Download Đề tài Trồng rừng phòng hộ

Download Đề tài Trồng rừng phòng hộ miễn phí





Bài mở đâù: GIỚI THIỆU CHUNG
1.Vị trí môn học: Là môn học thuộc khối kiến thức chuyên môn hoá của chuyên ngành Kỹ thuật lâm sinh, trong chương trình đào tạo kỹ sư Lâm sinh.
2. Khái niệm chung:
Trồng rừng phòng hộ là một giải pháp kỹ thuật lâm sinh, bằng việc thiết lập nên rừng trồng để cải tạo và bảo vệ môi trường.
Môn học trồng rừng phòng hộ là một môn khoa học nghiên cứu các quy luật hoạt động của các tác nhân gây hại đến môi trường, từ đó xác định nguyên lý kỹ thuật cho việc xây dựng các đai rừng phòng hộ nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của các đai rừng trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sự yên bình của cuộc sống sinh hoạt cũng như sản xuất của xã hội loài người.
3. Mục tiêu học tập:
- Nắm vững cơ sở lý thuyết của các quy luật tác động của các tác nhân gây hại đối với môi trường sinh thái.
- Nắm vững nguyên lý kỹ thuật tạo lập các loại rừng phòng hộ chủ yếu.
3. Nội dung chương trình môn học
Rừng phòng hộ Việt Nam có 5 loại chính: 1) Phòng hộ đầu nguồn; 2) Phòng hộ chống cát bay và chống sa mạc hoá; 3) Phòng hộ chắn gió bảo vệ đồng ruộng và cây che bóng; 4) Phòng hộ chắn sóng bảo vệ môi trường ngập nước; 5) Phòng hộ môi trường cảnh quan đô thị và khu công nghiệp, trong giới hạn chương trình môn học sẽ giới thiệu 3 phần chính sau:
- Trồng rừng chống xói mòn đất do nước.
- Trồng rừng chắn gió bảo vệ đồng ruộng.
- Trồng rừng chống cát bay.
Phần 1
Trồng rừng chống xói mòn đất do nước
1.1. Khái niệm xói mòn đất: Là toàn bộ quá trình bào mòn, vận chuyển và bồi tụ lớp đất mặt dưới tác động của nước, gió và trọng lực. Xói mòn còn gọi là bào mòn hay xói lở.
Qua định nghĩa cho thấy:
- Đối tượng của xói mòn đất là lớp đất mặt;
- Động lực gây ra xói mòn đất chính là sự lôi cuốn của gió, dòng nước và trọng lực.
1.2. Tác hại của xói mòn đất
1) Xói mòn làm trôi đất, rửa trôi các chất dinh dưỡng, độ phì của đất giảm do đó làm giảm năng suất cây trồng.
2) Sự phát triển của xói mòn đất, làm cho diện tích đất trơ sỏi đá tăng, diện tích đất canh tác bị thu hẹp.
3) Xói mòn đất gây ra hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng xấu tới đời sống và sản xuất của con người. Xói mòn đất làm sụt lở, cuốn trôi đất đá, phá hoại đường xá, cầu cống, nhà cửa, vùi lấp sông hồ, ao, đập
1.3. Phân loại xói mòn đất : Tuỳ theo xuất phát điểm khác nhau mà phân ra các loại xói mòn đất sau:
a) Dựa vào động lực gây ra xói mòn đất:
- Xói mòn do gió
- Xói mòn do nước
- Xói mòn do trọng lực
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Bài giảng Trồng rừng phòng hộ

Tên môn học: Tiếng Việt: TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ

Tiếng Anh: Forestation for Environment Protection - Plantation for protection

Tổng số tiết: 45 Số đơn vị học trình: 3

Trong đó: Lý thuyết: 45

Bài mở đâù: GIỚI THIỆU CHUNG

1.Vị trí môn học: Là môn học thuộc khối kiến thức chuyên môn hoá của chuyên ngành Kỹ thuật lâm sinh, trong chương trình đào tạo kỹ sư Lâm sinh.

Khái niệm chung:

Trồng rừng phòng hộ là một giải pháp kỹ thuật lâm sinh, bằng việc thiết lập nên rừng trồng để cải tạo và bảo vệ môi trường.

