cuopduong81

New Member
Download Đề tài Để giải quyết vấn đề đủ ăn và ở tốt của cây về mặt hóa học đất chúng ta cần quan tâm những vấn đề gì

Download Đề tài Để giải quyết vấn đề đủ ăn và ở tốt của cây về mặt hóa học đất chúng ta cần quan tâm những vấn đề gì miễn phí





Chuyên đề 1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây rất cần đất vì: Đất là giá thể cho cây bám rễ để sinh sống, như ngôi nhà đối với con người. Hơn thế nữa đất là “kho” chứa thức ăn, nước cho cây hút hàng ngày. Trong đất có chứa các nguyên tố đa lượng là những thức ăn cây lấy từ đất ví như là gạo cơm của con người. Các nguyên tố trung, vi lượng cây cần rất ít nhưng không thể thiếu được, như mắm muối gia vị cho bữa ăn. Nếu thiếu những thứ này mặc dù đã bón đầy đủ các nguyên tố đa lượng nhưng cây vẫn sinh trưởng còi cọc không cho thu hoạch hay chết. Mà các nguyên tố này cũng này cũng được lấy từ đất.
Trong đất chứa nước và không khí, là những thứ không thể thiếu được trong đời sống của cây. Nước hòa tan dinh dưỡng và cung cấp cho cây “uống”. Cây không thể hút đủ nước từ không khí, từ nước mưa mà nuôi cơ thể suốt đời được. Nước cây hút chủ yếu từ đất bằng sự làm việc cần cù, thầm kín của hệ thống rễ. Rễ sống trong đất rất cần không khí được chứa trong các lỗ hổng của đất để hô hấp “thở”. Khác với người và vật nuôi, cây “thở” (hút Oxi) từ bộ rễ sống trong đất. Bộ lá cây thực hiện chức năng quang hợp để tổng hợp nên chất xây dựng cơ thể.
Do vậy, đất tốt là đất luôn có độ xốp thích hợp để vừa chứa đủ nước cho cây ‘uống”, nhưng lại cân đối với không khí để “thở” được bình thường. Cây hút nước thì cũng hút cả thức ăn hòa tan để lên nuôi thân, lá, hoa, qủa. Cây hút thức ăn từ đất ở dạng hòa tan như con người uống đường vậy. Nếu các chất dinh dưỡng không hòa tan trong dung dịch đất thì cây không ăn được. Cây sẽ bị chết đói khi trong “kho” còn chứa đầy thức ăn, mà không hòa tan trong dung dịch đất được. Ngược lại nếu sự hòa tan các chất trong dung dịch quá nhanh, cây chưa kịp hấp thu sẽ dẫn tới sự mất các chất dinh dưỡng ở trong đất. Vì vậy các quá trình hóa học đặc thù xảy ra trong đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống của cây.
Đối với một loại đất tốt cho cây thì phải đảm bảo bốn yêu cầu sau:
Thứ nhất: Đảm bảo cho cây ăn no. Có nghĩa là đủ dinh dưỡng khoáng, dinh dưỡng vô cơ. Bởi vì cây hoàn toàn không sử dụng được chất hữu cơ, do vậy không một đất nào bảo đảm được cho tất cả các loài cây, nó chỉ có thể đảm bảo chất này thừa hay chất khác thiếu, có thể đáp ứng nhu cầu cho cây này mà không đáp ứng cho cây khác; vì vậy phải điều chỉnh bằng cách bón phân như bón phân để cải tạo đất, bón phân để duy trì lượng chất cây lấy đi từ đất và bón phân để tăng hàm lượng chất thiếu trong đất.
Thứ hai: Bảo đảm cây uống đủ. Nghĩa là đủ nước cho cây sinh trưởng phát triển trong mọi điều kiện.
Thứ ba: Đảm bảo cho cây ở tốt. Với môi trường đất phải phù hợp như pH của dung dịch đất, Eh của dung dịch đất, tính đệm, không khí, nhiệt, đất không có chất độc (khí, kim loại độc).
Thứ tư: Bảo đảm cho cây đứng vững
Một loại đất tốt cho cây phải đảm bảo bốn yêu cầu trên, trong đó yêu cầu thứ nhất, thứ hai và thứ ba rất khó thay đổi thậm chí là không thể thay đổi, điều chỉnh. Bởi vì một loại đất nào cũng chứ bốn thành phần bao gồm phần rắn, phần lỏng, phần không khí và các sinh vật sống trong đất.
Phần rắn bao gồm vô cơ có nguồn gốc từ đá (chiếm 97- 98% trọng lượng hay 36% thể tích), hữu cơ có nguồn gốc từ xác sinh vật (chiếm từ 3-5% trọng lượng hay 12% thể tích).
Phần lỏng: nước trong đất như nước liên kết hóa học, nước hấp phụ, nước mao quản, nước trọng lực, nước ngầm, hơi nước và nước đóng băng.
Phần không khí: O2, CO2, N2 .
Các sinh vật sống trong đất (vi sinh vật, sinh vật bậc thấp như giun, dế, kiến, mối ), vi sinh vật đất tạo cho đất có sự sống thông qua quá trình chuyển hóa sinh học.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Chuyên đề 1

