trangany_1988

New Member
Download Tiểu luận Vai trò của vốn ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Download Tiểu luận Vai trò của vốn ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. LÝ LUẬN CHUNG 3
1. Khái niệm 3
a. Định nghĩa 3
b. Nguồn gốc 4
c. Phân loại 5
2. Vai trò vốn ODA 6
a. Nguồn vốn bổ sung quan trọng 6
b. Xóa đói giảm nghèo 6
c. Phát triển khoa học kỹ thuật 6
d. Phát triển xã hội 7
e. Thu hút đầu tư 7
II. VAI TRÒ CỦA ODA NHẬT BẢN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 8
1. Tổng quan tình hình ODA tại Việt Nam 8
2. Vốn ODA Nhật Bản 11
a. Tác động của ODA Nhật Bản tới GDP và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác (từ đầu thập niên 90 đến nay) 11
b. Vai trò của ODA đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng 12
c. Vai trò của ODA trong xóa đói giảm nghèo 14
d. Vai trò của ODA đối với sự phát triển nguồn nhân lực 16
e. Vai trò của ODA đối với sự phát triển khoa học kỹ thuật 16
III. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA NHẬT BẢN 18
1. Đánh giá việc quản lý, sử dụng vốn ODA Nhật Bản 18
a. Thành tựu 18
b. Hạn chế 20
2. Bài học kinh nghiệm 22
a. Bài học kinh nghiệm của nước ngoài trong sử dụng vốn ODA 22
b. Bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong sử dụng vốn ODA 22
3. Giải pháp cho việc quản lý và sử dụng hiệu quả vốn ODA Nhật Bản 25
KẾT LUẬN 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

đạt khoảng 25 tỉ (chiếm 43,6%). Như vậy Việt Nam là nước đang phát triển có tỷ trọng huy động nguồn vốn nước ngoài thông qua ODA khá lớn. Hàng loạt công trình sử dụng nguồn vốn ODA (giải ngân) được đưa vào sử dụng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống.
Năm nhà viện trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam
giai đoạn 5 năm 2006-2010
Ví dụ : Dự án nâng cấp đô thị 160 triệu USD (WB); Dự án Phát triển năng lượng tái tạo và mở rộng mạng lưới điện cho các vùng sâu, vùng xa 151 triệu USD (ADB); Dự án tăng cường quản lý hải quan tại Cảng Hải Phòng 9,2 triệu USD ( Japan).
Nếu xét trên bình diện tổng thể, nguồn vốn ODA hòa cùng các nguồn vốn trong nước góp phần đưa tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của nước ta từ 3,5% năm 1993 lên 5.32% năm 2009 (đặc biệt từ năm 2005-2007: đạt mức bình quân trên 8%/ năm), đồng thời cũng góp phần giúp tỉ lệ hộ cùng kiệt giảm đi đáng kể. Hơn thế, nhờ có lợi thế riêng “thành tố hỗ trợ” (lãi suất thấp, thậm chí bằng không, kết hợp thời gian vay dài, thời gian ân hạn cao…) đã tạo nên tính ưu đãi của ODA so với các nguồn vốn.
Ví dụ : ODA của Nhật Bản có mức lãi suất dao động 0,75% -2,3%/ năm tùy thuộc vào tính chất từng dự án, thời hạn cho vay từ 30-40 năm, thời gian ân hạn 10 năm… Như vậy Việt Nam đã ưu tiên phần lớn nguồn vốn này vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế mang tính chất dài hạn.
Nguồn vốn ODA đã bổ sung một nguồn kinh phí quan trọng cho đầu tư phát triển, chiếm khoảng 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 12-13% trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong 5 năm trở lại đây. Song điều quan trọng hơn là ở chỗ nguồn vốn ODA đã được tập trung cao để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, góp phần tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn của khu vực tư nhân, xóa đói giảm cùng kiệt và cải thiện đời sống nhân dân.
Trong thời gian gần đây, xét về cơ cấu vốn ODA được kí kết, tỷ trọng nguồn vốn dành cho các dự án trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, nông nghiệp, lâm nghiệp, nông thôn, y tế, giáo dục, môi trường đã được cải thiện đáng kể.
Biểu đồ cơ cấu ODA trong các lĩnh vực phát triển kinh tế
Nguồn:
Chiếm tỷ trọng cao nhất (30,9%) trong thu hút ODA tính đến năm 2009 là lĩnh vực y tế giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ với 1,67 tỷ USD vốn ODA kí kết. Tiếp đến là cơ sở hạ tầng đạt 29,3% (trong đó giao thông vận tải 899 triệu USD, chiếm tỷ trọng 16,7%, cấp thoát nước và phát triển đô thị với gần 697 triệu USD, chiếm 12,6%). Lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp với nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm cùng kiệt với gần 1,37 tỷ USD (chiếm 24,7%).
2. Vốn ODA Nhật Bản
Kể từ khi nối lại viện trợ phát triển cho Việt Nam vào năm 1991, Nhật Bản đã liên tục dẫn đầu danh sách các quốc gia cung cấp ODA cho Việt Nam, với mức tăng năm sau cao hơn năm trước. Từ năm 1992 đến nay, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đạt 1.542 tỷ Yên (gần 17 tỷ USD), chiếm khoảng 30% tổng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết với Việt Nam. Đặc biệt từ năm 2005 tới nay, tổng số viện trợ ODA của Nhật Bản luôn đạt hơn 100 tỷ yên (khoảng 1 tỷ USD) mỗi năm. Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Năm 2003, mặc dù cắt giảm 5,8% ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỷ yên, giảm khoảng 1.2% so với năm 2002. Năm 2009, ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam trên 2 tỷ USD (183 tỷ Yên) > 100 tỷ Yên cam kết 1 năm trước, tiếp tục tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng, dự án môi trường...
