Download Luận văn Những vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị về bảo vệ môi trường cho khu công nghiệp Tiên Sơn

Download Luận văn Những vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị về bảo vệ môi trường cho khu công nghiệp Tiên Sơn miễn phí





Mục lục
Nội dung Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1: Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội KCN Tiên Sơn 3
1.1 Điều kiện môi trường tự nhiên. 3
1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình. 3
1.1.2. Đặc điểm môi trường địa chất. 3
1.1.3. Đặc điểm môi trường đất. 6
1.1.4. Đặc điểm môi trường sinh vật. 6
1.1.5. Đặc điểm môi trường nước. 7
1.1.6. Đặc điểm môi trường không khí. 8
1.2. Điều kiện môi trường kinh tế xã hội. 10
1.2.1. Đặc điểm môi trường kinh tế. 10
1.2.1.1. Đặc điểm hiện trạng sử dụng đất. 10
1.2.1.2. Đặc điểm môi trường Nông nghiệp. 10
1.2.1.3. Đặc điểm môi trường Lâm nghiệp. 11
1.2.1.4. Đ ặc điểm môi trường Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp. 11
1.2.1.5. Đặc điểm cơ sở hạ tầng. 11
1.2.2. Đặc điểm môi trường xã hội. 12
1.2.2.1. Đặc điểm dân số, dân cư. 12
1.2.2.2. Đặc điểm văn hoá. 13
1.2.2.3. Đặc điểm giáo dục. 13
1.2.2.4. Đặc điểm y tế. 13
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu. 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 14
2.2.1 Phương pháp phân tích, xử lý hệ thông tin địa lý. 15
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa. 15
2.2.3. Phương pháp đánh giá tác động môi trường. 16
2.2.3.1. Phương pháp danh m ục câu hỏi. 16
2.2.3.2. Phương pháp đánh giá nhanh có s ự tham gia của cộng đồng. 17
2.2.3.3. Phương pháp ma trận. 17
Chương 3: Đánh giá tác động môi trường KCN Tiên Sơn 19
3.1. Các hoạt động tác động. 19
3.1.1. Những tác động môi trường đối với khu vực đang xây
dựng cơ sở hạ tầng.19
3.1.2. Những tác động môi trường của các doanh nghiệp đã
đi vào hoạt động trong KCN.19
3.1.2.1. Các loại hình công nghi ệp đầu tư vào KCN. 19
3.1.2.2. Các tác động của khí thải đến môi trường. 21
3.1.2.3. Các tác động của nước thải đến môi trường. 21
3.1.2.4. Các tác động của chất thải rắn đến môi trường. 23
3.1.2.5. Các tác động khác đến môi tr ường. 24
3.2. Các yếu tố môi trường chịu tác động. 25
3.2.1. Các yếu tố môi trường tự nhiên. 25
3.2.2. Các yếu tố môi trường xã hội. 25
3.3. Kết quả đánh giá tác động môi tr ư ờng KCN Tiên Sơn. 26
3.3.1. Kết quả đánh giá nhanh. 26
3.3.1.1. Đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên. 26
3.3.1.2. Đánh giá tác động đến môi trường xã hội. 27
3.3.2. Đánh giá theo ma trận định lượng. 29
Chương 4: Những kiến nghị bảo vệ môi trường cho KCN Tiên Sơn 33
4.1. Luận cứ khoa học cho các kiến nghị. 33
4.2. Các kiến nghị bảo vệ môi trường cho KCN Tiên Sơn. 34
4.2.1. Phương pháp không ch ế ô nhiễm môi trường không khí. 34
4.2.2. Phương pháp khống chế ô nhiễm do nước thải. 35
4.2.3. Phương pháp xử lý chất thải rắn và chất thải độc hại. 36
4.2.4. Hạn chế ô nhiễm do tiếng ồn. 37
4.2.5. Cải thiện các yếu tố vi khí hậu trong KCN. 37
Kết luận. 38
Tài liệu tham khảo. 39
Danh mục bản đồ



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

g tin
bởi một hệ thống các phần cứng và phần mềm trên máy vi tính, do vậy GIS ngày
nay đã được ứng dụng mạnh mẽ trong ĐGTĐMT, Đặc biệt đối với ĐGTĐMT
KCN Tiên Sơn thì GIS là một thành phần quan trọng để mô tả các điều kiện môi
trường cơ bản xây dựng vùng đệm để xác định diện tích chịu ảnh hưởng từ đó có
thể dự báo các tác động hay thể hiện các kết quả ĐGTĐM dưới dạng bản đồ, biểu
bảng.
