Henson

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
Các kí hiệu . . 4
Lời mở đầu . 5
Chương 1. Vật liệu Polyme phân hủy sinh học . . .9
1.1 Phân huỷ sinh học . . .10
1.2 Tác nhân gây phân huỷ sinh học 11
1.2.1 Vi sinh vật 11
1.2.1.1 Nấm . 11
1.2.1.2 Vi khuẩn 11
1.3 Các loại polyme phân huỷ sinh học .12
1.4 Ứng dụng của polyme phân huỷ 14
1.4.1 Ứng dụng trong y học .14
1.4.2 Ứng dụng trong nông nghiệp .14
1.4.3 Ứng dụng trong vật liệu bao bì .15
Chương 2. Vật liệu polyme phân huỷ sinh học trên cơ sở blend giữa polylactic axit (dạng nguyên chất và dạng biết tính) với tinh bột sắn .17
2.1 Tinh bột (TB) . 17
2.1.1 Amilozơ .18
2.1.2 Amilopectin . .20
2.1.3 Sự khác nhau giữa amilozơ và amilopectin .22
2.1.4 Tính chất của tinh bột . 23
2.1.5 Biến hình tinh bột . . .23
2.1.5.1 Phương pháp vật lý . .23
2.1.5.2 Phương pháp hóa học . . 24
2.1.6 Sự hồ hoá tinh bột . . .24
2.1.7 Ứng dụng của tinh bột . .26
2.2 Tinh bột sắn 28
2.2.1 Giới thiệu .28
2.2.2 Tinh bột sắn 28
2.2.3 Quá trình sinh tổng hợp tinh bột sắn . 30
2.2.4 Công nghệ sản xuất tinh bột sắn 31
2.2.4.1 Các công đoạn cơ bản . . .31
2.2.4.2 Sơ đồ khối quá trình sinh tổng hợp tinh bột sắn . . .32
2.2.4.3 Một số phương pháp biến tính tinh bột sắn .33
2.2.4.4 Một số sản phẩm ứng dụng từ tinh bột sắn .33
2.3. Phản ứng đa tụ .34
2.3.1 Phản ứng đa tụ có cân bằng . .34
2.3.2 Phản ứng đa tụ không cân bằng . .36
2.3.3 Phản ứng đồng đa tụ . .37
2.3.4. Phương pháp tổng hợp polyme, copolyme khối và copolyme ghép.38
2.4 Axit .39
2.4.1 Axit lactic (AL) 39
2.4.1.1 Tính chất vật lý 39
2.4.1.2 Phương pháp tổng hợp .40
2.4.2 Polylactic axit (PLA) .40
2.4.2.1 Lịnh sử quá trình tổng hợp PLA .40
2.4.2.2 Khả năng phân huỷ của PLA .41
2.4.3 Các phương pháp điều chế PLA từ AL .42
2.4.3.1 Phương pháp ROP 44
2.4.3.2 Phương pháp trùng ngưng AL trong dung dịch có kèm theo sự tách loại nước 44
2.4.3.3 Phương pháp nối mạch PLA có phân tử khối thấp thành PLA có phân tử khối lớn bằng các tác nhân kéo dài mạch thích hợp. (PLA biến tính) .45 2.4.3.3.1 PLA biến tính trên cơ sở LA và 1,4 dihydro benzoic axit .46
2.4.3.3.2 PLA biến tính trên cơ sở LA và Mandelic axit. .47
2.4.3.3.3 PLA biến tính trên cơ sở LA với Methylen diphenyl diisocyanate (MDI) . .48
2.4.3.4 PLA biến tính trên cơ sở LA với Maleic anhydrit . .49
2.4.3.5 PLA biến tính trên cơ sở LA và các diancol khác nhau .49
2.4.4 Ảnh hưởng của các loại xúc tác khác nhau đến quá trình tổng hợp PLA, PLA biến tính 50
2.4.5 Ứng dụng của PLA 52
2.5 Tạo Blend giữa PLA, PLA biến tính với tinh bột sắn .53
2.5.1 Tạo Blend .53
2.5.2 Cơ sở cho quá trình phân huỷ Blend .54
2.5.3 Sử dụng TB trong Blend . .54
2.5.3.1 Sử dụng TB như là chất độn . . .54
2.5.3.2 Sử dụng TB dạng nhiệt dẻo . .54
Chương 4. Nhiệm vụ của đề tài 56
Chương 5. Các phương pháp thực nghiệp . .57
Tài liệu tham khảo. .58

2.1 Tinh bột (TB)
Tinh bột là một hợp chất polyme rất phổ biến và dồi dào, là sản phẩm của quá trình quang hoá trong cây xanh theo cơ chế:
6n CO2 + 5n H2O C6H12O6
C6H12O6 (C6H10O5)n + 3n H2O
Do vậy tinh bột có trong cây xanh, rễ, cành, hạt, củ và quả. Tinh bột là chất dự chữ năng lượng cho cây, có chức năng sinh hoá giống nhau cho con người, các loài động vật cũng như vi sinh vật. Do đó, tinh bột được biết đến như là nguồn thực phẩm dinh dưỡng quan trọng cho con người và các loại sinh vật. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra những ứng dụng phong phú trong cho tinh bột. Trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm: tinh bột có vai trò tạo kết cấu, trạng thái, hình dáng, tạo độ ẩm, độ bám chắc và độ bền cho sản phẩm.
