tuananh_1807_c8

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO TỈNH NGHỆ AN 3
1.1 Khái quát về du lịch biển, đảo 3
1.1.1 Khái quát về du lịch 3
1.1.2 Một số khái niệm cơ bản khác 4
1. 1.3 Các dạng du lịch 5
1.1.4 Vai trò của du lịch 5
1.1.2 Du lịch biển, đảo và liên hệ Việt Nam 6
1.1.3 Du lich biển với phát triển kinh tế ở Việt Nam 9
1.2 Tỉnh Nghệ An và những yếu tố tiềm năng phát triển du lịch biển 15
1.2.1 Giới thiệu về tỉnh Nghệ An 15
1.2.2 Yếu tố tiềm nằng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 17
1.2.3 Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 21
PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢOTỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002-2009 24
2.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 24
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 24
2.1.2 Các chủ trương, chính sách ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo tỉnh Nghệ An thời gian qua 25
2.2 Thực trạng các nguồn lực phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 27
2.2.1 Thực trạng về cơ sở hạ tầng du lịch biển, đảo 27
2.2.2 Thực trạng về đội ngũ lao động và công tác đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch 28
2.2.3 Thực trạng về đầu tư phát triển du lịch 28
2.2.4 Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch 29
2.2.5 Thực trạng về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch 30
2.2.6 Công tác bảo vệ môi trường 31
2.3 Kết quả hoạt động du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An giai đoạn 2002-2009 31
2.3.1 Các hoạt động du lịch biển 31
2.3.2 Một số kết quả đạt được giai đoạn 2002-2009 36
2.4 Kết luận về thực trạng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 39
2.4.1 Những mặt được trong hoạt động phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 39
2.4.2 Những tồn tại và hạn chế 40
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế 40
PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 42
3.1 Mục tiêu, định hướng chung 42
3.1.1 Mục tiêu 42
3.1.2 Định hướng phát triển 43
3.2 Giải pháp 45
3.2.1 Giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo. 45
3.2.2 Phát triển các tuyến du lịch biển và ven biển 46
3.2.4 Phát triển nguồn nhân lực du lịch 49
3.2.5 Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch 50
3.2.6 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước 51
3.2.7 Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường du lịch, đảm bảo an ninh quốc phòng 53
KẾT LUẬN 55
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Nghệ An có thể nói là nơi mà có thể phát triển được hết các tuyến đường giao thông, phục vụ nhu cầu các phương tiện đi lại của nhân dân cũng như sự thuận tiện cho khách du lịch.Nhưng hệ thống giao thông của Nghệ An còn chưa được đầu tư với quy mô lớn, hệ thống đường sá còn hẹp, xuống cấp, trong khi các phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng lên. Hệ thống cảng biển ít,chưa quy mô và chất lượng. Sân bay tại thành phố Vinh còn bé, chỉ phục vụ hành khách một số ít tuyến, nên không thuận lợi cho du khách nước ngoài đến.
Hầu hết các địa phương vùng ven biển đã có nguồn điện lưới quốc gia. Một số xã, phường có hệ thống nước sạch cung cấp cho sinh hoạt và phục vụ khách du lịch; Hệ thống bưu điện, bưu cục phát triển, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, đảm bảo cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông cho nhân dân và khách du lịch.
Nghệ An có hạ tầng giao thông tương đối thuận lợi cho hành khách lựa chọn phương tiện đi du lịch của mình, có thể đi theo từng cá nhân, đi theo đoàn hay kết hợp với các tua du lịch ở các vùng miền khác.Hạ tầng về điện, nước sạch, thông tin liên lạc…tốt, sẵn sàng cung cấp và phục vụ phát triển du lịch.Mặt khác, tại Nghệ An do diện tích khá rộng, nên mật độ dân cư thấp, phương tiện đi lại thông thoáng, có môi trường khá hiền hoà, không ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm… sẽ là điểm thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung và du lịch biển, đảo nói riêng.
1.2.3 Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An
Nhìn chung, Nghệ An hội tụ những tiềm năng, cũng như lợi thế để phát triển du lịch biển, đảo.
(1) Tài nguyên du lịch vùng biển Nghệ An đa dạng phong phú, đan xen nhau, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch biển, đảo khác nhau: du lịch tắm biển,mua sắm, nghỉ dưỡng, ẩm thực, tham quan sinh thái biển, tham quan các lễ hội, phong tục tập quán, du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm…và khả năng liên kết các loại hình du lịch với nhau tạo ra sức hút lớn đối với du khách.
(2) Điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển nói chung và du lịch biển nói riêng.Dân số đông, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu về giải trí và các món ăn tinh thần càng lớn.Nếu biết cách tận dụng và khai khai thác thì đây chính là thì trường nội địa rất tiềm năng.
