nxqd_3051990

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
MỤC LỤC 01
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 03
LỜI MỞ ĐẦU 04
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 06
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về BĐS 06
1.1.1. Khái niệm BĐS .06
1.1.2. Đặc diểm của bất động sản 06
1.1.3. Phân loại Bất động sản 08
1.2. Những vấn đề lý luận chung về đầu tư kinh doanh BĐS 09
1.2.1. Khái niệm đầu tư kinh doanh BĐS 09
1.2.2. Đặc điểm của đầu tư kinh doanh BĐS 10
1.2.3. Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS của doanh nghiệp 10
1.2.4. Các nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS .12
1.2.4.1. Nhóm các nhân tố tự nhiên 12
1.2.4.2. Nhóm các nhân tố kinh tế .12
1.2.4.3. Nhóm các nhân tố chính trị .13
1.2.4.4. Ảnh hưởng của nhà nước tới hoạt động kinh doanh BĐS VN 13
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐỨC DƯƠNG 15
2.1. Giới thiệu vê công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Dương .15
2.1.1. Giới thiệu về công ty .15
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển .15
Các danh hiệu thi đua .16
2.2. Cơ cấu tổ chức .17
2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức .17
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 18
2.2.2.1. Bộ máy lãnh đạo của công ty 18
2.2.2.2. Các phòng ban chức năng 18
2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đức Dương 20
2.4. Hoạt động đầu tư phát triển để phục vụ đầu tư kinh doanh BĐS 21
2.5. Thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh BĐS 21
2.5.1. Các dự án công ty làm chủ đầu tư .22
2.5.1.1. Dự án khu dân cư, dịch vụ, thương mại, văn hóa, thể thao Minh Tân .22
2.5.1.2. Dự án khu trung tâm thương mại, dịch vụ, chợ dân sinh và dân cư phía Nam Hải Hà – thị trấn Quảng Hà 25
2.5.2. Các dự án theo hợp đồng xây dựng .27
2.5.2.1. Dự án Khu biệt thự và khách sạn phía tây cầu Bãi Cháy 27
2.5.2.2. Dự án khu dân cư xã Hồng Phong .29
2.6. Đánh giá hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Đức Dương 31
2.6.1. Hiệu quả đạt dược 31
2.6.2.Hạn chế còn tồn tại 32
PHẦN III:KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH BĐS TẠI CÔNG TY TNHH ĐỨC DƯƠNG 33
3.1. Định hướng thị trường BĐS của Việt Nam 33
3.2. Quan điểm mục tiêu của công ty Đức Dương 34
3.2.1. Mục tiêu chung 34
3.2.2. Mục tiêu cụ thể trong thời gian tới 34
3.3. Nguyên nhân của các hạn chế 35
3.4. Kiến nghị một số giải pháp 36
3.4.1. Một vài giải pháp chung 36
3.4.2. Các giải pháp cụ thể 37
3.4.2.1. Giải pháp về vốn 37
3.4.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực 38
3.4.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường kinh doanh BĐS 39
3.4.2.4. Giải pháp về quy trình thực hiện đầu tư 39
3.4.2.5. Giải pháp về quản lý sau đầu tư 40
3.4.2.6. Giải pháp về đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản 40
3.5. Kiến nghị đối với Nhà nước 40
KẾT LUẬN 43
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đề cương bài giảng môn Kinh doanh bất động sản của thạc sĩ Lê Thị Duyên – giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương;
- Nguyễn Văn Hòa, Thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản của công ty Cổ phần Xây dựng số 2;
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật kinh doanh bất động sản;
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật đất đai;
Các trang web:
- Batdongsan.vn;
- congbao.quangninh.gov.vn;
- dantri.com;
- halong.org.vn;
- kilobooks.com;
- muabannhadat.vn;
- phapluatvn.vn;
- quangninh24h.vn;
- quangninh.gov.vn;
- tailieu.vn;
- vi.wikipedia
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007, Việt Nam đã và đang có những sự chuyển mình thật sự hết sức mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao (bình quân từ 1995 là khoảng 7%/năm), đời sống người dân không ngừng được cải thiện và cùng với đó là sự xuất hiện ngày một nhiều của những công trình, những khu đô thị mới, những tòa cao ốc vô cùng hiện đại và hoành tráng. Tất cả cho thấy một điều, Việt Nam đang thực sự là mảnh đất rất màu mỡ đối với những nhà đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) cả ở trong và ngoài nước.
