Zigor

New Member
Download Đồ án Xây dựng tuyến buýt Trần Khánh Dư – Mê Linh

Download Đồ án Xây dựng tuyến buýt Trần Khánh Dư – Mê Linh miễn phí





MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG BIỀU HÌNH VẼ iv
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I:CƠ SỞ CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 3
1.1 Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư. 3
1.1.1 Khái niệm và phân loại đầu tư 3
1.1.2 Khái niệm và yêu cầu của dự án đầu tư. 6
1.1.3 Chu trình của dự án đầu tư. 10
1.1.4 Đánh giá dự án đầu tư. 11
1.1.5 Dự án đầu tư trong GTVT. 12
1.1.6 Các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư. 13
1.2 Lý luận chung về dự án đầu tư VTHKCC bằng xe buýt. 14
1.2.1 Đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt. 14
1.2.2 Những vấn đề cơ bản khi lập dự án đầu tư mở tuyến VTHKCC bằng xe buýt. 19
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐI LẠI TRÊN TUYẾN TRẦN KHÁNH DƯ - MÊ LINH 29
2.1 Tổng quan về thành phố Hà Nội. 28
2.1.1 Hiện trạng kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội. 28
2.1.2 Hiện trạng hệ thống GTVT thành phố Hà Nội. 30
2.1.3 Hiện trạng nhu cầu đi lại của thành phố Hà Nội. 34
2.2 Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt của Thành phố Hà Nội . 36
2.2.1 Hiện trạng hoạt động của mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội. 36
2.2.2 Hiện trạng đoàn phương tiện VTHKCC. 37
2.2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC. 37
2.2.4 Hệ thống giá vé. 38
2.2.5 Nhận xét tình hình hoạt động của VTHKCC ở Hà Nội. 38
2.3 Xác định nhu cầu đi lại trên tuyến buýt Trần Khánh Dư – Mê Linh. 39
2.3.1 Về hiện trạng khu vực nghiên cứu. 39
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút của tuyến. 41
2.3.3 Về nhu cầu đi lại bằng xe buýt trong khu vực nghiên cứu. 43
2.4 Nhận xét 48
CHƯƠNG III: LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỞ TUYẾN TRẦN KHÁNH DƯ - MÊ LINH. 50
3.1 Cơ sở pháp lý của việc mở tuyến . 49
3.1.1 Cơ sở pháp lý. 49
3.2 Giới thiệu về Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Chủ đầu tư của dự án). 49
3.2.1 Lịch sử hình thành tổng công ty Vận tải Hà Nội. 49
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty Vận tải Hà Nội. 49
3.2.3 Mô hình bộ máy tổ chức của Tổng công ty Vận tải Hà Nội. 51
3.3 Phương án mở tuyến VTHKCC Trần Khánh Dư – Mê Linh. 53
3.3.1 Lộ trình của tuyến. 53
3.3.2 Lựa chọn phương tiện. 56
3.3.3 Hệ thống các chỉ tiêu khai thác trên tuyến. 58
3.4 Tổng mức vốn đầu tư của dự án. 62
3.5 Phân tích hiệu quả của dự án. 63
3.5.1 Phân tích chi phí, doanh thu của dự án. 63
3.5.2 Đánh giá hiệu quả của dự án. 72
1. Hiệu quả kinh tế_ xã hội. 72
2. Hiệu quả tài chính. 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC .80
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

2.2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC.
Năm 2008, tổng số điểm dừng của toàn mạng VTHKCC bằng xe buýt lên tới 1128 điểm dừng.
Điểm đầu cuối: 52 điểm đầu cuối nhưng mới chỉ có 15 điểm là có vị trí đỗ riêng dành cho xe buýt để trả khách, đón khách an toàn như: Bến xe Gia Lâm, bến xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát, bến xe Hà Đông, bến xe Kim Mã, bến xe Gia Thụy, sân bay Nội Bài, điểm Trần Khánh Dư, bến xe Nam Thăng Long, bãi đỗ xe Kim Ngưu, còn 37 điểm đầu cuối có vị trí lòng đường, bãi đất, vỉa hè, bãi đỗ tạm rất khó khăn cho việc đón trả khách.