2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa.
§ç §×nh H¶o LuËn v¨n tèt nghiÖp
Chuyªn ngµnh Qu¶n lý M«i tr­êng. Khoa M«i tr­êng 16
Phương pháp khảo sát thực địa là phương pháp thu nhận thông tin giữa các chủ
thể và đối tượng nghiên cứu nhằm hiểu rõ hoàn cảnh thực tế của đối tượng cần
nghiên cứu. Đây là một công việc cần thiết và quan trọng đối với bất kỳ một lĩnh
vực nghiên cứu nào, để hiểu rõ về đối tượng nghiên cứu thì người điều tra ngoài
việc thu thập tài liệu, họ phải trực tiếp đi khảo sát thực tế. Phương pháp này đòi hỏi
người điều tra phải có mức độ nhiệt tình cao, nghiêm túc để tìm hiểu đúng mục
đích, yêu cầu của đề tài, qua đó so sánh kiểm tra lại mức độ chính xác của tài liệu,
số liệu đã thu thập được, bổ sung những vấn đề còn thiếu sót.
Trong thời gian nghiên cứu, tác giả bản luận văn đã tiến hành khảo sát ngoài
thực địa một cách nghiêm túc, nhằm tìm hiểu các tác động có lợi, có hại trong quá
trình hoạt động của KCN đến môi trường xung quanh, nhằm so sánh với các tác
động đã được xác định trong báo cáo ĐGTĐMT KCN Tiên Sơn. Từ đó có thể bổ
sung, định lượng hoá các tác động của các hoạt động trong KCN đến môi trường .
Trong quá trình khảo sát thực địa, tác giả bản luận văn đã tiến hành các công
việc sau:
- Tiếp cận địa bàn: Tức là người điều tra phải tìm cách tiếp cận được đối tượng
nghiên cứu. Đối với các nhà máy, xí nghiệp trong KCN cần có đủ cơ sở pháp
lý để có thể tiếp cận.
- Tìm hiểu sơ bộ công nghệ sản xuất và sử dụng các hoá chất trong quá trình sản
xuất ra sản phẩm, từ đó có thể xác định được tải lượng và khả năng tác động của các
chất ô nhiễm thải ra môi trường.
- Tìm hiểu nguồn phát sinh các chất ô nhiễm bao gồm: Nguồn phát sinh khí thải,
nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn và các sự cố.
- Tìm hiểu sơ bộ các tác động của việc hoạt động trong KCN tới môi trường tự
nhiên, môi trường lao động của các công nhân viên trong KCN và khu vực xung
quanh KCN.
2.2.3. Phương pháp đánh giá tác động môi trường (ĐGTĐMT).
Theo điều 2 mục 11 trong Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam công bố 10/1/1994 đã nêu rõ:"Đánh giá tác động môi trường là
quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy
trình phát triển kinh tế xã hội của các cơ sơ sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế,
§ç §×nh H¶o LuËn v¨n tèt nghiÖp
Chuyªn ngµnh Qu¶n lý M«i tr­êng. Khoa M«i tr­êng 17
khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác,
đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường’’.
