ngo_li2507

New Member
Download Khóa luận Nghiên cứu phân loại rừng theo nguy cơ cháy cho huyện Hoành Bồ và huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Download Khóa luận Nghiên cứu phân loại rừng theo nguy cơ cháy cho huyện Hoành Bồ và huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh miễn phí





Thực tế cho thấy đặc điểm cấu trúc rừng có ảnh hưởng rất lớn tới đặc điểm của tiểu khí hậu rừng, từ đó ảnh hưởng tới đặc trưng của VLC như: khối lượng, độ ẩm, thành phần hoá học cũng như sự phân bố của VLC trong rừng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở các lâm phần rừng tự nhiên, rừng cây lá rộng thường xanh có tổ thành loài đa dạng, kết cấu nhiều tầng tán, độ ẩm VLC trong rừng cao, khối lượng VLC khô ít.làm cho rừng tự nhiên thường khó cháy hơn rừng trồng. Phần lớn rừng tự nhiên ở hai huyện Hoành Bồ và Tiên Yên trải qua thời gian khai thác dài, rừng bị tác động nhiều đã làm thay đổi cấu trúc, kết cấu bị phá vỡ xuất hiện nhiều lỗ trống trong rừng. Rừng tự nhiên ở khu vực nghiên cứu hiện gồm các trạng thái Ic, IIa, IIb, IIIa1, IIIa2.
Thực tế cho thấy, diện tích rừng trồng ở cả hai huyện đều chiếm tỷ lệ lớn (huyện Tiên Yên khoảng 19.36% diện tích rừng của huyện, Hoành Bồ khoảng 27 % diện tích rừng của huyện) bao gồm các trạng thái chủ yếu như: rừng Thông, rừng Bạch đàn, rừng Keo trồng thuần loài hay hỗn giao.
Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học để đánh giá nguy cơ cháy cho các trạng thái rừng hiện có ở khu vực này.
Kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm cấu trúc của các trạng thái rừng tại khu vực Hoành Bồ và Tiên Yên được tổng hợp ở biểu 05 và biểu 06.
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

miền núi và duyên hải.
- Nhiệt độ không khí trung bình 22.40C, nhiệt độ cao nhất là 37.60C, thấp nhất là 10C.
- Lượng mưa trung bình năm là 2385 mm, năm cao nhất lên đến 3667.4 mm, thấp nhất là 1103.8 mm.
- Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%, độ ẩm cao nhất là 87– 88% thấp nhất là 76%.
- Gió thổi theo 2 hướng chính là Bắc - Đông Bắc và Nam - Đông Nam, tốc độ gió trung bình 2 – 4 m/s.
- Bão xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, tháng cao điểm là tháng 7 và tháng 8.
- Sương mù thường xuất hiện vào mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3.
4.2.1.4. Sông suối và thuỷ triều
- Sông suối ở Tiên Yên đa phần là sông suối nhỏ chỉ có sông Tiên Yên là lớn nhất. Các sông đa phần ngắn và dốc nên dễ gây lũ lụt về mùa mưa và hạn hán về mùa khô.
- Tuy không có mặt nước biển song các cửa sông của Tiên Yên chịu ảnh hưởng rất nhiều của thuỷ triều, nhất là khi thuỷ triều cường gây nhiễm mặn một vùng rất lớn ở phía cửa sông.
4.2.1.5. Địa chất thổ nhưỡng
Huyện Tiên Yên bao gồm các loại đất chính là đất Feralit màu vàng phát triển trên đá mẹ Riolit, Phấn Sa, Diệp thạch, Phiến thạch sét. Tầng đất dày trung bình từ 60- 80 cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ, tỷ lệ đá lẫn cao, tầng đất có mùn dày từ 10-20cm, hàm lượng mùn và dinh dưỡng khoáng còn khá. Thực bì chủ yếu là Sim, Mua, Ràng ràng…thoát nước kém, đất chua (PH= 4-5) thích hợp cho việc trồng các loài Thông, Keo…là các loài cây chịu hạn tốt, sinh trưởng nhanh.
4.2.1.6. Hiện trạng đất đai tài nguyên rừng
Huyện Tiên Yên có tổng diện tích tự nhiên là: 61707ha.
