro trong đầu tư và những rào cản về cạnh tranh trong quá trình đầu tư . Dựa vào việc cân nhắc ba khía cạnh này nhà đầu tư sẽ xác định những cơ hội và động lực đầu tư đến một quốc gia hay một địa phương nào đó. Tất cả những cải cách chính sách từ phía chính phủ chẳng hạn như việc ban hành các Luật, cải cách thủ tục hành chính, rào cản thuế quan và quyền lợi bảo vệ nhà đầu tư chung qui vẫn là cố gắng tạo ra một môi trường đầu tư ít rủi ro, chi phí cơ hội thấp và ít cản trở nhà đầu tư trong quá trình hoạt động mang tính cạnh tranh của họ.
1.2. Các bộ phận cấu thành môi trường đầu tư quốc tế:
Mọi hoạt động đầu tư đều có cùng một mục đích là để thu lợi nhuận, vì thế môi trường đầu tư hấp dẫn phải là một môi trường có hiệu quả đầu tư cao, mức độ rủi ro thấp. Điều này lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: chính sách, cơ chế ưu đãi đầu tư của nước chủ nhà, điều kiện phát triển về cơ sở hạ tầng kinh tế, mức độ hoàn thiện về thể chế hành chính - pháp lý, khả năng ổn định về mặt chính trị - xã hội, độ mở của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống thị trường ... Các nhân tố trên có mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau, vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của môi trường đầu tư, nhất thiết phải quan tâm xử lý đồng bộ các nhân tố ảnh hưởng trên.
Như vậy, nhìn nhận một cách phân tách vấn đề trong mối quan hệ tổng hòa giữa các yếu tố, có thể thấy rằng nhân tố chính sách và hành vi chính phủ là thành phần quan trọng nhất bao trùm và điều chỉnh các khía cạnh khác. Thông qua chính sách và hành vi của chính phủ sẽ tác động rất lớn đến khả năng làm thay đổi chi phí, rủi ro và rào cản cạnh tranh của các nhà đầu tư. Thành phần khác như yếu tố địa lý, văn hóa, qui mô thị trường tác động được coi như là những biến ngoại sinh mà chính phủ chỉ có khả năng tác động giới hạn. Một nước đông dân hơn có khả năng thu hút đầu tư nhiều hơn từ phía cầu thị trường, hay một nước nhiều tài nguyên sẽ hấp dẫn tốt hơn các nhà đầu tư từ các nước đã phát triển. Tuy nhiên, cho dù yếu tố địa lý có ưu thế đến đâu đi chăng nữa thì cũng phải thừa nhận một điều rằng vai trò của chính phủ cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra một môi trường đầu tư tốt (Easterly và Levine 2003). Có thể lấy ví dụ là, Singapore và Hồng Kông là những nước qui mô thị trường trong nước nhỏ bé nhưng họ có khả năng rất lớn trong việc thu hút các nguồn tài chính quốc tế; Nhật Bản là một nước ít tài nguyên ngay từ điểm xuất phát nhưng đến nay lại trở thành một nước có khả năng đầu tư ra các nước khác trên thế giới.
Đồng thời, năng lực quản lý của chính phủ sẽ tác động lên môi trường cạnh tranh của các nhà đầu tư thông qua bốn nội dung: Ổn định vĩ mô và an toàn, luật lệ và cách đánh thuế ( Môi trường chính trị - xã hội, môi trường hành chính, môi trường thương mại - kinh tế, môi trường pháp lý), tài chính và cơ sở hạ tầng (Môi trường tài chính và môi trường cơ sở hạ tầng), và sau cùng là thị trường lao động ( Môi trường lao động). Nếu chính phủ có năng lực phối hợp tốt bốn nội dung này sẽ có khẳ năng kiểm soát những hành vi trục lợi, tạo ra một một độ tin cậy về sự ổn định của chính sách chính phủ, tranh thủ được sự ủng hộ toàn xã hội, và xây dựng những thể chế hiệu quả can thiệp thất bại thị trường. Kiểm soát hành vi trục lợi không những có tác dụng làm giảm chi phí cơ hội đầu tư và làm giảm rủi ro trong đầu tư mà còn có tác động tích cực đến việc nâng cao tính cạnh tranh trong môi trường đầu tư.
