Download Đề tài Điều tra thành phần loài sâu hại và thiên địch của chúng trên ruộng lúa tỉnh Bình Định

Download Đề tài Điều tra thành phần loài sâu hại và thiên địch của chúng trên ruộng lúa tỉnh Bình Định miễn phí





1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC BỘ CÔN TRÙNG
Một vài đặc điểm cấu tạo và sinh học của các bộ côn trùng liên quan đến các kết quả nghiên cứu của đề tài [10].
1.1. Bộ cánh cứng (Coleoptera)
Đây là bộ lớn nhất trong giới động vật, gồm những loài côn trùng có đôi cánh trước cứng, dày, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Đôi cánh sau là cánh màng, xếp dưới cánh trước. Cơ quan miệng kiều nghiền, biến thái hoàn toàn. Môi trường sống đa dạng, có nhiều loài có ích, nhiều loài gây hại cây trồng, kể cả ấu trùng lẫn con trưởng thành.
1.2. Bộ cánh vảy (Lepidoptera)
Có hai đôi cánh, trên mặt phủ vảy, có nhiều màu sắc. Con trưởng thành có cơ quan miệng kiểu hút, ấu trùng có cơ quan miệng kiểu nghiền. Biến thái hoàn toàn, có tuyến tơ và có khả năng tạo kén. Trưởng thành hút mật hoa nhờ đó thụ phấn cho hoa, ấu trùng ăn lá cây, đục thân, cành, quả, hạt, nên gây hại nghiêm trọng trong sản xuất nông nghiệp.
1.3. Bộ cánh thẳng (Orthoptera)
Cánh trước hẹp, dài, chất da tương đối dày; cánh sau chất màng, khi không bay cánh sau xếp như quạt phía dưới cánh trước. Đốt đùi chân sau nở nang, thích nghi cho việc nhảy hay chân trước thích nghi cho việc đào bới. Biến thái không hoàn toàn. Đa số là loài ăn thực vật, một số loài có tính ăn rộng, riêng họ Sát sành (Tettigoniidae) có một số loài có thể bắt ăn các côn trùng hay động vật bé nhỏ khác.
1.4. Bộ cánh giống (Homoptera)
Các loài côn trùng trong bộ này phần nhiều có kích thước bé nhỏ, miệng kiểu chích hút. Có hai đôi cánh bằng chất màng, cánh sau nhỏ hơn cánh trước, có khi xuất hiện dạng không cánh. Biến thái không hoàn toàn. cách sinh sản tương đối phức tạp: lưỡng tính, đơn tính, hữu tính hay đẻ con. Sức sinh sản rất mạnh. phần lớn chích hút nhựa cây, có nhiều loài là môi giới truyền bệnh virus cho cây trồng, đồng thời bài tiết các chất dịch tạo thành môi trường cho các nấm của bệnh muội đen phát triển.
1.5. Bộ cánh nửa (Hemiptera)
Kích thước cơ thể nhỏ hay trung bình. Miệng kiểu chích hút. Có 2 đôi cánh, cánh trước có nửa gốc dày, cứng; nửa ngọn mỏng. Biến thái không hoàn toàn. Tính ăn của côn trùng bộ cánh nửa rất đa dạng, có loài chích hút thực vật, có loài kí sinh động vật bậc cao, có loài ăn thịt các côn trùng khác.
1.6. Bộ cánh màng (Hymenoptera)
Có 2 đôi cánh bằng chất màng, cánh trước thường lớn hơn cánh sau. Cơ quan miệng kiểu nghiền hay nghiền liếm. Biến thái hoàn toàn. Đặc điểm sinh vật học của bộ này rất phức tạp, hầu hết là côn trùng có ích, có loài là môi giới truyền thụ phấn cho cây trồng, có những loài bắt mồi và kí sinh các loài sâu hại, có loài cung cấp mật và sáp cho y học và công nghiệp.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐH QUY NHƠN

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI

VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA CHÚNG TRÊN RUỘNG LÚA TỈNH BÌNH ĐỊNH

MÃ SỐ: T06.205.04

Chủ nhiệm đề tài: Th.s Nguyễn Kim Huân

Quy Nhơn, tháng 5/2007

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những thập niên qua, cùng với việc tăng năng suất cây trồng thì chi phí phòng trừ các đối tượng dịch hại cũng ngày càng tăng. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì năm 1972 toàn thế giới sử dụng lượng thuốc bảo vệ thực vật trị giá 7,7 tỉ USD, năm 1985 là 16 tỉ USD, năm 1990 là 25 tỉ USD. Ở Việt Nam, từ năm 1976 đến 1980 bình quân mỗi năm sử dụng 5.100 tấn thuốc bảo vệ thực vật, năm 1985 là 22.000 tấn, năm 1998 là 40.000 tấn [11].