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây rất cần đất vì: Đất là giá thể cho cây bám rễ để sinh sống, như ngôi nhà đối với con người. Hơn thế nữa đất là “kho” chứa thức ăn, nước cho cây hút hàng ngày. Trong đất có chứa các nguyên tố đa lượng là những thức ăn cây lấy từ đất ví như là gạo cơm của con người. Các nguyên tố trung, vi lượng cây cần rất ít nhưng không thể thiếu được, như mắm muối gia vị cho bữa ăn. Nếu thiếu những thứ này mặc dù đã bón đầy đủ các nguyên tố đa lượng nhưng cây vẫn sinh trưởng còi cọc không cho thu hoạch hay chết. Mà các nguyên tố này cũng này cũng được lấy từ đất.

Trong đất chứa nước và không khí, là những thứ không thể thiếu được trong đời sống của cây. Nước hòa tan dinh dưỡng và cung cấp cho cây “uống”. Cây không thể hút đủ nước từ không khí, từ nước mưa mà nuôi cơ thể suốt đời được. Nước cây hút chủ yếu từ đất bằng sự làm việc cần cù, thầm kín của hệ thống rễ. Rễ sống trong đất rất cần không khí được chứa trong các lỗ hổng của đất để hô hấp “thở”. Khác với người và vật nuôi, cây “thở” (hút Oxi) từ bộ rễ sống trong đất. Bộ lá cây thực hiện chức năng quang hợp để tổng hợp nên chất xây dựng cơ thể.

Do vậy, đất tốt là đất luôn có độ xốp thích hợp để vừa chứa đủ nước cho cây ‘uống”, nhưng lại cân đối với không khí để “thở” được bình thường. Cây hút nước thì cũng hút cả thức ăn hòa tan để lên nuôi thân, lá, hoa, qủa. Cây hút thức ăn từ đất ở dạng hòa tan như con người uống đường vậy. Nếu các chất dinh dưỡng không hòa tan trong dung dịch đất thì cây không ăn được. Cây sẽ bị chết đói khi trong “kho” còn chứa đầy thức ăn, mà không hòa tan trong dung dịch đất được. Ngược lại nếu sự hòa tan các chất trong dung dịch quá nhanh, cây chưa kịp hấp thu sẽ dẫn tới sự mất các chất dinh dưỡng ở trong đất. Vì vậy các quá trình hóa học đặc thù xảy ra trong đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống của cây.

Đối với một loại đất tốt cho cây thì phải đảm bảo bốn yêu cầu sau:

Thứ nhất: Đảm bảo cho cây ăn no. Có nghĩa là đủ dinh dưỡng khoáng, dinh dưỡng vô cơ. Bởi vì cây hoàn toàn không sử dụng được chất hữu cơ, do vậy không một đất nào bảo đảm được cho tất cả các loài cây, nó chỉ có thể đảm bảo chất này thừa hay chất khác thiếu, có thể đáp ứng nhu cầu cho cây này mà không đáp ứng cho cây khác; vì vậy phải điều chỉnh bằng cách bón phân như bón phân để cải tạo đất, bón phân để duy trì lượng chất cây lấy đi từ đất và bón phân để tăng hàm lượng chất thiếu trong đất.

Thứ hai: Bảo đảm cây uống đủ. Nghĩa là đủ nước cho cây sinh trưởng phát triển trong mọi điều kiện.

Thứ ba: Đảm bảo cho cây ở tốt. Với môi trường đất phải phù hợp như pH của dung dịch đất, Eh của dung dịch đất, tính đệm, không khí, nhiệt, đất không có chất độc (khí, kim loại độc).

Thứ tư: Bảo đảm cho cây đứng vững

Một loại đất tốt cho cây phải đảm bảo bốn yêu cầu trên, trong đó yêu cầu thứ nhất, thứ hai và thứ ba rất khó thay đổi thậm chí là không thể thay đổi, điều chỉnh. Bởi vì một loại đất nào cũng chứ bốn thành phần bao gồm phần rắn, phần lỏng, phần không khí và các sinh vật sống trong đất.

Phần rắn bao gồm vô cơ có nguồn gốc từ đá (chiếm 97- 98% trọng lượng hay 36% thể tích), hữu cơ có nguồn gốc từ xác sinh vật (chiếm từ 3-5% trọng lượng hay 12% thể tích).

Phần lỏng: nước trong đất như nước liên kết hóa học, nước hấp phụ, nước mao quản, nước trọng lực, nước ngầm, hơi nước và nước đóng băng.

Phần không khí: O2, CO2, N2…..

Các sinh vật sống trong đất (vi sinh vật, sinh vật bậc thấp như giun, dế, kiến, mối…), vi sinh vật đất tạo cho đất có sự sống thông qua quá trình chuyển hóa sinh học.

