boysanhdieu_245

New Member
Download Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học Lớp 9 THCS

Download Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học Lớp 9 THCS miễn phí





 GV giới thiệu trạng thái tự nhiên của CH4 , phần tính chất vật lí cho học sinh phát biểu, GV hỏi thêm về cách thu khí CH4 trong phòng TN
 Học sinh viết CTCT của CH4 và nêu đặc điểm cấu tạo của me tan
 Làm thí nghiệm hay chiếu thí nghiệm hay dùng hình vẽ minh họa thí nghiệm để giới thiệu tính chất hóa học của me tan, cho học sinh nhận xét rút ra kết luận về hiện tượng phản ứng và tự viết phương trình. Đối với phản ứng cháy viết ở dạng CTPT, cho học sinh nêu tỉ lệ thể tích tạo hỗn hợp nổ mạnh và liên hệ thực tế về các vụ tai nạn trong các hầm mỏ để lưu ý học sinh tai nạn thông thường là do sự bất cẩn của con người.
 Để giúp học sinh viết đúng phương trình hóa học của phản ứng thế GV phân tích ý : sự hình thành HCl chứng tỏ có sự thay thế H của CH4 bằng Cl. Để thấy rõ sự thay thế của H nên viết phương trình hóa học ở dạng CTCT . Nếu có thời gian nên cho học sinh viết hết 4 phản ứng thế lần lượt 4H của CH4
 Căn cứ hóa tính cho học sinh tự phát biểu về ứng dụng , GV bổ sung
 Củng cố ,luyện tập : + Mối liên hệ giữa cấu tạo và phản ứng đặc trưng.
+ Nhận biết me tan và H2 ở hai lọ riêng rẽ và tính % về thể tích mỗi chất trong hỗn hợp 2 chất trên qua phản ứng cháy. Hướng dẫn về nhà bài tập 3 SGK
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