(3) Nguồn lao động dồi dào,ngày càng được nâng cao, giá nhân công rẻ tạo lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp.Cung cấp lao động có tay nghề cho các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch biển, đảo.
(4) Cơ sở hạ tầng Nghệ An thuận lợi cho phát triển du lịch biển.Có mạng lưới giao thông đa dạng, hệ thống thông tin cùng với các yếu tố hạ tầng cơ sở ngày càng được cải thiện và phát triển nhanh chóng đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển, đảo.
Tóm lại, vùng biển, đảo Nghệ An đã hội tụ những tiềm năng, những lợi thế, có thể phát huy nội lực để hình thành và phát triển các quần thể du lịch biển và ven biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc gia với nhiều loại hình hấp dẫn có sức cạnh tranh về các sản phẩm du lịch như: du lịch biển, tham quan kết hợp nghiên cứu khoa học, hội nghị, giao dịch thương mại, thể thao, nghỉ ngơi giải trí và chữa bệnh...
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, việc khai thác tài nguyên du lịch biển và ven biển Nghệ An cũng có những khó khăn, bất lợi chẳng hạn:
(i) Có một mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 20oC và thường kèm theo mưa phùn ít thích hợp với du lịch biển, đảo.Nghệ An có gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), lúc đó thời tiết khá lạnh và giá nên hạn chế rất nhiều nhu cầu và làm giảm đáng kể lượng cầu về du lịch biển, đảo ở Nghệ An.Nghệ An có biên độ dao động nhiệt lớn (cao nhất là 380c và thấp nhất là 70c), nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24,00c đến 25,50c, vì vậy du lịch biển, đảo đang mang tính thời vụ cao.
(ii) Hệ thống đường giao thông đến các điểm du lịch chưa đồng bộ, hệ thống đường còn chưa được mở đầu tư, mở rộng, chất lượng xuống cấp... ảnh hưởng đến việc tổ chức các chương trình du lịch, cũng như sự thuận lợi cho các phương tiện giao thông.
(iii) Một số yếu tố lịch sử, văn hóa và xã hội không tích cực, gây khó khăn cho phát triển du lịch biển, đảo, chẳng hạn như:
Một số di tích lịch sử, văn hóa đang bị xuống cấp, nhưng chưa được trùng tu tôn tạo.
Vấn đề an ninh, các tệ nạn xã hội như nhà chứa gái mại dâm, nghiện hút, cướp giật,… chưa được kiểm soát chặt chẽ có thể gây ác cảm, ảnh hưởng đến khách du lịch.
(iv) Văn hóa ứng xử của một số bộ phận dân cư địa phương còn thấp, buôn bán manh mún, thường hay trục lợi khi khách du lịch không biết đầy đủ thông tin…gây ảnh hưởng xấu đến bộ mặt du lịch của tỉnh.
PHẦN II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO
TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002-2009
2.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An
Trong những năm qua, nhận thức rõ tiềm năng, lợi thế vầ hiệu quả to lớn của việc phát triển du lịch biển, Nghệ An đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các địa phương vùng ven biển, nhất là về kết cấu hạ tầng kỹ thuật với tổng mức vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Hệ thống đường giao thông đến các khu điểm du lịch biển của Nghệ An đã được nâng cấp một bước. Từ quốc lộ 1A đã có các tuyến đường bộ dẫn đến các bãi biển của Nghệ An. Các tuyến đường Vinh - Cửa Lò, Nam Cấm - Cửa Lò, đền Cuông - Cửa Hiền và đường ven biển từ Nghi Lộc -Quỳnh Lưu tiếp tục được nâng cấp, mở rộng. Nhờ đó vùng ven biển có hệ thống hạ tầng khá tốt để phát triển du lịch.
Trong thời gian qua việc đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú du lịch đã có tốc độ phát triển nhanh. Năm 2002, các huyện thị ven biển mới chỉ mới có 108 cơ sở lưu trú với 2.775 phòng, 5.696 giường, tập trung ở khu vực Vinh và thị xã Cửa Lò thì đến năm 2008 các địa phương ven biển đã có 344 cơ sở lưu trú với 8.574 phòng, 17.067giường, trong đó có 1.832 phòng với 3.721 đủ tiêu chuẩn quốc tế
Vốn đầu tư cho các cơ sở lưu trú cũng tăng nhanh. Năm 2002 các huyện thị vùng ven biển mới có mức đầu tư 420,7 tỷ đồng thì đến năm 2008 đã tăng lên mức trên 1.687,5 tỷ đồng.