Trong đó:
- Đất lâm nghiệp: 52920 ha = 85%
+ Đất có rừng: 21271ha = 34%
* Đất rừng tự nhiên: 16123 ha = 26%
* Đất rừng trồng: 5423.1 ha= 8.8%
+ Đất chưa có rừng: 31649ha = 51%
Trong đó:
*Đất Ia + Ib: 19495ha = 31.6%
*Đất Ic: 1254 ha = 19.7 %
- Đất nông nghiệp và đất khác: 8786.4 ha= 14%.
4.2.2. Đặc điểm dân sinh - kinh tế - xã hội
Dân số toàn huyện Tiên Yên là 43.827 người, trong đó có 22.302 lao động (2/2004) nằm trên 11 xã và một thị trấn với mật độ dân số tương đối đông, các xã vùng sâu, vùng cao dân cư thưa thớt, Tiên Yên hiện có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Tày, Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Cao Lan, Thái, Nùng. Trong đó, chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 53.63%, Dao chiếm 19.75%, Tày 13.83%, Sán Chỉ 8.4%. Nhân dân trong huyện sống bằng nghề Nông- lâm - ngư nghiệp và ở địa bàn nông thôn là chủ yếu.
Trong những năm gần đây, phong trào trồng rừng của huyện đã phát triển mạnh, chủ yếu là rừng đặc sản, các hộ gia đình ở các xã vùng sâu tự bỏ vốn, nhận đất xây dựng trang trại bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá.
Các hoạt động xã hội (Y tế, Giáo dục, Văn hoá…) thuộc diện trung bình, các xã vùng sâu vùng xa có kém hơn.
Nhìn chung, trình độ dân trí của huyện chưa cao, trình độ văn hoá không đồng đều, tỷ lệ tăng dân số hàng năm còn cao, đới sống kinh tế- xã hội chung toàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ đô thị hoá còn chậm đó là những hạn chế nhất định.
- Giao Thông vận tải:
Huyện Tiên Yên nằm trên quốc lộ 18A, là cầu nối giữa thành phố Hạ Long đi cửa khẩu Móng Cái. Mặt khác, còn là mạch máu giao Thông quan trọng của đất nước, thuận lợi cho phát triển kinh tế. Ngoài ra, còn có tuyến đường 4B nối liền từ Tiên Yên ra rất nhiều cửa khẩu, tạo điều kiện Thông thương dễ dàng với các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc. Bên cạnh đó, trong huyện cũng đã mở đường đầu tư vào các khu vực trồng rừng, các xã vùng sâu nên việc đi lại rất thuận tiện.
Từ những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội như trên. Đề tài có những nhận xét sau:
Hai huyện là nơi đan xen nhiều nét văn hoá của các dân tộc anh em, tạo nên những bản sắc rất riêng của vùng núi. Song, bà con vẫn còn giữ tập tục đốt nương làm rẫy, vẫn còn săn bắt thú rừng, bắt ong...có sử dụng lửa trong rừng. Hai huyện đã từng giữ được diện tích rừng tự nhiên khá lớn. Nhưng, do khai thác quá mức hiện nay rừng tự nhiên không còn giữ được những đặc trưng về cấu trúc. Trữ lượng còn rất thấp, trảng cỏ cây bụi phân bố hầu hết trong các xã của cả hai huyện. Ngoài ra, các Lâm trường Hoành Bồ và Tiên Yên là những đơn vị sản xuất có hiệu quả đã phủ xanh các diện tích đồi núi trọc bằng những loài cây có hiệu quả kinh tế cao như: Thông, Keo tai tượng, Quế, Bạch đàn...Tuy nhiên, đây là những loại rừng rất dễ cháy nếu không có biện pháp quản lý rừng hợp lý.
Hàng năm, cháy rừng vẫn xảy ra ở những khu rừng trồng. Đặc biệt là các khu rừng trồng Thông thuần loài, Thông hỗn giao Keo,.. phần lớn nguyên nhân do yếu tố con người gây ra. Dù công tác quản lý rừng nói chung và quản lý lửa rừng nói riêng đã được các cấp các Ngành của địa phương quan tâm. Nhưng, do nhận thức của người dân về tác hại của cháy rừng còn hạn chế, công tác tuyên chuyền giáo dục người dân về vấn đề quản lý rừng chưa được thực hiện một cách sâu rộng. Các diện tích rừng dễ cháy như: rừng Thông và Thông hỗn giao... chưa có biện pháp làm giảm nguy cơ cháy. Chính vì vậy, đòi hỏi phải phân loại các trạng thái rừng theo nguy cơ cháy của chúng để tiện cho công tác quản lý rừng nói chung và quản lý lửa rừng nói riêng đạt được hiệu quả cao.
