hoang_minh_hanh

New Member
Download Đề tài An toàn trong sử dụng hóa chất và sức khỏe

Download Đề tài An toàn trong sử dụng hóa chất và sức khỏe miễn phí





Một quá trình sản xuất lý tưởng là ở đó người lao động được hạn chế tới mức thấp nhất mọi cơ hội tiếp xúc với hóa chất; có thể bằng cách bao che toàn bộ máy móc, những điểm phát sinh bụi của băng chuyền hay bao che quá trình sản xuất các chất ăn mòn. để hạn chế sự lan tỏa hơi, khí độc hại, nguy hiểm tới môi trường làm việc. Cũng có thể giảm sự tiếp xúc với các hóa chất độc hại bằng việc di chuyển các qui trình và công đoạn sản xuất các hóa chất này tới vị trí an toàn, cách xa người lao động trong nhà máy hay xây tường để cách ly chúng ra khỏi quá trình sản xuất có điều kiện làm việc bình thường khác.
Bên cạnh đó, cần phi cách ly hóa chất dễ cháy nổ với các nguồn nhiệt, chẳng hạn như đặt thuốc nổ ở xa các máy mài, máy cưa. hiệu qủa tương tự có thể nhận được khi sử dụng những kho hóa chất an toàn và hạn chế số lượng những hóa chất nguy hiểm cần sử dụng tại nơi làm việc trong từng ngày, từng ca. Điều này thực sự rất có ích nếu quá trình sản xuất thực hiện bởi một số lượng rất ít người lao động và trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

