my_angel4988

New Member
Download Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Hương Toàn miễn phí



I/. Mục tiêu cần đạt:
Giúp h/sinh:
- Bước đầu có ý thức quan tâm đến truyền thống văn học của địa phương Huế.
- Qua việc chọn chép một bài văn viết về đối tượng vừa củng cố tình cảm quê hương, vừa bước đầu rèn luyện năng lực thẩm bình và tuyển chọn văn thơ.
-Giao dục tình yêu quê hương, yêu thơ văn.
II/. Chuẩn bị:
*Giáo viên:
Phương pháp: Trao đổi, thảo luận, trình bày 1 phút.
Phương tiện: giáo án, SGK, SGV, thơ về Huế, bài hát phổ nhạc.
*Học sinh: SGK, STK, sưu tầm trên báo chí.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
H: Tóm tắt bài toán dân số và nêu tác dụng? Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản?
H: Những đóng góp của em vào công tác kế hoạch hóa gia đình?
Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.


i văn thuyết minh đã học.
- Tạo điều kiện cho h/sinh mạnh dạn suy nghĩ, phát biểu.
- Gisao dục ý thức tích vực, nghiêm túc.
II/. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
Phương pháp: Động não, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút...
Phương tiện: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
* Học sinh: SGK, STK, chuẩn bị ở nhà, học bài, làm bài tập.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
H:Các yếu tố của đề văn thuyết minh? Trình bày cách làm bài văn thuyết minh?
3. Bài mới: (Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của h/sinh từ đó nêu lên mục đích bài học).
TG
Hoạt động của giáo viên -học sinh
Nội dung ghi bảng
Ghi chú
15p
23p
HĐ1 :Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
Gọi h/s đọc đề bài.
Hs ĐỌC
H: Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
HS nêu yêu cầu
H: nêu khâu quan sát và tìm hiểu đối tượng
Gọi h/s đọc phần chuẩn bị qua mục 2 trang 144.
GV hd học sinh xây dựng dàn ý
Gv treo bảng phụ với nội dung dàn ý.
Yêu cầu học sinh thực hiện phần bài nói trước lớp.
HĐ 2:HD luyện nói
GV uốn nắn lời văn, cách diễn đạt, phong cách...
HS rút kinh nghiệm
I. Chuẩn bị:
Đề bài: “Thuyết minh về cái phích nước (bình thuỷ)”?
1. Yêu cầu:
Trình bày nguyên lý giữ nhiệt, cấu tạo và cách bảo quản.
2. Quan sát, tìm hiểu:
- Xác định: phích nước là vật dụng gia đình và công dụng của nó.
- Xác định: phích nước có cấu tạo như thế nào để giữ nhiệt.
+ Hai lớp thuỷ tinh.
+ Giữa hai lớp là chân không.
+ Phía trong lớp thuỷ tình tráng bạc để giữ nhiệt.
+ Miệng nhỏ để giảm truyền nhiệt.
+ Hiệu quả giữ nhiệt trong 6 giờ từ 100oC giảm còn 70oC.
+ Chất liệu làm nên vỏ phích có tác dụng bảo quản ruột phích như thế nào?
+ Cách bảo quản an toàn (không vỡ, không gây hại cho trẻ và người sử dụng).
3. Lập dàn bài:
a. Mở bài:
Giới thiệu chung về phích nước nóng.
b. Thân bài:
- Trình bày cấu tạo của phích: ruột, nút, vỏ, tay (xách, cầm).
- Nêu tác dụng của phích nước (giữ nóng, nấu cháo...).
- Cách bảo quản: để nơi an toàn, tránh va đập, rơi vỡ.
- Bí quyết rửa ruột phích bị đóng cặn: (bằng dấm ăn).
c. Kết bài:
Khẳng định sự tiện ích của phích nước nóng trong sinh hoạt.
II. Luyện tập trên lớp:
(Học sinh trình bày bài nói để Gv và các bạn góp ý).
4. Củng cố: 2’
H: Nhắc lại bố cục của bài văn thuyết minh?
5. Dặn dò: 1’
- Học bài.
- Luyện nói ở nhà.
- Chuẩn bị: “Làm bài viết TLV số 3”.
RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
Ngày soạn:1/12/2010
Tiết: 55, 56 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
- Làm tại lớp -
I/. Mục tiêu cần đạt:Giúp h/sinh:
- Tập dượt bài làm thuyết minh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về loại bài này.
- Rèn kỹ năng viết một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh.
- Giao dục tính nghiêm túc, tích cực, cẩn thận.
II/. Chuẩn bị:
*Giáo viên: Phương pháp: động não
Phương tiện: giáo án, SGK, SGV, STK, đề bài.
*Học sinh: SGK, STK, chuẩn bị giấy viết làm kiểm tra.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Ghi chú
87p
Gv ghi đề lên bảng.
HS quan sát và chép đề vào giấy.
Gọi h/s lần lượt đọc đề bài.