Hiểu rõ được điều này, công ty trách nhiệm hữu hạn(TNHH) Đức Dương đã sớm tham gia thị trường bất động sản đầy tiềm năng từ đầu những năm 2000 của thế kỉ XXI với nhiều dự án lớn, vừa và nhỏ tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng, quy hoạch đô thị, xây dựng nhà cao tầng, các trung tâm văn hóa, dịch vụ và đầu tư kinh doanh BĐS. Đến nay công ty đã tạo dựng được uy tín của mình trên thị trường khu vực và phát triển ngày càng mạnh mẽ khi tham gia đầu tư vào nhiều dự án mới và nhận thi công nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau. Trong suốt quá trình thực hiện này, Công ty Đức Dương đã đạt được rất nhiều những thành tựu đáng kể với công ty nói riêng và với xã hội nói chung, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại ở đó một số hạn chế cần sớm khắc phục để đưa công ty trở thành công ty lớn, có tầm cỡ trong khu vực và tầm cỡ quốc gia.
Chính vì vậy, em rất hy vọng rằng đề tài “Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Dương” mà em đã nghiên cứu và thực hiện dưới đây sẽ đưa ra những nhìn nhận chân thật nhất về tình hình hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản tại công ty và qua đó tìm ra được những hướng đi, những giải pháp đúng đắn nhất. Bài báo cáo của em ngoài phần mở đầu và kết luận, tổng quan gồm ba phần sau:
Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản
Phần II: Thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản tại công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Dương
Phần III: Kiến nghị vào một số giải pháp phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản tại công ty TNHH Đức Dương

PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về BĐS
1.1.1. Khái niệm BĐS
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan niệm khác nhau về bất động sản. Tuy nhiên tất cả đều thống nhất trong quan điểm: bất động sản là những tài sản gắn liền với đất đai và không di dời được.
Theo Giáo sư Dan Swango: “bất động sản là đất đai và các công trình xây dựng trên đất. Nó hữu hình và ta có thể nhìn thấy và chạm vào nó” (Real estate refers to land and the improvements on it. It is tangible, and you can see and touch it).
Theo từ điển các thuật ngữ tài chính: “Bất động sản là một miếng đất và tất cả các tài sản vật chất gắn liền với đất” (A piece of land and whatever physical on it).
Theo Mc Kenzie and Betts, 1996, p.3: “Bất động sản bao gồm đất đai, tài sản gắn liền với đất đai, tài sản phụ thuộc vào đất đai và những tài sản không di dời được được định bởi luật pháp”.
Theo điều 181 của Bộ Luật Dân sự: “Bất động sản là những tài sản không di dời được, bao gồm: Đất đai; nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất; các tài sản khác do pháp luật quy định”.
Như vậy, BĐS trước hết là tài sản nhưng không phải tài sản nào cũng là BĐS, chỉ những tài sản nào không di dời được mới là BĐS. Vì vậy, đặc điểm riêng của BĐS là không di dời. Chính vì vậy, BĐS trước hết là đất đai và các công trình, kiến trúc gắn liền với đất đai. Đất đai là yếu tố ban đầu, yếu tố không thể thiếu của BĐS. Tuy nhiên, quan niệm về những “tài sản gắn liền với đất” được coi là BĐS lại có sự khác nhau, cùng một tài sản, có nước liệt kê vào danh mục động sản nhưng cũng có nước liệt kê vào danh mục BĐS; có lúc nó được coi là động sản nhưng lúc khác lại là BĐS.
1.1.2. Đặc điểm của BĐS
BĐS là một loại hàng hoá đặc biệt, vì vậy ngoài đặc điểm chung của những hàng hoá thông thường, bất động sản còn có những đặc điểm riêng sau đây:
+ Thứ nhất, bất động sản là hàng hoá có vị trí cố định, không di dời được.
Đặc điểm này là do hàng hoá bất động sản luôn gắn liền với đất đai, nên cố định về vị trí, về địa điểm và không có khả năng dịch chuyển, khó có khả năng tăng thêm về diện tích. Đây chính là dấu hiệu để phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa bất động sản và các tài sản thông thường khác (động sản). Đặc tính không di dời được của bất động sản thể hiện ở chỗ, các thành phần tạo thành bất động sản biểu hiện đặc tính không thể di dời được trong trường hợp nào và trong trường hợp nào thì chúng không mang đặc tính đó; trong đó, đất đai là tài sản luôn gắn liền với đặc tính không thể di dời được trong mọi trường hợp, còn các tài sản khác chỉ được gọi là bất động sản và mang đặc tính không thể di dời được khi gắn với đất đai (trừ một vài trường hợp ngoại lệ theo quy định của pháp luật).
