limcaonlylove

New Member
Download Giáo án Ngữ văn Lớp 9

Download Giáo án Ngữ văn Lớp 9 miễn phí





- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu đất nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được những biểu hiện cụ thể, sinh động và tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ đầu của cuộc Kháng chiến chống Pháp.
- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: Xây dựng tình huống tâm lý miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
- Rèn năng lực phân tích nhân vật trong văn tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.
- GDHS thái độ yêu làng quê, quê hương, đất nước việt nam
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

G VĂN TỰ SỰ
A/ Mục tiêu cần đạt: Sau bài học, học sinh cần:
- Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện và ngôi kể trong văn tự sự.
- Rèn kĩ năng nhận diện và tập kết hợp cácyếu tố này trong khi đọc văn cũng như khi viết văn.
B/ Các bước lên lớp
- Ổn định lớp học
- Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba? (Văn 6)
- Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu bài
- Gv gọi hs đọc đoạn trích trong sgk.
? Đoạn trích kể về ai và kể về việc gì?
- Hstl- Gvkl:
Kể về phút chia tay giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.
? Ai là người kể chuyện? Dấu hiệu nào cho ta biết điều đó?
- Hstl- Gvkl:
Người kể không xuất hiện (không phải là một trong ba nhân vật đó) các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan.
- Gv cho hs chỉ ra các chi tiết cụ thể.
? Theo em đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?
- Hstl- Gvkl:
Đoạn trích được kể theo ngôi thứ ba.
? Những câu:"giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ" "những người con gái sắp xa ta…" là nhận xét của người nào? về ai?
- Hstl- Gvkl:
Đó là lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh.
? Em hiểu thế nào là người kể chuyện trong văn tự sự?
- Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 193.
Hđ3: Thực hiện phần luyện tập
- Gv cho hs thực hiện bài tập theo nhóm học tập
- Hstl- Gvkl và ghi bảng:
Người kể là cậu bé ( nhân vật trong đoạn truyện)
Ghi bảng
I/ Vai trò của người kể trong văn tự sự:
Đoạn trích: sgk
- Người kể không xuất hiện.
- Nhân vật trở thành đối tượng miêu tả.
ž Kể theo ngôi thứ ba.
] Câu trần thuật của người kể chuyện.
* Ghi nhớ: sgk/ 193.
II/ Luyện tập:
+ Ưu điểm: Đi sâu vào tâm tư tình cảm, diễn biến tâm lý nội tâm.
+ Nhược điểm: Khó tạo cái nhìn nhiều chiều, đơn điệu trong lời kể
C/ Củng cố: Gv củng cố nội dung bài học
D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài chiếc lược ngà.
Ngày soạn:
Ngày giảng: Tuần 15
Tiết 71, 72 Văn bản: CHIẾC LƯỢC NGÀ
(Nguyễn Quang Sáng)
A/ Mục tiêu cần đạt: Sau bài học, học sinh cần:
- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le.
- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.
- GDHS thái dộ kính yêu cha mẹ trong mọi hoàn cảnh.
B/ Các bước lên lớp
Tiết 71 - Ổn định lớp học
- Kiểm tra bài cũ:? Em hãy phân tích hình ảnh anh thanh niên trong tác phẩm lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long? (Đáp án tiết 67)
- Tiến trình dạy- học bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học
Bước1: Tìm hiểu sơ lược về tác giả, tác phẩm
- Gv gọi hs đọc chú thích* trong sgk
- Gv cho hs nêu vài nét về tác giả và tác phẩm đó.
- Gv giới thiệu thêm vài lời tâm sự của nhà văn Nguyễn Quang Sáng:" tui bắt đầu cầm bút viết từ năm 1952 lúc còn ở rừng U Minh thời kháng chiến chống Pháp. Mãi đến năm 1956, truyện ngắn đầu tiên"con chim vàng" mới được in trên Báo Văn nghệ, Hội nhà Văn Việt Nam. Từ ấy đến nay đã hơn 40 năm cầm bút, có được một số tác phẩm, có được vài giải thưởng, nhưng tui luôn tự hỏi mình đã thật là nhà văn hay chưa? Là lời tự vấn nghiêm túc và khắc nghiệt- tui đã trả lời, đang trả lời và sẻ trả lời trên trang viết