Bên cạnh những ưu điểm như dập tắt dịch hại một cách nhanh chóng, triệt để, kịp thời bảo vệ mùa màng thì biện pháp hoá học bảo vệ thực vật cũng bọc lộ những nhược điểm: làm giảm sự đa dạng sinh học, làm mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người [7],[8].

Trước tình hình đó, biện pháp sinh học rất được quan tâm và trở thành biện pháp cốt lõi trong hệ thống phòng trừ tổng hợp IPM. Hơn nữa hiện nay ở Bình Định, thành phần loài sâu hại và đặc biệt là thành phần loài thiên địch trên cây lúa chưa được nghiên cứu đầy đủ. Xuất phát từ đó chúng tui mạnh dạn chọn và thực hiện đề tài: “Điều tra thành phần loài sâu hại và thiên địch của chúng trên ruộng lúa tỉnh Bình Định” nhằm:

+ Khẳng định sự đa dạng và phong phú của khu hệ thiên địch và sâu hại lúa, đồng thời thấy được mối quan hệ giữa sâu hại và thiên địch.

+ Bước đầu cung cấp một danh lục về sâu hại và thiên địch của chúng trên cây lúa.

+ Nghiên cứu các cách gây hại và mức độ phổ biến của các loài côn trùng trên cây lúa.

+ Nghiên cứu các cách khống chế của các loài thiên địch đối với các loài sâu hại và mức độ phổ biến của chúng.

Các số liệu thu được sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc phòng trừ sâu hại được hợp lý hơn. Phòng trừ sâu bệnh phải đảm bảo cân bằng sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và sinh vật có ích.

Kết quả nghiên cứu của đề tài được sử dụng phục vụ cho công tác giảng dạy học phần Bảo vệ thực vật cho sinh viên các ngành Tổng hợp, Sư phạm và Nông học thuộc khoa Sinh-KTNN, trường Đại học Quy Nhơn.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC BỘ CÔN TRÙNG

Một vài đặc điểm cấu tạo và sinh học của các bộ côn trùng liên quan đến các kết quả nghiên cứu của đề tài [10].

1.1. Bộ cánh cứng (Coleoptera)

Đây là bộ lớn nhất trong giới động vật, gồm những loài côn trùng có đôi cánh trước cứng, dày, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Đôi cánh sau là cánh màng, xếp dưới cánh trước. Cơ quan miệng kiều nghiền, biến thái hoàn toàn. Môi trường sống đa dạng, có nhiều loài có ích, nhiều loài gây hại cây trồng, kể cả ấu trùng lẫn con trưởng thành.

1.2. Bộ cánh vảy (Lepidoptera)

Có hai đôi cánh, trên mặt phủ vảy, có nhiều màu sắc. Con trưởng thành có cơ quan miệng kiểu hút, ấu trùng có cơ quan miệng kiểu nghiền. Biến thái hoàn toàn, có tuyến tơ và có khả năng tạo kén. Trưởng thành hút mật hoa nhờ đó thụ phấn cho hoa, ấu trùng ăn lá cây, đục thân, cành, quả, hạt,…nên gây hại nghiêm trọng trong sản xuất nông nghiệp.

1.3. Bộ cánh thẳng (Orthoptera)

Cánh trước hẹp, dài, chất da tương đối dày; cánh sau chất màng, khi không bay cánh sau xếp như quạt phía dưới cánh trước. Đốt đùi chân sau nở nang, thích nghi cho việc nhảy hay chân trước thích nghi cho việc đào bới. Biến thái không hoàn toàn. Đa số là loài ăn thực vật, một số loài có tính ăn rộng, riêng họ Sát sành (Tettigoniidae) có một số loài có thể bắt ăn các côn trùng hay động vật bé nhỏ khác.

1.4. Bộ cánh giống (Homoptera)

Các loài côn trùng trong bộ này phần nhiều có kích thước bé nhỏ, miệng kiểu chích hút. Có hai đôi cánh bằng chất màng, cánh sau nhỏ hơn cánh trước, có khi xuất hiện dạng không cánh. Biến thái không hoàn toàn. cách sinh sản tương đối phức tạp: lưỡng tính, đơn tính, hữu tính hay đẻ con. Sức sinh sản rất mạnh. phần lớn chích hút nhựa cây, có nhiều loài là môi giới truyền bệnh virus cho cây trồng, đồng thời bài tiết các chất dịch tạo thành môi trường cho các nấm của bệnh muội đen phát triển.

1.5. Bộ cánh nửa (Hemiptera)

Kích thước cơ thể nhỏ hay trung bình. Miệng kiểu chích hút. Có 2 đôi cánh, cánh trước có nửa gốc dày, cứng; nửa ngọn mỏng. Biến thái không hoàn toàn. Tính ăn của côn trùng bộ cánh nửa rất đa dạng, có loài chích hút thực vật, có loài kí sinh động vật bậc cao, có loài ăn thịt các côn trùng khác.