H: Đề bài yêu cầu ta làm gì?
HS: trình bày tri thức về một đồ dùng học tập.
H: Đề làm bài văn thuyết minh ta phải thực hiện điều gì?
H: Có những phương pháp thuyết minh nào cần nhắc lại và sử dụng cho bài văn?
H: Trình bày bố cục của một bài văn thuyết minh?
Yêu cầu học sinh làm bài.
Còn 15 phút nhắc học sinh xem lại bài làm của mình.
HS đọc lại, bổ sung, chỉnh sửa để chuẩn bị nộp bài.
Gv thu bài theo từng bàn khi hết giờ.
Đề bài:
Thuyết minh về chiếc hộp đựng bút.
4. Củng cố: 1’
H: Nhận xét chung về giờ làm bài của học sinh.
5. Dặn dò: 1’
- Chuẩn bị: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
Ngày soạn:02/12/2010
Tiết: 57
Văn bản VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
- Phan Bội Châu -
I/. Mục tiêu cần đạt:
Giúp h/sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của những chiến sĩ yêu nước đầu thế kỷ 20, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân dù ở hoàn cảnh nào cũng giữ được phong thái ung dung và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp vào giải phóng dân tộc.
- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.
- Gíao dục tình yêu quê hương đất nước, sống có lý tưởng, phấn đấu học tập theo “tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
II/. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
Phương pháp: -Động não: HS suy nghĩ và trả lời về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
-Trình bày một phút: nhận xét khái quát về giá trị của văn bản
-Thảo luận nhóm: trao đổi thảo luận
*Phương tiện: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ, ảnh chân dung.
Học sinh: SGK, STK, soạn bài.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (1’)
Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
(Giới thiệu ảnh dáng của nhà thơ Phan Bội Châu để dẫn vào bài).
TG
Hoạt động của GV-HS
Nội dung ghi bảng
Ghi chú
10p
22p
9p
HĐ 1: HD tìm hiểu chung
Gọi h/s đọc chú thích trang 146 về tác giả.
H: Giới thiệu đôi nét về ông?
HS : năm sinh, năm mất, tên, hiệu, quê quán, tư tưởng.
H: Nêu nhận xét của em về cuộc đời của tác giả?
HS nêu nhận xét
H: Ông có những tác phẩm tiêu biểu nào?
HS liệt kê theo tìm hiểu
H: Văn bản có xuất xứ như thế nào?
HS:trích từ “Ngục trung thư”- 1914.
GV Hướng dẫn h/s đọc bài.
(Nhịp 2/2/4 hay 4/3).
Treo bảng phụ viết nội dung bài thơ, gọi h/s đọc.
Gv đọc lại một lần.
H: Xác định thể thơ của văn bản?
Hs:thất ngôn bát cú.
Gv giới thiệu về thể thơ
HĐ 2:HD phân tích văn bản
Chuyển ý tìm hiểu bài.
Gọi h/s đọc 2 câu đầu và xác định tên gọi của nó trong bố cục bài thơ thất ngôn bát cú.
H: Hào kiệt, phong lưu là gì?
Hs:dựa trên chú thích để lý giải.
H: Qua đó em hình dung ra một nhân vật như thế nào?
Dòng 2 biểu thị quan niệm sống và đấu tranh của người yêu nước.
H: Qua em hiểu tác giả xem việc ở tù là như thế nào?
Hs : nêu ý kiến
H: Em có nhận xét gì về giọng thơ ở đây?
Gv chốt ý ghi bảng
H: Hai dòng thơ tiếp nói về ai, nói về việc gì?
Gv giảng giải: về hoàn cảnh của người yêu nước trong hoàn cảnh mất nước.
H: Cách dùng từ “năm châu, bốn biển” và thực tế hoạt động CM của tác giả đã nói lên điều gì?
Hs trao đổi trả
H: So sánh giọng điệu ở đây với 2 dòng đề? Tại sao có sự thể hiện đó?
Gv : chuyển sang một trạng thái khác: nỗi đau người dân mất nước.
Gọi h/s đọc dòng 5, 6.
H: “Bủa”, “kinh tế” có nghĩa là gì?
Hs: dựa trên chú thích để lý giải.
H: Hai dòng thơ này bày tỏ khát vọng gì?
Gv Dẫn giải: biện pháp khoa trương “tay...ôm...kinh tế” và biện pháp lãng mạn “cười... tan oán thù” và tác dụng của nó.
H: Trong 2 dòng thơ còn lại, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Ngắt nhịp ra sao? Có tác dụng gì?
Hs: điệp từ “còn” (nhấn mạnh ý chí quyết tâm)
H: Giọng thơ như thế nào và đã giúp em hình dung ra phong thái người tù CM ra sao?
Gv chốt ý ghi bảng
HĐ 3: HD tổng kết
H: nhận xét hình ảnh và ngôn ngữ thơ?
HS trả lời

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Ai cần tài liệu vào đây yêu cầu
Nhận download tài liệu miễn phí
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top