Kelby

New Member
Download Đề tài Hành vi đầu tư và tiết kiệm hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang

Download Đề tài Hành vi đầu tư và tiết kiệm hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang miễn phí





MỤC LỤC
 
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1. Khái niệm tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu 3
2.1.1. Tiết kiệm 3
2.1.2. Đầu tư 3
2.1.3. Chi tiêu 3
2.1.4. Thu nhập 3
2.2. Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu 4
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
3.1. Thiết kế nghiên cứu 5
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ 5
3.1.2. Nghiên cứu chính thức 5
3.1.3. Xử lý dữ liệu 6
3.2. Mẫu 6
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu 6
3.2.2. Cỡ mẫu 6
3.3. Thang đo 6
3.3.1. Thang đo biểu danh (danh xưng) 6
3.3.2. Thang đo tỷ lệ 7
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8
4.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn 8
4.2. Hiện trạng và cơ cấu thu nhập của hộ gia đình nông thôn An Giang 9
4.2.1. Thu nhập phân theo hoạt động sản xuất 9
4.2.2. Thu nhập phân theo trình độ học vấn 12
4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập 15
4.2.4. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của hộ nông dân và hệ quả đối với từng nhóm hộ 16
4.2.5. Sử dụng thu nhập sau khi trừ chi phí 17
4.3. Các hình thức chi tiêu 18
4.5. Các hình thức tiết kiệm 25
4.7. Các hình thức tín dụng ở nông thôn 28
4.7.1. Các hình thức tín dụng phân theo thu nhập 29
4.7.2. Các hình thức tín dụng phân theo trình độ học vấn 31
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 36
GIẢI PHÁP 36
5.1. Kết luận 36
5.2. Kiến nghị 37
5.2.1. Đối với hộ gia đình nông dân 37
5.2.2. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương 37
5.2.3. Đối với các tổ chức tín dụng nông thôn 38
5.3. Giải pháp 38
5.3.1. Các giải pháp tăng thu nhập cho hộ gia đình ở nông thôn 38
5.3.2. Giải pháp thúc đẩy các hình thức tín dụng chính thức ở nông dân 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
PHỤC LỤC 1 42
PHỤC LỤC 2 46
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ềm năng của vùng.
4.2.4. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của hộ nông dân và hệ quả đối với từng nhóm hộ
Bảng 4.2. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của hộ nông dân và hệ quả đối với từng nhóm hộ
Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp
Hệ quả
Nhóm thu nhập thấp, thu nhập trung bình
Thiếu diện tích đất canh tác
Không mở rộng được sản xuất
Thiếu vốn
Không có điều kiện để đầu tư sản xuất
Trình độ học vấn thấp
Khó khăn trong việc học tập và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
Khả năng tiếp cận thị trường thấp
Không nắm bắt được giá cả và nhu cầu thị trường nên bị thương buôn ép giá dẫn đến lợi nhuận thu được thấp
Trình độ canh tác thấp
Năng suất thấp
Nhóm thu nhập cao, thu nhập khá
Hệ thống giao thông chưa đảm bảo
Quy mô sản xuất còn hạn chế
Phụ thuộc vào lúa
Khó phát triển kinh tế
Khó tìm ngành nghề đầu tư mới do thiếu trình độ chuyên môn
Vẫn duy trì ngành nghề sản xuất cũ
Giống cây trồng, vật nuôi không đảm bảo chất lượng
Năng suất thấp, thu nhập giảm
Thiếu lao động
Khó khăn trong quá trình sản xuất
Thiếu vốn
Gây khó khăn cho mở rộng sản xuất
4.2.5. Sử dụng thu nhập sau khi trừ chi phí
Biểu đồ 4.4. Sử dụng thu nhập sau khi trừ chi phí
Số tiền sau khi trừ chi phí hầu hết các nhóm hộ từ thu nhập thấp đến thu nhập cao đều dùng vào việc chi tiêu hàng ngày và tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực mà họ đang hoạt động sản xuất chiếm 100%. Trong khi đó tích lũy chỉ tập trung ở nhóm hộ:
- Nhóm hộ thu nhập cao và thu nhập khá cùng chiếm 100%.
- Nhóm trung bình chiếm 40%.