Có rất nhiều phương pháp ĐGTĐMT nhưng trong phạm vi nghiên cứu KCN
Tiên Sơn tác giả đẫ sử dụng một số các phương pháp sau:
2.2.3.1. Phương pháp danh mục câu hỏi.
Phương pháp danh mục câu hỏi là phương pháp sử dụng nhiều câu hỏi liên
quan tới khía cạnh môi trường cần được đánh giá và là phương pháp được sử dụng
rộng rãi trong ĐGTĐMT. Để đánh giá tác động của các hoạt động trong KCN đến
môi trường xung quanh, tác giả đã soạn thảo một loạt các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu,
sử dụng ngôn ngữ thông thường, đối với mỗi câu hỏi đều có câu trả lời sẵn và ghi
ngay sau câu hỏi. Để đảm bảo tính khách quan thì người được hỏi có thể không cần
ghi họ tên hay những mục liên quan tới cá nhân họ, nhưng họ sẽ trả lời mọi hạng
mục. Thường có ba phương án trả lời: Có... không... không rõ, tuỳ từng trường hợp vào trình
độ hiểu biết về các tác động cũng như vấn đề môi trường của người được hỏi. Nếu
người được hỏi hiểu rõ về tác động và các vấn đề về môi trường thì họ có thể chọn
phương án "có" hay "không", còn nếu chưa rõ về tác động và các vấn đề môi
trường thì họ chọn phương án "không rõ". Tóm lại, phương pháp này rất thuận lợi
đối với đánh giá khi thời gian nghiên cứu ngắn.
2.2.3.2. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (ĐNM-TG).
Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng là phương pháp
thu thập kinh nghiệm sâu, hệ thống nhưng bán chính thức thực hiện trong cộng
đồng nhằm khai thác thông tin về các tác động, các vấn đề môi trường liên quan và
phát triển dựa vào nguồn tri thức của cộng đồng kết hợp với kiểm tra thực địa.
Phương pháp này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra năm 1982
về đánh giá nhanh các nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất. Sau này phạm vi áp
dụng phương pháp này ngày càng rộng và thấy rõ hiệu quả trong việc ĐGTĐMT,
đánh giá hiện trạng môi trường, nghiên cứu môi trường và dự án phát triển, quản lý
môi trường... phương pháp này là phương pháp tiếp cận thông qua những câu hỏi
mở trong cuộc nói chuyện, phỏng vấn với người dân địa phương, công nhân trong
nhà máy... để thu nhận những thông tin kịp thời từ phía người dân, về hiện trạng
chất lượng môi trường, về mức độ tác động của các hoạt động trong KCN, đánh giá
tình hình nông thôn, khu vực xung quanh. Khi áp dụng phương pháp này tác giả chủ
§ç §×nh H¶o LuËn v¨n tèt nghiÖp
Chuyªn ngµnh Qu¶n lý M«i tr­êng. Khoa M«i tr­êng 18
yếu là khảo sát trực tiếp và thảo luận trên thực địa, kết hợp với các cuộc phỏng vấn
bán chính thức với người dân địa phương, kết quả thu được là các thông tin đơn
giản, sát với thực tế và mang tính chất định tính về các tác động của các hoạt động
trong KCN cũng như về chất lượng môi trường đất, nước và không khí.... Sau khi
thu được các thông tin từ cộng đồng thì người đánh giá cần có sự lựa chọn, phân
tích, xử lý tổng hợp vấn đề phù hợp với mục đích nghiên cứu, có thể sử dụng các
bảng biểu, biểu đồ, ma trận.
2.2.3.3. Phương pháp ma trận môi trường.
Phương pháp ma trận môi trường là phương pháp phối kết hợp liệt kê các
hành động của các hoạt động phát triển với liệt kê những nhân tố môi trường bị tác
động vào một ma trận. Trong một ma trận bao gồm các cột hàng ngang và hàng dọc,
trong đó các hoạt động của dự án được liệt kê theo cột ngang của trục hoành, còn
nhân tố môi trường chịu tác động được liệt kê trên cột dọc của trục tung hay ngược
lại.
Có ba loại ma trận môi trường: Ma trận đơn giản, ma trận theo bước và ma
trận định lượng.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả áp dụng phương pháp ma trận định lượng để
đánh giá sự tác động và mức độ tác động thông qua cách cho điểm đối với từng tác
động của các hoạt động phát triển đến các nhân tố môi trường xung quanh. Trong
các...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top