PHẦN V: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
5.1. Nghiên cứu sự phân bố của các trạng thái rừng
Biểu 01: Phân bố các trạng thái rừng tại huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh
STT
Trạng thái
Diện tích (ha)
Phân bố
1
Thông hỗn giao Keo
2340.8
Dân Chủ, Hoà Bình, Lê Lợi, Quảng La, Tân Dân, Bằng Cả, TT Trới.
2
Thông
2203.9
Bằng Cả, Dân Chủ, Đồng Lâm, Đông Sơn, Hoà Bình, Lê Lợi, Sơn Dương, Thống Nhất
3
Quế
2578.4
Đồng Lâm, Đông Sơn, Sơn Dương, Kỳ Thượng, Tân Dân
4
Keo
13634.3
Bằng Cả, Dân Chủ, Đồng Lâm, Đông Sơn, Hoà Bình, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Thống Nhất, Tân Dân, Vũ Oai, TT Trới
5
III a2
5650.3
Đồng Lâm, Hoà Bình, Quảng La, Tân Dân, Vũ Oai, Kỳ Thượng
6
IIIa1
7280.3
Đồng Lâm, Đông Sơn, Hoà Bình, Kỳ Thượng, Quảng La, Thống Nhất, Tân Dân, Vũ Oai, TT Trới
7
IIb
6978.4
Đồng Lâm, Hoà Bình, Kỳ Thượng, Thống Nhất
8
IIa
18245.9
Bằng Cả, Đồng Lâm, Hoà Bình, Kỳ Thượng, Quảng La, Sơn Dương, Vũ Oai, Thống Nhất, Dân Chủ, Đông Sơn, Tân Dân, Quảng La, TT Trới
9
Ic
21746.8
Bằng Cả, Dân Chủ, Đồng Lâm, Đông Sơn, Hoà Bình, Kỳ Thượng, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Thống Nhất, Tân Dân, Vũ Oai, TT Trới
10
Bạch đàn
983.6
Bằng Cả, Dân Chủ, Quảng La, Sơn Dương, Thống Nhất, Tân Dân, Vũ Oai, Đồng Lâm, Lê Lợi, TT Trới
11
Bạch đàn+Keo
263.48
Lê Lợi, Sơn Dương, Thống Nhất, Vũ Oai, TT Trới
12
Keo+Vườn quả
5.8
Quảng La
13
Keo+ Muồng
49.7
Sơn Dương
14
Keo+ Lát
19.2
Sơn Dương
15
Mỡ
25.6
Quảng La
Biểu 02: Phân bố các trạng thái rừng tại huyện Tiên Yên, Quảng Ninh
Stt
Trạng thái
Diện tích (ha)
Phân bố
1
Bạch đàn
382.2
Đông Hải, Đông Ngũ, TT Tiên Yên, Phong Dụ, Hải Lạng,
2
Bạch đàn+ Keo
180.7
Đông Ngũ, Yên Than, Đông Hải
3
Ic
32721.6
Diễn Xá, Đông Hải, Đông Rúi, Hà Lâu, Hải Lạng, Phong Dụ, Tiên Lãng, TT Tiên Yên, Yên Than, Đông Ngũ
4
IIa
8260.4
Diễn Xá, Đông Hải, Hà Lâu, Hải Lạng, Phong Dụ, Tiên Lãng, TT Tiên Yên, Yên Than, Đại Đức
5
IIIa1
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu các phương pháp phân lớp dữ liệu và ứng dụng trong bài toán dự báo thuê bao rời mạng viễn thông Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu quy trình phân lập và sản xuất sinh khối sợi nấm lim xanh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu khoa học: Hệ thống phân loại sản phẩm PLC Công nghệ thông tin 0
D Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi sinh vật và khả năng thủy phân cellulose Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu công nghệ bọc hạt để sản xuất phân Urê thông minh Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích môi trường kinh doanh Công ty nghiên cứu Công ty Lữ hành Hanoitourist Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu, phân tích giải pháp mobile backhaul và ứng dụng triển khai trên mạng viễn thông của VNPT tuyên quang Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu phân tích và kiểm tra một số chỉ tiêu trong sản xuất bia Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu nâng cao chất lượng điện năng và giảm tổn thất trong lưới điện phân phối, ứng dụng vào lưới điện của công ty điện lực Lào Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top