Tinh bột là chất liên kết hay hóa lỏng, tách ẩm hay làm ẩm, điều chỉnh độ đậm đặc, độ đục, độ dài ngắn, độ mềm cho các sản phẩm màng bao mềm, màng không thấm dầu. Tinh bột là thành phần đa chức năng trong công nghiệp dược phẩm: chất mang, chất độn, màng bao viên. Ngoài ra tinh bột còn được ứng dụng trong nhiều nghành công nghiệp hoá chất cơ bản khác: công nghiệp giấy, dệt..
Tinh bột có dạng hạt tròn hay đa giác, kích thước 0.02-0.12 mm, phụ thuộc vào nguồn gốc của chúng như: tinh bột gạo có hình đa giác, đường kính 3-8 µm, rất dễ vón cục, tinh bột ngô có hình tròn hay đa giác, đường kính 15µm, trong khi đó tinh bột sắn có dạng tròn vát, đường kính 20µm. Tinh bột không phải là một chất riêng biệt mà nó bao gồm hai thành phần chính là amilozơ và amilopectin, tỷ lệ amilozơ trên amilopectin khoảng ¼, cấu tạo từ các mắt xích anhydroglucozơ, được liên kêt chủ yếu với nhau bằng liên kết α-D-1,4 glucozit. Như vậy, tinh bột có nguồn gốc khác nhau cho hàm lượng cùng như thành phần khác nhau, vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
Các chủng loại tinh bột.(7,8).

Amilozơ là chuỗi polyme mạch thẳng có khối lượng phân tử 105 -106 g/mol, được liên kết bởi α-D-1,4 glucozit. chiều dài trung bình khoảng 500 – 2000 đơn vị glucozơ, phụ thuộc vào nguồn gốc và quá trình chế biến. Ở dạng tinh thể có cấu trúc xoắn ốc, dễ bị thoái hoá trong nước, có khả năng hoà tan trong dung môi: forman dehyt, cloralhydrat. Phân tử Amilozơ có một đầu khử và một đầu không khử, cấu hình α- glucozơ tạo cho phân tử có đặc tính mềm dẻo hơn.
Cấu tạo hoá học của Amilozơ:
Cấu trúc không gian của Amilozơ.
Amilozơ có tính ưu nước do đó dễ hoà tan trong nước ấm và tạo nên dung dịch có độ nhớt không cao. Khi hạ thấp nhiệt độ, dung dịch của nó không bền. Tuy nhiên do có chứa nhiều nhóm OH nên các phân tử amilozơ sắp xếp khít và song song với nhau, có khẳ năng tạo liên kết hydro giữa các mạch, do đó làm giảm ái lực giữa amilozơ và nước, vì vậy dung dich amilozơ trở nên mờ đục. Với dung dịch đậm đặc các phân tử liên kết với nhau tạo cấu trúc mạng lưới không gian ba chiều, tạo ra sự gel hoá gọi là quá trình thoái biến. Vận tốc quá trình thoái biến phụ thuộc vào pH, sự có mặt của các ion, nồng độ và khối lượng của amilozơ. Khi có mặt của các axit hay monoglyxerit, chúng sẽ hình thành với amilozơ phức chất, làm giảm sự trương phồng và độ nhớt của hỗn hợp, bảo vệ hợp phần khỏi sự thoái biến.
Cấu trúc phân tử của amilozơ tạo điều kiện cho quá trình hình thành màng mỏng, chắc và dai. Ngoài ra các phân tử amilozơ còn có ái lực với iod và các phân tử khác như rượu, axit béo, hợp chất ưa nước..Amilzơ tạo ra các phức xoắn, phức này tạo với iod màng xanh đậm, tạo kết tủa với butanol và các hợp chất ưu nước. Dựa trên đặc điểm này có thể dùng để nhận biết, định lượng sơ bộ hàm lượng amilozơ.