- Hoàn thiện bộ máy và tăng cường năng lực cán bộ quản lý: Bộ máy quản lý Nhà nước về BĐS nước ta hiện nay còn rất phân tán đòi hỏi phải thống nhất tổ chức lại và hoàn thiện.
- Tăng khả năng cung cấp hàng hóa cho thị trường BĐS, đặc biệt là BĐS nhà ở đảm bảo chủ động bình ổn thị trường theo quy luật cung cầu, bình ổn giá cả BĐS phù hợp với mức độ tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhậpg của người dân. Thị trường nhà và đất ở là bộ phận quan trọng, chiếm tỷ trọng chính trong thị trường BĐS, những cơn “sốt” BĐS đều bắt đầu từ nhà và đất ở sau đó mới lan sang các thị trường BĐS khác. Vì vậy, bình ổn thị trường BĐS nhà đất ở là khâu đột phá để bình ổn thị trường BĐS.
- Thiết lập cơ chế dùng BĐS để tăng khả năng nguồn vốn cho doanh nghiệp: Việc huy động vốn là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng quyết định đến sự thành công của hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS của các doanh nghiệp. Nhà nước cần có quyết sách đối với thị trường BĐS về việc cho phép thế chấp một cách hoàn chỉnh BĐS hiện tại và BĐS trong tương lai để tăng vốn của doanh nghiệp.
- Thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường BĐS và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước: Cùng với quá trình hội nhập kinh tế đặc biệt là việc gia nhập WTO Nhà nước đã từng bước xóa bỏ những rào cản tạo môi trường thông thoáng, giảm thiểu thủ tục hành chính rườm rà để khuyến khích đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường BĐS Việt Nam, đảm bảo tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.



















KẾT LUẬN
Ngày nay, nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển, nhu cầu về việc sử dụng đất và nhà ở của con người ngày một tăng cao, do đó việc đầu tư vào BĐS đang được chú ý một cách mạnh mẽ. Công ty TNHH Đức Dương đã nhanh chóng thâm nhập thị trường với sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt như vốn, nhân lực, máy móc thiết bị,… tạo nền tảng vững mạnh giúp công ty phát triển.
Sau một thời gian hoạt động, công ty Đức Dương đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, đạt được nhiều danh hiệu thi đua và trở thành công đoàn vững mạnh của tỉnh Hải Dương, đem lại niềm tự hào cho mảnh đất và con người Hải Dương. Tuy nhiên, một doanh nghiệp dù phát triển ở cấp nào cũng không thể tránh được những hạn chế thiếu sót và ông ty TNHH Đức Dương cũng không phải là ngoại lệ. Qua một thời gian thực tập tại công ty, bằng việc vận dụng những lý luận đã học cùng với quá trình tìm hiểu thực tế, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp với mong muốn góp phần hoàn thiện cho kĩnh vực đầu tư kinh doanh BĐS tai công ty. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước ta cần chú trọng hơn nữa về lĩnh vực kinh doanh BĐS nói riêng và lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung, cụ thể là cần có một hệ thông thể chế pháp luật chặt chẽ hơn nữa để tránh việc có những cá nhân, tổ chức lừa gạt, gian lận trong quá trình kinh doanh. Do lần đầu tiên đi từ lý luận vào thực tế nên trong quá trình trình bày bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành Thank cô giáo Lê Thị Duyên đồng thời Thank các cô chú, anh chị tại công ty TNHH Đức Dương đã giúp em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Em mong nhận được những nhận xét của các thầy cô giáo trong khoa, cũng như Ban lãnh đạo Công ty TNHH Đức Dương để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn và đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đức Dương nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá hoạt động Marketing bất động sản của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung Marketing 0
D Một Số Vấn Đề Hoàn Thiện Kế Toán Hoạt Động Đầu Tư Góp Vốn Liên Doanh Trong Các Doanh Nghiệp Tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hoạt động quản trị danh mục đầu tư và trạng thái thanh khoản của 1 NHTM Việt Nam trong giai đoạn gần đây Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC TỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA VIETTEL TRONG CÔNG CUỘC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát Luận văn Kinh tế 0
E Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng đầu tư và Luận văn Kinh tế 0
G Nghiên cứu về hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huy Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top