Một số hệ thống hạ tầng khác phục vụ xe buýt đã đạt được trong năm 2008 là: 1170 biển báo, 45 pano, 800 sơn vạch điểm dừng xe buýt, 250 nhà chờ.
2.2.4 Hệ thống giá vé.
Giá vé xe buýt được lấy theo quyết định 35/2005/QĐ-UB ngày 15/03/2005 về việc điều chỉnh giá vé VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội. Giá vé xe buýt nội đô hiện đang áp dụng theo giá vé lượt đồng hạng. Giá vé lượt được áp dụng đối với các tuyến phụ thuộc vào cự ly tuyến.
Bảng 2.8: Giá vé xe buýt theo cự ly tuyến.
Cự ly tuyến
Giá vé ( đồng/ HK/ lượt)
< 25 km
3.000
25 - 30 km
4.000
> 30 km
5.000
( Nguồn: Quyết định 35/2005/QĐ-UB ).
Giá vé tháng được chia làm 2 loại: Giá vé ưu tiên bán cho học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (Không kể cán bộ, bộ đội đi học). Và giá vé không ưu tiên bán cho các đối tượng khác.
Bảng 2.9: Giá vé tháng 1 tuyến và liên tuyến.
1 tuyến
Liên tuyến
Giá vé ưu tiên ( đồng/vé/tháng )
25.000
50.000
Giá vé không ưu tiên (đồng/vé/tháng )
50.000
80.000
( Nguồn: Quyết định 35/2005/QĐ-UB ).
2.2.5 Nhận xét tình hình hoạt động của VTHKCC ở Hà Nội.
Mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt ngày càng phát triển nhưng vẫn chưa bao phủ tới các vùng ngoại thành Hà Nội (đặc biệt là khi Hà Nội được mở rộng) khiến cho người dân muốn đi vào trung tâm Thành phố Hà Nội (và ngược lại) để học tập và làm việc…rất khó khăn. Hệ thống VTHKCC chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân ( mới chỉ đáp ứng trên 10% nhu cầu đi lại).
Hệ thống cơ sở hạ tầng: Hệ thống biển báo, nhà chờ đã được sửa chữa, lắp mới và thay thế cho phù hợp với sự phát triển của mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt. Tuy nhiên hệ thống các điểm dừng đỗ chật hẹp gây khó khăn trong việc đón trả hành khách.
Phương tiện VTHKCC bằng xe buýt ngày càng tăng và chất lượng ngày càng nâng cao. Trong những năm gần đây, Thành phố Hà Nội đã tiến hành thay những xe nhỏ, có chất lượng thấp, không đảm bảo an toàn như xe combi bằng những xe có sứa chứa lớn hơn, chất lượng cao hơn đảm bảo an toàn cho hành khách.
Trước tình hình đó Thành phố Hà Nội đang tiến hành mở tuyến buýt mới từ trung tâm thủ đo tới các khu vực ngoại thành nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Dự báo tới năm 2020 VTHKCC bằng xe buýt sẽ đáp ứng 20% -30% nhu cầu đi lại và thế chỗ dần cho xe máy.
2.3 Xác định nhu cầu đi lại trên tuyến buýt Trần Khánh Dư – Mê Linh.
2.3.1 Về hiện trạng khu vực nghiên cứu..
a. Tổng quan chung về khu vực nghiên cứu.
Tuyến nghiên cứu Trần Khánh Dư – Mê Linh ( Thanh Tước) nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân giữa nội thành và khu vực Hà Nội mới sáp nhập (Mê Linh). Tuyến bắt đầu tại BĐX Trần Khánh Dư (thuộc Quận Hoàn Kiếm), kết thúc tại Thanh Tước ( thuộc Huyện Mê Linh) và trong lộ trình thì tuyến còn đi qua một số quận, huyện khác như huyện Từ Liêm, Quận Hai Bà Trưng, Quận Cầu Giấy, Quận Đống Đa. Do vậy khu vực mà tuyến nghiên cứu chủ yếu là: Huyện Mê Linh, Quận Hoàn Kiếm và một số nét về Huyện Từ Liêm, Quận Hai Bà Trưng, Quận Cầu Giấy, Quận Đống Đa.