1.6. Bộ cánh màng (Hymenoptera)

Có 2 đôi cánh bằng chất màng, cánh trước thường lớn hơn cánh sau. Cơ quan miệng kiểu nghiền hay nghiền liếm. Biến thái hoàn toàn. Đặc điểm sinh vật học của bộ này rất phức tạp, hầu hết là côn trùng có ích, có loài là môi giới truyền thụ phấn cho cây trồng, có những loài bắt mồi và kí sinh các loài sâu hại, có loài cung cấp mật và sáp cho y học và công nghiệp.

1.7. Bộ hai cánh (Diptera)

Chỉ có đôi cánh trước phát triển, dạng cánh mỏng, đôi cánh sau biến đổi thành hai mấu có tác dụng giữ thăng bằng và định hướng trong khi bay. Cơ quan miệng kiểu chích hút hay liếm hút. Biến thái hoàn toàn. Nhiều loài truyền bệnh cho người và gia súc, một số loài phá hại nông nghiệp, một số ít loài bắt mồi và kí sinh sâu hại.

1.8. Bộ cánh da (Dermaptera)

Có 2 đôi cánh ngắn, cánh trước dày, cứng, không có gân cánh; cánh sau là cánh màng hình nửa vòng tròn, cũng có loài không có cánh. Cơ quan miệng kiểu nghiền, biến thái không hoàn toàn, gai đuôi dạng kìm cứng.

1.9. Bộ bọ ngựa ( Mantoptera)

Có 2 đôi cánh, cánh trước hơi dày hơn cánh sau. Cơ quan miệng kiểu nghiền, biến thái không hoàn toàn, bụng có gai đuôi, chân trước là kiểu chân bắt mồi. Bọ ngựa sống trên cây, ăn thịt nhiều loài sâu hại cây trồng.

1.10. Bộ chuồn chuồn (Odonata)

Có 2 đôi cánh, cánh sau tương tự cánh trước. Cơ quan miệng kiểu nghiền, bụng nhỏ dài. Biến thái không hoàn toàn. Ấu trùng sống dưới nước, con trưởng thành sống trên cạn, ăn thịt các loài sâu hại cây trồng.

2. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÔN TRÙNG HỌC NÓI CHUNG VÀ CÔN TRÙNG HỌC NÔNG NGHIỆP NÓI RIÊNG

2.1. Trên thế giới

Ngay thời xưa đã có sự hấp dẫn nghiên cứu về côn trùng do những hiện tượng hằng ngày trong tự nhiên như sự phá hại của sâu bọ - kẻ thù của gia súc và cây trồng xảy ra liên tiếp. Trong sách cổ của Xiri (3000 năm trước Công nguyên) đã có nói tới các cuộc bay lớn và tàn phá khủng khiếp của những đàn châu chấu sa mạc.

Đến thế kỉ thứ XVII, người ta ghi nhận công trình về về giải phẩu tằm của nhà bác học Manpighi (1628-1694) người Italia. Ở thế kỉ XVIII, có những công trình nổi tiếng của nhà bác học Thụy Điển Linnê (1707-1778) như tác phẩm “Hệ thống tự nhiên” trong đó côn trùng học được dành vị trí đáng kể với việc xây dựng...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Điều tra ,đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp cải tạo cây xanh trên thành phố Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
T Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã Bình Thành, huyện Châu Phú, tỉnh An Kiến trúc, xây dựng 0
A Điều tra thành phần côn trùng trên cây vải thiều và nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của bọ rùa 18 chấm Luận văn Kinh tế 2
S Báo cáo kết quả thực hiện năm 2008 dự án "Điều tra cơ bản thành phần loài và xây dựng danh lục nấm V Luận văn Sư phạm 0
T Báo cáo kết quả thưc hiện dự án "Điều tra cơ bản thành phần loài và xây dựng danh lục nấm Việt Nam ( Luận văn Sư phạm 0
H Điều tra thành phần loài vi khuẩn Lam (Tảo Lam) cố định N2, trong ruộng lúa vùng Hà Nội và phụ cận v Luận văn Sư phạm 0
D Phiếu điều tra hoạt động sinh kế thôn Tân Thành - Xã Ninh Ích – Huyện Ninh Hòa – Tỉnh Khánh Hòa Luận văn Kinh tế 0
T Quan hệ giữa cha mẹ và vị thành niên trong gia đình ( Qua phân tích số liệu điều tra gia đình Việt N Văn hóa, Xã hội 0
T Phóng sự điều tra trên Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh Văn học 0
L Mối quan hệ giữa điều tra và công tố - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng : Luận văn ThS. Luật: 60 38 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top