- Còn đối với nhóm hộ có thu nhập thấp việc đủ tiền trong chi tiêu hàng ngày và tiếp tục đầu tư sản xuất đã là một điều khó khăn chứ nói chi đến tích lũy. Bà Lê thị Thơ một hộ nông dân tâm sự: “Gia đình tui có 5 miệng ăn mà chỉ sống dựa vào 3 công ruộng, tiền làm thuê của chồng và các con, mà tui lại nay ốm mai đau đôi khi không đủ tiền để chi tiêu hàng ngày lấy gì mà tích lũy”.
Ngoài số tiền dùng để chi tiêu hàng ngày, đầu tư tiếp tục sản xuất, tích lũy thì hộ nông dân còn phải chi thêm một khoản đó là trả nợ vay, số tiền mà hộ gia đình đã vay các tổ chức tín dụng, người thân, hàng xóm… trong quá trình sản xuất cũng như chi tiêu. Cụ thể:
- Nhóm thu nhập cao chiếm 56%
- Nhóm hộ thu nhập khá 52%.
- Nhóm hộ thu nhập trung bình 76%.
- Nhóm hộ thu nhập thấp 100%.
Còn một khoản chi khác chiếm số lượng không nhiều nhưng lại chiếm một phần thu nhập đáng kể của hộ gia đình như: sửa chữa nhà cửa, mua xe, những rủi ro bất thường (đau ốm, bệnh tật)…
4.3. Các hình thức chi tiêu
Chi tiêu của hộ gia đình chỉ tính đến những khoản mà hộ gia đình dùng tiền, hàng hóa trao đổi, mua bán không tính đến những khoản mà hộ gia đình tự cung tự cấp.
Biểu đồ 4.5. Các hình thức chi tiêu
Một hộ có thu nhập càng cao thì có mức chi tiêu càng cao, như vậy chi tiêu phụ thuộc vào thu nhập của hộ gia đình chi tiêu của nhóm thu nhập cao là 1,25 triệu đồng/người/tháng gấp 1,4 lần nhóm hộ thu nhập khá 869 ngàn đồng/người/tháng, gấp 2,2 lần nhóm thu nhập trung bình 566 ngàn đồng/người/tháng và gấp 3,8 lần nhóm hộ có thu nhập thấp 332 ngàn đồng/người/tháng. Ta thấy, khoảng cách giữa nhóm chi tiêu cao nhất là 1,25 triệu đồng/người/tháng và chi tiêu thấp nhất là 332 ngàn đồng/người/tháng.
Đây là mức chi tiêu tương đối chêch lệch, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế chung khu vực nông thôn An Giang và khoảng cách chênh lệch giàu cùng kiệt giữa các nhóm hộ ngày càng rõ nét.
Điều đó có thể thấy rằng những hộ gia đình có thu nhập khá và cao thì nhu cầu không chỉ dừng lại ở ăn no, mặc ấm nữa mà là ăn ngon, mặc đẹp. Còn đối với nhóm hộ có thu nhập trung bình và thấp thì nhu cầu chi tiêu chỉ dừng lại ở ăn no, mặc ấm là đã đủ chứ nói gì đến ăn ngon, mặc đẹp, đó chỉ là một điều mơ ước. Hộ có thu nhập cao có mức chi tiêu cho ăn uống đạt 718 ngàn đồng/người/tháng gấp 3,9 lần so với nhóm hộ có thu nhập thấp là 183 ngàn đồng/người/tháng. Bên cạnh chi tiêu cho việc ăn uống thì đi lại, học hành, mua sắm, đám tiệc, du lịch… cũng chiếm một khoản khá lớn trong tổng chi tiêu của các nhóm hộ.
Chi tiêu ở các khu vực và nhóm dân cư cũng có sự khác nhau. Nhóm hộ gia đình thuần nông có mức chi tiêu thấp hơn so với nhóm hộ ở khu vực chợ là vì: Nhóm hộ sống bằng nông nghiệp có thể tận dụng được những phế phẩm từ sản xuất lúa và trong cuộc sống hằng ngày để trồng trọt và chăn nuôi thêm để phục vụ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày. Ngoài ra vào mùa nước nổi họ có thể giăng lưới bắt cá, do đó sẽ tiết kiệm được một khoản chi tiêu đáng kể so với nhóm hộ ở khu vực chợ thì cái gì cũng phải mua.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu
Biểu đồ 4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu
Thu nhập: Thật vậy thu nhập là yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày nó chi phối hầu hết các yếu tố khác trong đó có chi tiêu, 100% số hộ từ thu nhập thấp nhất đến thu nhập cao đều cho rằng chi tiêu chịu ảnh hưởng bởi thu nhập.