Quận Hoàn Kiếm.
Quận Hoàn Kiếm là một quận ở trung tâm thành phố Hà Nội với diện tích 5,29 km2, dân số 173.000 người và mật độ dân số 32.703 người/km2. Quận này bao gồm 18 phường. Quận bao gồm những trung tâm buôn bán, thương mại lớn như: Tràng Tiền Plaza, chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da, v.v.
Kinh tế của quận phát triển theo hướng thương mại, dịch vụ, du lịch. Theo báo cáo của UBND quận Hoàn Kiếm, trong năm 2008, tốc độ phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch tăng 24,7% doanh thu. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 609.951 triệu đồng, công tác quản lý trật tự xây dựng tiếp tục được coi trọng, số vụ vi phạm đã giảm 33% so với năm 2007; 94% công trình xây dựng trên địa bàn được cấp phép. Trong năm qua, hoạt động xóa đói giảm nghèo, giới thiệu việc làm đã được UBND quận tích cực triển khai. Toàn quận đã giới thiệu tạo việc làm cho 7.537 lượt người, 1629 hộ cùng kiệt được vay vốn từ quỹ quốc gia với số tiền trên 11 tỷ đồng.
Huyện Mê Linh.
Mê Linh là một huyện nằm ở phía Bắc thành phố Hà Nội, giáp sân bay quốc tế Nội Bài. Đây là địa danh gắn với tên tuổi của Hai Bà Trưng với diện tích 141,26 km² và dân số 187.536 người, mật độ 1.288 người/km². Mê Linh có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 16 xã và 1 thị trấn.
Từ 1 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh được tách ra khỏi Vĩnh Phúc và sáp nhập vào Thành phố Hà Nội.
Trước đây Mê Linh là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc, đã có nhiều dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào huyện này như: Nhà máy ô tô Xuân Kiên, Công ty cửa sổ nhựa châu Âu, Nhà máy Bia Hà Nội, Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza, Công ty cao su INOUE Việt Nam... làm thay đổi hẳn bộ mặt của người dân huyện. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản suất hàng hoá (hoa Mê Linh, rau Đại Thịnh, Tiến Thịnh, Tiền Phong)... Từ đó đã tạo nên nền tảng cho diện mạo một khu đô thị hiện đại trong tương lai.
Sau khi sáp nhập vào Hà Nội thì chính phủ vẫn có chủ trương phát triển Mê Linh để Mê Linh giữ vững vai trò là huyện kinh tế trọng điểm của thủ đô.
Năm 2008 đã thu hút 63 dự án đầu tư, nâng tổng số dự án đầu tư trên địa bàn huyện là 339 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 39.000 tỷ VNĐ và trên 363,7 triệu USD. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản ước đạt 2.915 tỷ đồng, tăng gần 40% so cùng kỳ. Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 391 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch. Tổng thu ngân sách các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện ước đạt 615 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch năm, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2007. Công tác giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tiếp tục được nâng lên một bước. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
Huyện Từ Liêm.
Từ Liêm giáp hai huyện Hoài Đức và Đan Phượng về phía tây; giáp quận Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Xuân về phía đông; quận Hà Đông và huyện Thanh Trì về phía nam; và huyện Đông Anh và quận Tây Hồ về phía bắc. Huyện Từ Liêm có khoảng 240.000 người với diện tích 75,32 km2, mật độ 2.841 người/km2 bao gồm 1 thị trấn (Cầu Diễn) và 15 xã.
Quận Hai Bà Trưng.
Quận có phía Đông giáp sông Hồng, qua bờ sông là quận Long Biên, phía Tây chủ yếu giáp quận Đống Đa, một phần nhỏ giáp quận Thanh Xuân và phía Nam giáp quận Hoàng Mai, phía Bắc giáp quận Hoàn Kiế...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top