:  
a.Tiêu ngữ
thông báo đặc tính nguy hiểm thể hiện bằng tiếng Việt, kích thước đủ để người sử dụng có thể đọc được bằng mắt thường
b.Biểu tượng
Phân loại nguy hiểm quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 12/2006/TT-BCN. Kích thước trình bày của biểu tượng nguy hiểm không được nhỏ hơn 1,5 x 1,5cm. (Theo khoản 1, mục Đ thông tư 12/2006/TT-BCN).
c.Biểu trưng
Nguy hiểm với kích thước, biểu tượng, màu sắc quy định tại mục 1, phụ lục 3 nghị định 13/2003/NĐ-CP (khoản 2, điều 9 nghị định 13/2003/NĐ-CP).
III. PHÂN NHÓM ĐỂ ĐÓNG GÓI VÀ VẬN CHUYỂN
1) Phân nhóm để đóng gói
Việc đóng gói hàng nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Những loại hàng, nhóm hàng chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của các Bộ quản lý ngành.
1. Hàng nguy hiểm thuộc loại bắt buộc đóng gói phải được đóng gói trước khi vận chuyển trên đường sắt. Việc đóng gói hàng nguy hiểm phải thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam và quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
2. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm phải đúng tiêu chuẩn và phải được dán biểu trưng hàng nguy hiểm. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng hàng nguy hiểm thực hiện theo quy định tại điểm 1 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
3. Việc ghi nhãn hàng nguy hiểm thực hiện theo quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Trên hai bên thành phương tiện vận tải hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau thì phải dán đủ các biểu trưng của các loại hàng nguy hiểm đó. Trường hợp trên phương tiện có chở container hay xi-téc có chứa hàng nguy hiểm thì biểu trưng hàng nguy hiểm còn phải được dán trực tiếp lên container hay xi-téc đó.
5. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi mã số của Liên hợp quốc (mã số UN). Kích thước báo hiệu nguy hiểm quy định tại điểm 2 Phụ lục III kèm theo Nghị định này. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng hàng nguy hiểm.
6. Việc đóng gói, bao bì, thùng chứa, nhãn hàng, biểu trưng hàng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm đối với việc vận chuyển chất phóng xạ còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ.
2) Phân nhóm để vận chuyển
a. Phương tiện vận chuyển
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông.
2. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn do các Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này quy định.
3. Căn cứ quy định về tiêu chuẩn của các Bộ quản lý ngành, cơ quan kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ thực hiện kiểm định và chứng nhận phương tiện cơ giới đường bộ đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm.
4. Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm loại hàng đang vận chuyển. Nếu trên một phương tiện có xếp nhiều loại hàng khác nhau thì phía ngoài phương tiện cũng dán đầy đủ biểu trưng của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện.
5. Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng đó thì phải được làm sạch và bóc, xoá hết biểu trưng nguy hiểm.
6. Nghiêm cấm việc sử dụng phương tiện không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hay không đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm để vận chuyển hàng nguy hiểm.
Vỏ bồn chứa nên làm bằng kim loại có khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài (tự nhiên) tốt trong khi chuyên chở hàng.
Thùng chứa nên có cấu trúc thỏa mãn tiêu chuẩn kỹ thuật đã được sự chấp nhận chung trên thế giới.
Kết cấu và thiết kế của bồn chứa cần chú ý về khả năng chịu nhiệt, áp lực, tải trọng tác dụng.
Các thiết bị hỗ trợ như van an toàn, kỹ thuật sắp xếp hợp lý, phương án bảo vệ an toàn chống lại những rủi ro gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển.
Mỗi thùng chứa được chia khu để thuận tiện cho việc sắp xếp khối lượng hàng lớn và dễ cho công tác kiểm tra.
Tất cả các thùng chứa có liên hệ nên được làm dấu nổi bật, và dây buộc chúng nên là vật liệu phù hợp.
Tất cả các container nên được chất đầy theo những phương pháp giảm nhẹ áp lực một cách phù hợp.
Vỏ thùng chứa được kiểm tra 2 lần và thử bởi người có chuyên môn.
b. Người vận chuyển.
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải được huấn luyện và được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện về loại hàng nguy hiểm mà mình vận chuyển theo quy định của các Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này. Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện khi vận chuyển hàng nguy hiểm ngoài việc tuân thủ quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định của pháp luật liên quan còn phải tuân thủ các quy định sau đây:
-Tuân thủ các quy định về tuyến đường vận chuyển, các điểm dừng, đỗ trên đường, thời gian thực hiện vận chuyển, mức xếp tải trên phương tiện được ghi trong Giấy phép.
-Chấp hành yêu cầu của người gửi hàng trong thông báo gửi cho người vận tải.
-Phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hay đơn vị thi công khi vận chuyển hàng nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy,chất nổ lỏng hay đặc khử nhậy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hay các công trình khác đang được thi công trên đường giao thông có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện.       
2. Người thủ kho, người áp tải hàng nguy hiểm bắt buộc phải được huấn luyện về loại hàng nguy hiểm do mình áp tải hay lưu kho bãi.
3. Xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho bãi
1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng nguy hiểm hay trong thông báo của người gửi hàng.
2. Việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm phải do người thủ kho, người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát.
3. Trong trường hợp không quy định phải có người áp tải theo Điều 11 Nghị định này thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người gửi .
4. Trách nhiệm đối với người gửi hàng
 1. Đóng gói đúng kích cỡ, khối lượng hàng và chất liệu bao bì, thùng chứa theo quy phạm an toàn kỹ thuật của từng loại hàng.
 2. Bao bì ngoài phải có nhãn hàng hóa, có dán biểu trưng nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Nghị định này. 
3. Có hồ sơ về hàng nguy hiểm bao gồm:
a) Giấy gửi hàng ghi rõ: tên hàng, mã số, loại nhóm hàng, khối lượng tổng cộng, loại bao bì, số lượng bao gói, ngày sản xuất, nơi sản xuất, tên địa chỉ người gửi hàng, người nhận hàng;
b) Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cấm lưu thông của cơ quan có thẩm quyền (nếu là hàng nguy hiểm cấm lưu thông).
4. Thông báo bằng văn bản cho người vận tải về những yêu cầu phải thực hiện trong quá...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khó khăn trong thực hành kê đơn thuốc và nhu cầu đào tạo về sử dụng thuốc hợp lý an toàn của cán bộ Y dược 0
A Nghiên cứu các kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin trong việc sử dụng tiền điện tử Công nghệ thông tin 0
N Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
T Sử dụng hệ thống chỉ số CAMEL trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thươn Tài liệu chưa phân loại 0
H Nghiên cứu sử dụng toàn bộ mạch ghép động mạch trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành Luận văn Kinh tế 0
N Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn Tài liệu chưa phân loại 0
D Khảo sát hệ vi sinh vật và đánh giá mức độ an toàn vi sinh trong bia Nông Lâm Thủy sản 0
D Bảo mật và an toàn thông tin trong thương mại điện tử Công nghệ thông tin 0
H BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP:GIẢI PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN MỎ ĐÁ XâY DỰNG NÚI TRÀ ĐUỐC TỈNH KIÊN GIANG Sinh viên chia sẻ 0
D Nghiên cứu ứng dụng sinh trắc học trong việc đảm bảo an toàn cho hệ thống giao dịch điện tử Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top