1.3. Tác động của môi trường đầu tư quốc tế đến khả năng thu hút vốn đầu tư
1.3.1. Chính sách và hành vi của chính phủ
1. 3.1.1. Môi trường chính trị xã hội:
Kinh tế và chính trị là hai nhóm yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Chính trị ổn định là điều kiện cho kinh tế phát triển và ngược lại, kinh tế phát triển là yếu tố quan trọng góp phần làm cho chính trị ổn định. Chính trị ảnh hưởng đến các việc đầu tư trước hết là thông qua kinh tế.
Dòng vốn quốc tế có xu hướng di chuyển ra khỏi các nước có tình hình chính trị bất ổn, nơi thường xảy ra các cuộc biểu tình của nhân dân và thường xuyên xảy ra những cuộc đảo chính bất ngờ. Những quốc gia có nguy cơ khủng bố cao cũng bị các nhà đầu tư dần dần rút vốn ra để tập trung đầu tư vào những nước có tình hình chính trị - xã hội và an ninh quốc gia được đảm bảo.
Lấy một điển hình đó chính là tình hình chính trị bất ổn của Thái đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế kéo theo đó là sự sụt giảm các dự án đầu tư vào đất nước này. Điển hình là ngành công nghiệp du lịch, chiếm tới gần 7% GDP và cũng là ngành sử dụng nhiều nhân công ở Thái Lan, bị thiệt hại mạnh. Năm 2009, ngành du lịch Thái Lan thất thu hơn 200 tỷ Baht do bất ổn chính trị và tình hình trong năm 2010 vẫn không mấy khả quan hơn. Để khắc phục tình trạng này, ngành du lịch Thái Lan đang nỗ lực thúc đẩy du lịch nội địa để bù đắp sự sụt giảm du khách quốc tế. Các doanh nhân nước ngoài đang làm ăn tại Thái Lan lo ngại bất ổn chính trị tại Thái Lan sẽ bùng phát trở lại và có khả năng kéo dài, làm ảnh hưởng đến kế hoạch làm ăn. Và nếu các cuộc biểu tình dẫn tới đối đầu với quân đội và cảnh sát và xung đột leo thang thì sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường. Đây cũng chính là nhân tố khiến các nhà đầu

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

kimdungphanthi

New Member
Re: [Free] Môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam và những giải pháp hoàn thiện

dmin gửi giùm bài này cho minh nhé
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam và những giải pháp hoàn thiện

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Môi trường đầu tư bất động sản việt nam thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích môi trường đầu tư của Mozambique dưới góc nhìn của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel Luận văn Kinh tế 0
L Bước đầu nghiên cứu quá trình xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lí môi trường theo TCVN ISO 14001 Luận văn Kinh tế 2
H Môi trường đầu tư với sự phát triển của DNNVV Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Bước đầu nghiên cứu phương pháp tính phí bảo vệ môi trường đối với công ty Giấy Hải Phòng (HAPACO) Kiến trúc, xây dựng 0
V Đánh giá hiện trạng và xây dựng giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Chợ Đầu Mối Nông Sản Thực Khoa học Tự nhiên 0
J Một số ý kiến đóng góp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trên đ Luận văn Kinh tế 0
Y Phân tích cụ thể môi trường đầu ở nước ta, chủ trương tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu của cả nướ Luận văn Kinh tế 0
Z Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển ngành nước và Môi Trường Luận văn Kinh tế 0
E Bước đầu nghiên cứu xây dựng lộ trình tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tới năm 2010 - Áp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top