2.1.2 Amilopectin
Amilopectin là polyme mạch nhánh, có khối lượng phân tử 107 – 109 g/mol, được liên kết với nhau chủ yếu thông qua liên kết α-D-1,4 glucozit, ngoài ra còn có liên kết α-D-1,6 glucozit, chính liên kết này đã tạo ra cấu trúc mạch nhánh cho Amilopectin. Mỗi mạch nhánh này chứa khoảng 20-30 mắt xích glucozơ. Phân tử amilopectin có thể chứa tới 100.000 đơn vị glucozơ và được thể hiện như sau:
Cấu tạo hoá học của amilopectin:
Cấu trúc không gian của amilopectin:
Phẩn tử amilopectin có một đầu khử duy nhất, có mức độ kết tinh thấp hơn nhiều so với amilozơ. Amilopectin có khả năng hấp thụ nhiều nước khi nấu chín và là thành phần chủ yếu tạo nên sự trương phồng của hạt tinh bột. Do có cấu trúc không gian lập thể nên phân tử amilopectin không có xu hướng kết tinh và có khả năng giữ nước lớn, nhưng không hoà tan trong nước, đây là đặc điểm khác biệt với amilozơ. Vì vậy, dung dịch amilopectin không bị hiện tượng biến thoái.
Sự khác biệt giữa amilozơ và amilopectin đôi khi là không rõ dệt, do các phân tử amilozơ có khoãng 2000 gốc glucozơ và một phần nhỏ có nhánh nên nó cũng có tính chất giống với amilopectin.
Aminozơ và amilopectin có thể tách riêng biệt với nhau theo nhiều phương pháp: hoà trong dung dịch alkol, các dung dịch ưa nước. Một trong những phương pháp thông dụng là đun dung dịch huyền phù ở nhiệt độ 90-100 ºC. Amilopectin không hoà tan, amilozơ hoà tan hoàn toàn.
2.1.3 Sự khác nhau giữa amilozơ và amilopectin
Amilozơ(AM). Amilopectin(AP).
٠ Cấu trúc thẳng. ٠ Cấu trúc nhánh phức tạp.
٠ Khối lượng phân tử M=32000÷160000. ٠ M= 100000÷1000000.
٠ Độ trùng hợp n=200÷980. ٠ n=600÷6000.
٠ Hoà tan trong nước. ٠ Không hoà tan trong nước.
٠ Quá trình gel hoá không thuận nghịch. ٠ Tạo keo mềm khi gia nhiệt, trở lại
dạng hoà tan khi khuấy trộn.
٠ Pha loãng trở lên đục, bị sa lắng. ٠ Pha loãng dung dịch vẫn trong,
Không bị sa lắng.
٠ Độ nhớt của dung dịch không ổn định. ٠ Độ nhớt dung dịch ổn định.
٠ Tạo màu xanh thẩm khi tác dụng với iot. ٠ Tạo màu hồng trắng khi tác dụng
với iot.
Khối lượng phân tử AM của TBS thấp M= 86.000 hơn TB ngô M=230.000, TB khoai tây M=1.100.000, do đó làm giảm hiện tượng liên hợp phân tử nhưng không loại bỏ hoàn toàn hiện tượng này. Do đó, hướng biến tính là tạo cho AM mạch nhánh giống với AP, song AM bị bao bọc bên ngoài bởi AP khá vững chắc, vì vậy phải phá vỡ cấu trúc TB, tạo điều kiện cho quá trình biến tính như: gây trương trong pha lỏng hay pha hơi.(7).
2.1.4 Tính chất của tinh bột
Tinh bột có cấu tạo dạng hạt gồm các cấu trúc amilozơ và amilopectin xếp theo lớp hướng tâm, chiều dày mỗi lớp 0,1µm, chiều dài hạt TB là 0,35÷0,7µm.
TB có cấu trúc dạng xốp do đó có khả năng hấp thụ nước cao phụ thuộc vào tương tác giữa nước-TB, TB-TB, TB-phần tử khác.
Các tính chất TB được thể hiện:
٠ Khả năng tạo màng.
٠ Khả năng tạo sợi.
٠ Khả năng tạo bao: bao bọc thuốc..
٠ Khả năng tương tác với các chất khác:
* Gel hoá với protein tạo sản phẩm có độ dãn dài, độ cứng, tăng khả năng trữ nước của protein, tạo sản phẩm có khả năng lưu biến, cảm quan tốt hơn.
* Khả năng trương nở của TB.
2.1.5 Biế...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ lecamloan:
bạn ơi, cho mình xin link download nhé :>


Bạn download tại đây nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu quy trình tổng hợp vật liệu aerogels từ xơ dừa và ứng dụng hấp phụ Khoa học Tự nhiên 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình xe ô tô thân vỏ bằng vật liệu composite Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi sinh vật và khả năng thủy phân cellulose Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu sử dụng bản đồ tư duy (mindmaps) trong dạy học chương “động học chất điểm” vật lý 10 thpt Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu ứng dụng tro bay làm chất độn gia cường cho vật liệu cao su và cao su blend Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên các vật liệu tio2 và khoáng sét bằng phương pháp hóa học tính toán Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây Vàng tâm (Magnolia fordiana) làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top