Trong thời kỳ 2002 - 2008, lượng khách đến các điểm du lịch vùng ven biển tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng trung bình 22,08%/năm, trong đó khách du lịch quốc tế có xu thế tăng đều hàng năm. Tỷ trọng khách du lịch vùng ven biển hàng năm chiếm 75% tổng lượt khách du lịch đến Nghệ An.
Năm 2006, Nghệ An triển khai xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006- 2015 có tính đến năm 2020.
Có thể khẳng định, thời gian qua, du lịch vùng ven biển và hải đảo luôn chiếm tỷ trọng lớn đối với du lịch Nghệ An và đã đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách tỉnh, tạo công ăn việc làm, thu nhập...
trực tiếp trong ngành và hàng nghìn lao động xã hội khác, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo nên những tác động tích cực làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt đô thị và nông thôn, nâng cao đời sống của nhân dân ở những vùng có hoạt động du lịch phát triển.
(5) Trước đây, sản phẩm du lịch của vùng chủ yếu chỉ có tắm biển, thời gian gần đây các hoạt động du lịch lữ hành cũng có bước phát triển. Các doanh nghiệp lữ hành tích cực quan tâm tới việc xúc tiến đa dạng hoá hoạt động du lịch, kết hợp giữa du lịch biển với tham quan các di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng,..., mở rộng thị trường và liên kết phát triển du lịch trong nước cũng như nước ngoài khai thác các tour, tuyến đáp ứng nhu cầu của khách.
2.4.2 Những tồn tại và hạn chế
(1) Các sản phẩm du lịch chưa đa dạng, còn mang tính truyền thống, chưa được khai thác xứng với tiềm năng du lịch mà Nghệ An có được.Du lịch biển Nghệ An vẫn còn bị ảnh hưởng tính mùa vụ (hoạt động du lịch chủ yếu về mùa Hè).
(2) Lượng khách du lịch quốc tế đến các khu, điểm du lịch biển đạt thấp.
(3) Tiến độ đầu tư của các dự án du lịch còn chậm, thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch đang còn yếu kém.
(4) Cơ cấu doanh thu du lịch chủ yếu dựa vào lưu trú và ăn uống, các dịch vụ phục vụ du lịch khác còn ít.
(5) Các tuyến du lịch còn chưa được phân định, quy hoạch củ thể nên khó xây dựng và quảng bá, phát triển các tua du lịch.
(6) Văn hoá ứng xử, phong cách phục vụ du lịch còn hạn chế; các tệ nạn xã hội, hiện tượng bán hàng rong, ăn xin tại các khu, điểm du lịch còn tồn tại.
(7) Vấn đề quản lý, bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Hệ thống thoát và xử lý nước thải sinh hoạt chưa có hay chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Rác thải do sóng biển dạt vào tại các bãi biển ở Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu chưa được thu gom, xử lý triệt để.
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế
2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan
- Tình hình bất ổn định chính trị, khủng hoảng kinh tế của thế giới và khu vực.
- Tình hình thời tiết, khí hậu biến đổi thất thường ảnh hưởng đến tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch biển.
2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan
- Công tác quy hoạch và quản lý nhà nước về quy hoạch thiếu thống nhất và tập trung.
- Công tác quản lý tài nguyên du lịch còn chồng chéo. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp đối với công tác bảo vệ và khai thác tài nguyên chưa thực sự chặt chẽ, liên kết.
- Nhận thức về vai trò và sự phát triển bền vững du lịch của cộng đồng và chính quyền các cấp đặc biệt là các doanh nghiệp chưa theo kịp với yêu cầu hội nhập. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hầu hết thuộc hạng vừa và nhỏ; Năng lực quản lý còn yếu kém.
- Nguồn nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu.
- Các sản phẩm du lịch biển chưa đa dạng, chưa phong phú, sức cạnh tranh thấp. Các dịch vụ và hàng hoá phục vụ khách du lịch tại các bãi biển và các điểm du lịch còn cùng kiệt nàn, chất lượng chưa cao.
- Công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch chưa theo kịp yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới. Kinh phí và thời gian xúc tiến, quảng bá du lịch còn hạn chế. Một số doanh nghiệp chưa quan tâm đến tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh Văn hóa, Xã hội 0
D Định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 Luận văn Kinh tế 0
D Rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo học phần sinh học cơ thể Luận văn Sư phạm 0
D Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Môn đại cương 0
D KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN Hóa học Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tại tỉnh bình định Luận văn Kinh tế 0
D Thiết kế chuyên đề dạy học "vi sinh vật" - môn sinh học lớp 10, theo định hướng phát triển năng lực học sinh Luận văn Sư phạm 0
D giáo án vật lý 8 theo định hướng phát triển năng lực Luận văn Sư phạm 0
D Giáo án Mới Hình học 11 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 2018 Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top