Lạm phát: Chỉ có 28% số hộ nhóm thu nhập cao và 44% thu nhập khá cho rằng lạm phát ảnh hưởng đến chi tiêu. Trong khi đó hai nhóm còn lại chiếm tỷ lệ cao hơn cụ thể: Nhóm hộ thu nhập trung bình là 68%, thu nhập thấp là 80%.
Giá cả hàng hóa: Việc giá cả hàng hóa tiêu dùng trong hàng ngày trong thời gian qua liên tục tăng đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm cũng đã ảnh hưởng phần nào đến mức chi tiêu của các nhóm hộ. Cụ thể:
- Nhóm thu nhập cao là 52%.
- Nhóm thu nhập khá có 56%.
Nhóm này cho rằng do thói quen chi tiêu như vậy, thì dù giá cả sinh hoạt có tăng nhưng họ vẫn giữ ở mức chi tiêu cũ. Hơn thế nữa, mặc dù giá cả hàng hóa có tăng nhưng thu nhập mà họ thu được từ sản xuất kinh doanh cũng tăng tính qua tính lại cũng chẳng thấy có ảnh hưởng gì.
Còn hai nhóm còn lại thì việc giá cả hàng hóa tăng ảnh hưởng nhiều đến chi tiêu:
- Nhóm thu nhập trung bình là 96%.
- Nhóm thu nhập thấp 100%.
Cho biết ngày xưa chỉ cần 30 ngàn đồng đã mua được 1 kg thịt heo bây giờ phải đến 65 ngàn đồng mới mua được 1 kg, còn gạo 5 ngàn đồng/kg bây giờ phải chi 9 ngàn đồng/kg nhưng gạo dù có tăng giá đến đây cũng không giảm được nên chỉ có thể hạn chế chi tiêu cho thịt, cá. Vì vậy trong bữa ăn hàng ngày của nhóm hộ này bây giờ chủ yếu là cá và rau.
Tập quán sinh hoạt: Sinh hoạt của hộ gia đình khu vực nông thôn cũng phần nào ảnh hưởng đến chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày họ có thể tự chăn nuôi, trồng trọt: gà, vịt, cá, rau, cải… để phục vụ cho gia đình mình. Chi tiêu của hộ nông dân cũng chịu sự tác động bởi mùa vụ. Vào mùa vụ chi tiêu cho việc ăn uống của hộ nông dân tăng vì nhu cầu thuê lao động tăng, còn đến mùa nước nổi thì chi tiêu giảm xuống do các hộ này có thể giăng câu, đặt lờ để kiếm nguồn thức ăn nên tiết kiệm được một khoản chi tiêu. Đối với các nhóm hộ thì tập quán sinh hoạt ảnh hưởng đến chi tiêu cũng khác nhau:
- Nhóm thu nhập cao chiếm 60%
- Nhóm thu nhập khá 80%.
- Nhóm thu nhập trung b
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
F Huy động vốn trung và dài hạn qua phát hành trái phiếu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
Q Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho ngườ Luận văn Kinh tế 0
C Đánh giá thực trạng kế toán bất động sản đầu tư trước và sau khi ban hành chuẩn mực kế toán số 05 Luận văn Kinh tế 0
D ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA Ở NGÀNH KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI D Nông Lâm Thủy sản 0
D Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 0
T Dự án đầu tư kinh doanh vận chuyển hành khách công cộng bằng taxi Công nghệ thông tin 0
C Thực trạng thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư theo luật đầu tư 2005 : Luận văn ThS. Lu Luận văn Luật 0
H phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng Tài liệu chưa phân loại 2
A Khái quát về các phần hành KT tại công ty Thương Mại Tư Vấn và Đầu Tư. Tài liệu chưa phân loại 0
L CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG VỀ VĂN THƯ LƯU TRỮ Tại Công ty CP Đầu tư Xây dựng Thương mại Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top