Bước2: Gv cho hs tìm hiểu nội dung tác phẩm
- Gv hướng dẫn hs cách đọc- gv đọc mẫu- gọi hs đọc bài.
? Sau nhiều năm xa cách nay được gặp con ông Sáu đã có những tình cảm ntn? Đáp lại tình cảm đó bé Thu đã có thái độ và hành động ra sao đối với ông Sáu?
- Hstl- Gvkl:
Ông Sáu đã không kìm nén nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy đứa con gái của mình.
Ngược lại bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh thậm chí tỏ ra lạnh nhạt, xa lánh ông Sáu.
? Em hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
- Gv cho hs dựa vào văn bản để chỉ ra được những chi tiết đó.
? Vì sao Thu lại có hành động như thế? Có phải vì Thu không có tình cảm với cha mình?
- Hstl- Gvkl:
Thu có hành động như thế vì Thu chưa thể nhận ông Sáu là ba chỉ vì ông Sáu có vết thẹo trên mặt. Thu rất thương cha mình nhưng chỉ vì còn đang có chút ngờ vực ở ông Sáu mà thôi.
? Thái độ đó của Thu có đáng trách không? Việc Làm đó của Thu xuất phát từ đâu?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Hstl- Gvkl:
Không nên trách Thu vì trong điều kiện chiến tranh nó còn quá nhỏ, chưa được một lần gặp cha và cũng chưa hiểu hết tình thế. Vả lại việc làm của Thu xuất phát từ tâm lý tự nhiên, chân thật với tình cảm sâu sắc, đáng yêu.
Tiết 72
? Trước phút ông Sáu lên đường, bé Thu đã có thái độ và hành động ntn?
- Hstl- Gvkl:
Thái độ của Thu thay đổi hoàn toàn. Thu cất tiếng gọi ba, chạy tới ôm lấy ba, hôn lên cùng khắp.
? Vì sao Thu lại nhận ra ba? từ đó ta thấy tâm trạng của Thu ntn?
- Hstl- Gvkl:
Thu đã được nghe bà ngoại giải thích về vết thẹo trên mặt ba. từ đó Thu đã có tâm trạng hối hận, nằm im, lăn lộn, thở dài. Trong phút chia tay tình cảm của Thu đã diễn ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt có xen cả sự hối hận.
? Em hãy tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của ông Sáu đối với con và nêu cảm nghĩ về tình cảm ấy?
- Hstl- Gvkl:
Ông khao khát được ôm con vào lòng. Tại chiến trường ông đã kì công làm chiếc lược bằng ngà để tặng con gái. Và ngay sống lưng lược đã khắc ghi dòng chữ"yêu nhớ tặng Thu con của ba". Chiếc lược đã chứa đựng bao nỗi mong nhớ, thương con của anh Sáu.
? Đến khi gần hi sinh anh đã thể hiện tình cảm của mình ntn đối với con?
- Hstl- Gvkl:
Anh đã trao lại chiếc lược cho bác Ba nhờ bác mang về tặng con gái. Đó là thứ tình cảm thật sâu nặng của người cha đối với con trong một hoàn cảnh éo le.
? Em Có nhận xét gì về nghệ thuật trần thuật của truyện?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Hstl- Gvkl:
Cốt truyện chặt chẽ, yếu tố bất ngờ, tự nhiên. Nhân vật kể chuyện là người bạn của ông Sáu nên tạo được sự tin cậy lớn.
Khai thác được nghệ thuật diễn biến tâm lý trẻ em rất tự nhiên.
Ngôn ngữ đậm chất phương Nam
Hđ3: Thực hiện phần tổng kết
- Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 202.
Hđ4: Thực hiện phần luyện tập
- Em hãy phân tích sự nhất quán về tính cách của bé Thu và ông Sáu.
- Tóm tắt truyện.
Ghi bảng
I/ Sơ lược về tác giả và tác phẩm
Chú thích* sgk
II/ Đọc- hiểu văn bản
1/ Diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu đối với ông Sáu:
a, Thái độ của thu khi chưa nhận ông Sáu là ba
- Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh, xa lánh ông Sáu.
- Chưa nhận ông Sáu là ba chỉ vì ông Sáu có vết thẹo trên mặt
] Tâm lý tự nhiên chân thật với tình cảm sâu sắc đáng yêu của bé Thu.
b, Thái độ của Thu khi nhận ra ba mình.
- Thái độ khác hẳn.
- Gọi ba và chạy tới ôm chặt lấy, ròi hôn lên cùng khắp.
] Tình cảm mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt và có sự hối hận.
2/ Tình cảm củ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top