Còn ba phần trên tạo ra các quá trình sinh hóa học, quá trình lý học, cơ học trong đất.

Vì vậy, tui thực hiện tiểu luận này để tìm hiểu: “Để giải quyết vấn đề “đủ ăn” và “ở tốt” của cây về mặt hóa học đất chúng ta cần quan tâm những vấn đề gì”.

PHẦN II. NỘI DUNG

1. Đảm bảo cho cây “đủ ăn” về mặt hóa học

Phân bón là thức ăn của cây trồng, khi bón vào đất có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất. Mỗi loại cây cho một sản phẩm khác nhau thì đương nhiên nhu cầu "thức ăn" phải khác nhau.

Đảm bảo cho cây “đủ ăn” tức là đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển. Cây trồng có thể nói là một sinh vật “ăn tạp”, nó đòi hỏi rất nhiều các yếu tố dinh dưỡng: đa lượng chính (N, P, K), trung lượng (Ca, Mg, S), vi lượng (Fe, Zn, Mn, Cu, B, Mo, Cl) và siêu vi lượng (Na, Co...).

* Các nguyên tố đa lượng chính trong đất đó là: Đạm, lân, kali.

Đạm trong đất: N trong đất có nguồn gốc tự nhiên đó là nhờ sự cố định đạm của vi sinh vật sống trong đất (nguồn N cung cấp chính mà đất có được), do sấm sét và do nước đưa đạm từ nơi khác bổ sung vào đất.

N là nguyên tố cần cho hầu hết các loại cây trồng nhưng trong đất thường chứa ít đạm. Hàm lượng đạm tổng số trong các loại đất Việt Nam khoảng 0,1 – 0,2%, có loại dưới 0,1% như đất xám bạc màu. Vì vậy, muốn cây trồng có năng suất cao cần sử dụng liên tục phân đạm.

Hàm lượng N trong đất tỷ lệ thuận với hàm lượng mùn (thường N chiếm 5-10% của mùn.

Đạm trong đất có 2 dạng là: đạm vô cơ và hữu cơ, ngoài ra còn có dạng N ở thể khí. N vô cơ trong đất chủ yếu là NH4+, NO3-. NH4+ bị keo đất hấp thu nên ít bị rửa trôi, còn NO3- ở trong dung dịch đất nên dễ bị rửa trôi. NH4+ ngoài ở dạng cation hấp thu và một ít ở trong dung dịch đất còn một số NH4+ nằm trong tinh thể keo sét, loại này còn gọi là “N ở dạng giữ chặt” cây không hút được.

Đạm hữu cơ: Đạm trong đất chủ yếu ở dạng hữu cơ, chiếm khoảng 5 – 10% tổng số mùn, có thể chiếm trên 95% của đạm tổng số. Đạm trong đất tồn tại ở 3 dạng N hữu cơ tan trong nước, N hữu cơ thuỷ phân, N hữu cơ không thuỷ phân. Trong đó, N hữu cơ thuỷ phân được xem là chỉ tiêu đánh giá khả năng cung cấp N cho cây của đất, loại đạm này chiếm 50% N tổng số.

Tuy nhiên, đạm trong đất không đủ để đảm bảo dinh dưỡng đạm cho cây, đạm được bổ sung vào đất chủ yếu qua con đường bón phân đạm. Tuy nhiên cây chỉ hút đạm ở 2 dạng: NO3- và NH4+, đây là hai dạng được đất hấp thu kém đặc biệt là đất cùng kiệt keo sét, dễ bị rửa trôi. Do đó, khi bón phân đạm cần có những biện pháp kỹ thuật hạn chế rửa trôi đạm, quan trọng là phải dựa vào đặc điểm của từng loại đất để có phương pháp bón phân thích hợp.

Lân trong đất:Hàm lượng lân tổng số ở trong đất khoảng 0,03 - 0,2%, Ở Việt Nam giàu lân tổng số nhất là đất nâu đỏ trên đá bazan. Lân tổng số trong đất phụ thuộc thành phần khoáng vật của đá mẹ, thành phần cơ giới đất, độ sâu tầng đất và chế độ canh tác phân bón.

Lân trong đất tồn tại ở 2 dạng lân tổng số và dễ tiêu. Để chẩn đoán khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng thì người ta ph
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0
N Giải pháp để giải quyết mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá chất lượng lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Giải pháp để giải quyết vấn đề này Luận văn Kinh tế 0
N Giải pháp để khắc phục những hạn chế giải quyết vấn đề về hàng hoá trên thị trường chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
N Sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước để cho vay giải quyết việc làm trong nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
C Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu Luận văn Kinh tế 0
T VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN môn vật lý sử DỤNG sức GIÓ để tạo RA điệ Luận văn Sư phạm 0
T Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn lực chủ đề lực đẩy Ác ximet Luận văn Sư phạm 0
T Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn chủ đề xử lý pin ácquy Luận văn Sư phạm 0
T Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn sóng điện từ Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top