iệm để rút ra tính hấp phụ của than gỗ và biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính chất đặc biệt của cacbon là tính khử.
- Luyện tập: + Viết phương trình hóa học của các phản ứng minh họa tính khử của cacbon
+ Bài toán tính khối lượng than, khối lượng chất bị khử và lượng nhiệt tỏa ra hay tiêu thụ trong phản ứng của cacbon
Bài 28, 29: hợp chất của cacbon
A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- CO là oxit không tạo muối, độc, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
- CO2 có những tính chất của oxit axit
- H2CO3 là axit yếu, không bền
- Tính chất hoá học của muối cacbonat (tác dụng với dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, bị nhiệt phân huỷ)
- Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường.
Kĩ năng
- Xác định phản ứng có thực hiện được hay không và viết các phương trình hoá học.
- Nhận biết khí CO2, một số muối cacbonat cụ thể.
- Tính thành phần phần trăm thể tích khí CO và CO2 trong hỗn hợp.
B. Trọng tâm
- Tính chất hóa học của CO, CO2, H2CO3 và muối cacbonat.
C. Hướng dẫn thực hiện
- Từ hiện tượng thực tế trong tự nhiên, giúp HS nhận xét:
+ CO là khí không màu, không mùi, rất độc; là oxit trung tính, không tạo muối, có tính khử mạnh: tác dụng với oxi và nhiều oxit kim loại; được dùng làm chất khử, nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp (tiến hành thí nghiệm khử CuO bằng CO).
+ CO2 là khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự sống và sự cháy;
- Tiến hành một số thí nghiệm theo hình 3.12; 3.13 (trang 86) ; 3.14; 3.15 và 3.16 (trang89) SGK để giúp HS quan sát và rút ra nhận xét:
+ CO2 là oxit axit, tác dụng với nước, kiềm và oxit bazơ; được dùng trong sản xuất nước giải khát có ga, dập tắt đám cháy.
+ H2CO3 là axit yếu, không bền, dễ bị phân huỷ thành CO2 và H2O.
+ Muối cacbonat tác dụng được với dung dịch axit mạnh, với dung dịch bazơ với dung dịch muối khác; dễ bị nhiệt phân huỷ giải phóng khí CO2 (trừ Na2CO3, K2CO3…). Một số muối cacbonat được dùng làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng, thuốc chữa bệnh…
- Ren luyện HS viết được các PTHH chứng tỏ CO có tính khử, CO2 có tính chất của một oxit axit.
- Về muối cacbonat, chỉ viết phương trình hoá học phân huỷ CaCO3 và NaHCO3.
- Học sinh vận dụng được kiến thức đã học để phòng chống độc khí CO, CO2 và bảo vệ môi trường.
- Luyện tập: + Viết phương trình hóa học của các phản ứng minh họa tính chất các hợp chất của cacbon (dưới dạng giải thích hay sơ đồ)
+ Bài toán tính nồng độ dung dịch, % thể tích khí và xác định công thức hợp chất của cacbon.
Bài 30: Silic. Công nghiệp silicat
A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- Silic là phi kim hoạt động yếu (tác dụng được với oxi, không phản ứng trực tiếp với hiđro), SiO2 là một oxit axit (tác dụng với kiềm, muối cacbonat kim loại kiềm ở nhiệt độ cao).
- Một số ứng dụng quan trọng của silic, silic đioxit và muối silicat.
- Sơ lược về thành phần và các công đoạn chính sản xuất thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng.
Kĩ năng
- Đọc và tóm tắt được thông tin về Si, SiO2, muối silicat, sản xuất thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng.
- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất của Si, SiO2, muối silicat.
B. Trọng tâm
- Si, SiO2 và sơ lược về đồ gốm, sứ, xi măng, thủy tinh.
C. Hướng dẫn thực hiện
- Si là phi kim hoạt động hoá học yếu hơn cacbon, clo.
- Si được dùng làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật điện tử và được dùng để chế tạo pin mặt trời…
- Dựa vào hiện tượng trong đời sống và trong tự nhiên, giúp HS biết được:
+ Các hợp chất của Si như SiO2 (cát trắng), muối silicat… là những nguyên liệu để sản xuất đồ gốm (gồm gạch ngói, gạch chịu lửa và sành, sứ), sản xuất xi măng (thành phần chính là canxi silicat và canxi aluminat) và sản xuất thuỷ tinh (thành phần chính của thuỷ tinh thường gồm hỗn hợp của natri silicat và canxi silicat).
- Luyện tập: + Viết phương trình hóa học của các phản ứng minh họa tính chất của Silic và các hợp chất của Silic.
Bài 31: sơ lược về bảng tuần hoàn
Các nguyên tố hoá học
A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tính hạt nhân nguyên tử. Lấy ví dụ minh hoạ.
- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kì, nhóm. Lấy ví dụ minh hoạ.
- Quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kì và nhóm. Lấy ví dụ minh hoạ.
- ý nghĩa của bảng tuần hoàn: Sơ lược về mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó.
Kĩ năng
- Quan sát bảng tuần hoàn, ô nguyên tố cụ thể, nhóm I và VII, chu kì 2, 3 và rút ra nhận xét về ô nguyên tố, về chu kỳ và nhóm.
- Từ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố điển hình (thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) suy ra vị trí và tính chất hoá học cơ bản của chúng và ngược lại.
- So sánh tính kim loại hay tính phi kim của một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận (trong số 20 nguyên tố đầu tiên).
B. Trọng tâm
- Cấu tạo và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
C. Hướng dẫn thực hiện
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn là sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Cấu tạo bảng tuần hoàn:
+ Ô nguyên tố cho biết số hiệu nguyên tử (số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn), kí hiệu hoá học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó. Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử.
+ Chu kỳ: là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
+ Nhóm: gồm các nguyên tố – mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau, do đó có tính chất tương tự nhau - được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
+ Trong một chu kỳ, khi đi từ đầu đến cuối chu kỳ tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
+ Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, số lớp electron của nguyên tử tăng dần, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
- ý nghĩa của bảng tuần hoàn:
+ Biết vị trí, suy ra cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.
+ Biết cấu tạo nguyên tử, suy ra vị trí và tính chất của nguyên tố.
- Luyện tập: + Biết cách sử dụng bảng tuần hoàn và vận dụng ý nghĩa của nó
+ Bài toán xác định nguyên tố hay công thức hợp chất
Bài 33: thực hành tính chất hoá học của phi kim
và hợp chất của chúng
A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao
- Nhiệt phân muối NaHCO3
- Nhận biết muối cacbonat và muối clorua cụ thể
Kĩ năng
- Sử dụng công cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên
- Quan sát, mô tả, giải thích...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hướng dẫn làm báo cáo thực tập cho kỹ sư xây dựng Kiến trúc, xây dựng 0
S Thực trạng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại trung tâm vận chuyển du lịch và lữ hành quốc tế Hạ Long TTC Luận văn Kinh tế 2
N Thực trạng về mối quan hệ với các nhà cung cấp ở Hà Nội của công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour Luận văn Kinh tế 2
D Hướng dẫn làm bài thực hành kỹ thuật xung số Khoa học kỹ thuật 0
K Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 7 trường trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 2
H HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC ÁP DỤNG NGHỊ ĐỊNH SỐ 32/2015/NĐ-CP VÀO PHẦN MỀM DỰ TOÁN F1 Giới thiệu phần mềm hay theo yêu cầu 0
B Theo thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004 của Bộ tài chính Hướng dẫn thực hiện một số điều của Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
U Hướng Dẫn Làm Giả Dung Lượng USB & Cách Làm USB Trở Về Dung Lượng Thực Cho Những Ai Mua USB Hỏi đáp Tin học 4
M Trong Chế độ kế toán và hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán về hạch toán chênh lệch tỷ giá có hướn Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
A Bài giảng Hướng dẫn thực tập khoan - khai thác Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top