Vai trò ODA Nhật Bản trên các lĩnh vực cụ thể:
a. Tác động của ODA Nhật Bản tới GDP và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác (từ đầu thập niên 90 đến nay)
Quốc gia
Trung Quốc
Indonesia
Malaysia
Philippine
Thái Lan
Việt Nam
Tăng GDP
0.12
0.5
0.2
0.71
0.49
1.65
Lạm Phát
-0.06
-0.22
-0.13
-0.6
-0.29
-0.69
Xuất Khẩu
0.14
0.59
0.19
0.9
0.34
2.53
Cán cân TM
139
67
13
6
29
28
ODA làm tăng tổng vốn đầu tư của các quốc gia tiếp nhận, do đó làm tăng năng lực sản xuất, kéo theo đó là tăng trưởng GDP so với trường hợp không nhận nguồn vốn bổ sung này. Từ bảng trên cho thấy, tác động của vốn vay ODA Nhật lên tăng trưởng GDP của Việt Nam là 1,7% , trong khi ở các quốc gia còn lại lớn nhất chỉ là 0,7% (thấp hơn một nửa). Đây là một con số khá lớn, đặc biệt đối với Việt Nam, kể cả nếu so với tốc độ tăng trưởng chung của GDP khá nhanh trong cùng thời kỳ, trên 7%.
Bên cạnh đó tăng năng lực sản xuất giúp làm giảm lạm phát. Được lợi nhất vẫn là Việt Nam, với tốc độ giảm lạm phát là 0,7%. Giá cả nội địa giảm sẽ cải thiện tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của những nước tiếp nhận này, và do đó làm tăng khối lượng xuất khẩu của họ, đáng kể nhất vẫn là Việt Nam, tới 2,5%. Nhập khẩu cũng tăng vì nhu cầu của nền kinh tế đã tăng hơn khi tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, nhưng nhu cầu này phần nào bị cản trở bởi sự giảm giá ở thị trường nội địa nên cuối cùng cán cân thương mại vẫn được cải thiện mạnh, ở Việt Nam là 28% (cao nhất là Trung Quốc 139%).
Nguồn vốn này còn đặc biệt khi nó là nguồn vốn bổ sung quý báu và quan trọng cho phát triển vào những giai đoạn khó khăn, khủng hoảng kinh tế ở châu Á (ví dụ vào thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 1997, khủng hoảng kinh tế 2008-2009).
b. Vai trò của ODA đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng
ODA Nhật Bản chú trọng đầu tư, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu cảng, điện, thông tin, năng lượng…). Hơn 50% số dự án sử dụng vốn ODA Nhật Bản là các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng.
Giới thiệu một số dự án lớn có vai trò quan trọng
* Cầu Bãi Cháy: ( sau hơn 3 năm xây dựng, 2/12/2006 khánh thành)
Dự án cầu Bãi Cháy được thực hiện bằng vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước với tổng mức đầu tư 2.140 tỷ đồng. Cầu Bãi Cháy nằm trên Quốc lộ 18 nối liền 2 khu vực trung tâm văn hóa – kinh tế của tỉnh Quảng Ninh là Hòn Gai và Bãi Cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông nội đô thành phố Hạ Long và nối thông toàn bộ Quốc lộ 18 – trục giao thông huyết mạch của tam giác kinh tế: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của toàn bộ vùng Đông Bắc đất nước.
* Hầm qua đèo Hải Vân
Đây là hầm đường bộ lớn nhất được xây dựng ở Việt Nam và là một trong 30 hầm lớn và hiện đại nhất của thế giới. Tổng vốn đầu tư là hơn 127,9 triệu USD, trong đó vốn ODA chiếm hơn 75%. Việc thông xe công trình đã cải thiện cơ bản điều kiện giao thông qua lại trên đoạn đường đèo hiểm trở, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của cả nước, và trực tiếp là miền Trung. Đường hầm bao gồm điểm đầu và điểm cuối của con đường hành lang Đông - Tây là một trong những dự án quan trọng được các nước ASEAN và các nước vùng sông Mê Kông đánh giá cao.
* Dự án đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây
Dự án với tổng vốn đầu tư hơn 932,4 triệu USD do cơ quan hợp tác quốc tế N...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tiểu luận Vai trò và hoạt động của trung tâm lưu ký chứng khoán . Những vấn đề còn tồn đọng Luận văn Kinh tế 1
D Tiểu luận Vai trò của probiotics, symbiotics Y dược 0
F Tiểu luận: Phân tích vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo Tài liệu chưa phân loại 0
E Tiểu luận: Bình luận về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo quy định của Hiến Chương và t Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: phân tích vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện cá Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: nâng cao vai trò của pháp luật thuế ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trườ Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận:Hương ước của làng là gì? Nội dung cơ bản của Hương ước? Vai trò, ảnh hưởng của Hương ước Tài liệu chưa phân loại 0
B Tiểu luận: Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nhân và một s Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: VAI TRÒ CỦA VÀNG VÀ SO SÁNH VỚI TIỀN ĐỒNG Tài liệu chưa phân loại 1
M Tiểu luận: Vai trò của gia đình trong việc nhận thức và thực hiện bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top