thanh_v_d

New Member
Download Đề tài Phòng chống trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ

Download Đề tài Phòng chống trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU trang 3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ trang 4
1. Định nghĩa trang 4
2. Phân loại các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ trang 4
3. Tính đặc trưng riêng của bảo hiểm phi nhân thọ trang 5
II. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY trang 5
III. TRỤC LỢI BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ trang 7
1. Nhận diện hành vi trục lợi trang 7
2. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi trục lợi trang 11
3. Công tác phòng chống trục lợi tại các DNBH Việt Nam trang 12
4. Giới thiệu biện pháp phòng chống trục lợi đối với BH xe cơ giới trang 14
IV. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CỦA NHÓM VỀ PHÒNG CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ trang 16
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 19
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

bon, CT Bảo hiểm SHB-Vinacomin (SVIC), CT Bảo hiểm Mitsui Sumitomo. Tổng số doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ lên tới 27 công ty. Tình hình cạnh tranh thông qua hình thức giảm phí, hạ mức khấu trừ, mở rộng điều kiện bảo hiểm vẫn không có dấu hiệu giảm bớt, đặc biệt là các nghiệp vụ BH hàng hóa xuất nhập khẩu, cháy xây dựng-lắp đặt, xe cơ giới.
Trận mưa lũ lịch sử tại Hà Nội đầu tháng 11 năm 2008 đã làm thiệt hại nặng nề cho ngành bảo hiểm. Số tiền bồi thường cho các tổn thất về tài sản (chủ yếu là ôtô) ước tính lên tới 70-80 tỷ VNĐ.
Tính đến cuối năm 2009, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có 28 doanh nghiệp, trong đó 1 công ty được thành lập trong năm là CTCP Bảo hiểm Thái Sơn. Do những khó khăn chung của nền kinh tế năm 2009, tốc độ tăng trưởng của thị trường phi nhân thọ có thấp hơn năm trước nhưng vẫn ở mức tương đối ổn định là 21% so với năm 2008.
Tình hình tổn thất trong năm 2009 tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu hơn, đặc biệt là đối với các nghiệp vụ BH tài sản, kỹ thuật, thân tàu. Bảo hiểm tài sản ghi nhận một năm có tỷ lệ tổn thất xấu nhất trong thời gian gần đây với nhiều vụ cháy lớn như: nhà máy giấy New Toyo, kho Hoa Việt, kho cà phê công ty Thái Hoa Lâm,….Bảo hiểm kỹ thuật cũng xảy ra nhiều vụ tổn thất lớn như: nhà máy lọc dầu Dung Quất, các dự án thủy điện Huội Quảng, cảng Posco Đà Nẵng,.. do tình trạng tích tụ rủi ro sau một thời gian dài phát triển nóng.
Đặc biệt năm 2009 cũng là năm mà tình hình thiên tai bão lũ diễn ra hết sức phức tạp, trong đó 2 cơn bão gây thiệt hại nặng nề nhất cho ngành bảo hiểm là bão số 9-Ketsana (cuối tháng 9) và bão số 11-Miranae (cuối tháng 10).
Vấn đề thanh toán bằng ngoại tệ gặp khó khăn do chênh lệch giữa tỷ giá công bố của ngân hàng (thường là tỷ giá để tính phí) và tỷ giá mua bán thực tế trên thị trường. Nguồn cung ngoại tệ để thanh toán phí tái bảo hiểm hay bồi thường bảo hiểm vẫn rất hạn chế.
Năm 2010, một thay đổi đáng ghi nhận trên thị trường là các doanh nghiệp đã bớt chạy theo tăng trưởng doanh thu mà tập trung vào hiệu quả kinh doanh, thận trọng hơn trong nhận bảo hiểm và đánh giá rủi ro. Cơ quan quản lý nhà nước đã tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát và phát hiện xử lý nhiều trường hợp. Một số doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao như PTI 42%, PVI 23.1%, Bảo Việt 19.2%, Bảo Minh 17.7%. Các nghiệp vụ bảo hiểm vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao là BH tài sản 25%, BH dầu khí 25%.
Sự phát triển nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp dẫn đến nguồn nhân lực vốn đã thiếu hụt ngày càng trở nên khan hiếm. Chi phí khai thác và bồi thường tăng cao, dẫn đến hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ thấp.
Về tình hình tổn thất, Bảo hiểm tài sản trong năm 2010 tiếp tục gánh chịu nhiều tổn thất lớn: cháy nhà máy dệt Samil (3,2 triệu USD), cháy công ty điện lực Hải Phòng (16 tỷ VNĐ)…Tổn thất hàng hóa có giảm trong năm, nhưng tổn thất thân tàu vẫn rất xấu: chỉ trong 2 tháng cuối năm đã có 8 vụ tổn thất lớn, trong đó có 4 vụ đặc biệt lớn.
Trong năm 2010, những trận mưa lũ lịch sử tại miền Trung trong tháng 10 cũng đã gây thiệt hại hết sức nặng nề, đã xuất hiện những khiếu nại bảo hiểm lớn như thiệt hại tại nhà máy thủy điện Hố Hô (ước 12 tỷ VNĐ), khu nghỉ mát Động Thiên Đường (ước thiệt hại 29 tỷ VNĐ).
III. TRỤC LỢI BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
1. NHẬN DIỆN HÀNH VI TRỤC LỢI:
a. Định nghĩa:
Trục lợi bảo hiểm là hành động phạm pháp của bất cứ người nào biết và có ý định trục lợi, nhằm mục đích chiếm đoạt các tài sản khác, hay hành động tiếp tay, âm mưu trục lợi, hay xúi giục người khác trục lợi, … 
Trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ là hành vi cố ý gian dối, lừa đảo có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hay phát sinh sau khi đã xảy ra rủi ro nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm mà đáng lý ra họ không được hưởng.
Các hình thức trục lợi bảo hiểm có thể tóm tắt dưới 3 dạng:
Trục lợi bồi thường
Trục lợi phí bảo hiểm
Trục lợi của nhà cung cấp dịch vụ. 
Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai đều có những hành vi trục lợi đối với mỗi nghiệp vụ bảo hiểm đó, trục lợi bảo hiểm đối với mỗi nghiệp vụ khác nhau cũng có nét khác nhau. Tuy nhiên, các hình thức trục lợi bảo hiểm tập trung vào:
Hợp lý hóa ngày và hiệu lực bảo hiểm.
Thay đổi tình tiết vụ án.
Tạo hiện trường giả, thay đổi đối tượng bảo hiểm.
Khai tăng số tiền tổn thất.
Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần.
Cố ý gây tai nạn.
Trục lợi thông qua bảo hiểm trùng.
Gian lận đối với người thứ ba.
Cố ý không cung cấp thông tin, cung cấp thông tin sai sự thật hay khai báo không trung thực các thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của bản thân trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm hay hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm.
Đối tượng tham gia trục lợi:
Người ngoài Công ty: Người được bảo hiểm, người thụ hưởng, nhà cung cấp dịch vụ, các nhà quản lý, bên thứ ba. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng và người cung cấp dịch vụ thống nhất tăng mức yêu cầu bồi thường. Bên mua bảo hiểm cấu kết với các đại lý hay cán bộ của công ty bảo hiểm cung cấp thông tin sai lệch về người được bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm và các khiếu nại đòi bồi thường. 
Nội bộ Công ty (Cán bộ của Công ty bảo hiểm, đại lý bảo hiểm): Nộp hay chấp nhận các hợp đồng ảo; Chiếm đoạt phí bảo hiểm (không nộp cho doanh nghiệp); Chấp nhận các điều kiện khiếu nại bồi thường ảo và chiếm đoạt số tiền bồi thường, số tiền bảo hiểm dự kiến trả cho khách hàng; Có những quan hệ bất chính với nhà cung cấp dịch vụ như tư vấn, các mối quan hệ có thể dẫn đến các mâu thuẫn về lợi ích.
b. Thực trạng trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam:
Có thể nói rằng, hiện tượng trục lợi, gian lận bảo hiểm là một vấn đề nhức nhối đối với các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH). Nhiều DNBH phải bỏ ra khá nhiều tiền khắc phục vấn đề trục lợi bảo hiểm, song số vụ gian lận vẫn tăng theo thời gian và hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Trục lợi bảo hiểm diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm và ở bất cứ nước nào đã triển khai bảo hiểm thương mại.
Ở Việt Nam cũng như ở các nước khác trên thế giới, trục lợi bảo hiểm diến ra cả trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Sau hơn 10 năm chính thức được pháp lí hóa (Luật kinh doanh bảo hiểm chính thức được ban hành), hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh
Bên cạnh đó, do sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nói chung cũng như của ngành bảo hiểm nói riêng, nhu cầu bảo hiểm ngày càng đa dạng, phong phú. Mặc dù Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã có một số quy định cụ thể, đặc biệt là đối với một số khâu dễ phát sinh trục lợi, đồng thời cũng đã quy định về các chế tài xử lí đối với các hành vi vi phạm theo Nghị định 118/2003/NĐ-CP về quy định xử ph
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm tại Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ Tài liệu chưa phân loại 0
S Trục lợi bảo hiểm và các biện pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm tại công ty Bảo Việt nhân thọ Thái Tài liệu chưa phân loại 0
Y Trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và biện pháp phòng chống Tài liệu chưa phân loại 2
D sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm dạy trẻ 4 5 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong trường mầm non Luận văn Sư phạm 0
D Truyền thông phòng chống HIV tại địa bàn huyện Trấn Yên tỉnh Yến Bái Y dược 0
D Thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh covid19 của người dân tại phường nhật tân quận tây hồ - Hà Nội Y dược 1
D Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội Luận văn Luật 0
D Quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Skkn một số biện pháp phòng chống đuối nước trong học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Một số giải pháp phòng chống đuối nước và biện pháp cứu đuối cho học sinh trường THCS Luận văn Sư phạm 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top