Môn học trồng rừng phòng hộ là một môn khoa học nghiên cứu các quy luật hoạt động của các tác nhân gây hại đến môi trường, từ đó xác định nguyên lý kỹ thuật cho việc xây dựng các đai rừng phòng hộ nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của các đai rừng trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sự yên bình của cuộc sống sinh hoạt cũng như sản xuất của xã hội loài người.

3. Mục tiêu học tập:

Nắm vững cơ sở lý thuyết của các quy luật tác động của các tác nhân gây hại đối với môi trường sinh thái.

Nắm vững nguyên lý kỹ thuật tạo lập các loại rừng phòng hộ chủ yếu.

Nội dung chương trình môn học

Rừng phòng hộ Việt Nam có 5 loại chính: 1) Phòng hộ đầu nguồn; 2) Phòng hộ chống cát bay và chống sa mạc hoá; 3) Phòng hộ chắn gió bảo vệ đồng ruộng và cây che bóng; 4) Phòng hộ chắn sóng bảo vệ môi trường ngập nước; 5) Phòng hộ môi trường cảnh quan đô thị và khu công nghiệp, trong giới hạn chương trình môn học sẽ giới thiệu 3 phần chính sau:

Trồng rừng chống xói mòn đất do nước.

Trồng rừng chắn gió bảo vệ đồng ruộng.

Trồng rừng chống cát bay.

Phần 1

Trồng rừng chống xói mòn đất do nước

1.1. Khái niệm xói mòn đất: Là toàn bộ quá trình bào mòn, vận chuyển và bồi tụ lớp đất mặt dưới tác động của nước, gió và trọng lực. Xói mòn còn gọi là bào mòn hay xói lở.

Qua định nghĩa cho thấy:

- Đối tượng của xói mòn đất là lớp đất mặt;

- Động lực gây ra xói mòn đất chính là sự lôi cuốn của gió, dòng nước và trọng lực.

1.2. Tác hại của xói mòn đất

1) Xói mòn làm trôi đất, rửa trôi các chất dinh dưỡng, độ phì của đất giảm do đó làm giảm năng suất cây trồng.

2) Sự phát triển của xói mòn đất, làm cho diện tích đất trơ sỏi đá tăng, diện tích đất canh tác bị thu hẹp.

3) Xói mòn đất gây ra hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng xấu tới đời sống và sản xuất của con người. Xói mòn đất làm sụt lở, cuốn trôi đất đá, phá hoại đường xá, cầu cống, nhà cửa, vùi lấp sông hồ, ao, đập…

1.3. Phân loại xói mòn đất : Tuỳ theo xuất phát điểm khác nhau mà phân ra các loại xói mòn đất sau:

Dựa vào động lực gây ra xói mòn đất:

- Xói mòn do gió

- Xói mòn do nước

- Xói mòn do trọng lực

Dựa vào lịch sử phát sinh:

- Xói mòn cổ đại: là loại xói mòn xảy ra trước khi có những hoạt động sản xuất của con người. Do tác động đơn thuần của tự nhiên, nơi địa hình đất dốc là nguyên nhân của xói mòn cổ đại.

- Xói mòn hiện đại: là loại xói mòn đất xảy ra sau khi có hoạt động sản xuất của con người.

Dựa vào mức độ bào mòn:

- Xói mòn bình thường: là loại xói mòn đất có tốc độ xói mòn chậm hơn hay bằng với tốc độ hình thành đất.

- Xói mòn gia tốc: là loại xói mòn đất có tốc độ xói mòn lớn hơn tốc độ hình thành đất. Xói mòn gia tốc gây tác hại rất lớn cho sản xuất.

Dựa vào hình thức xói mòn:

- Xói mòn bề mặt;

- Xói mòn đất khe;

- Lũ quét;

- Sụt hang (hiện tượng Karst);

- Lở đất;

- Trượt đất: Là hiện tượng trôi trượt cả hệ thống sườn dốc xuống dưới thấp.

1.4. Khái niệm về lưới đường nước và các khâu của lưới đường nước

- Khái niệm: Lưới đường nước là toàn bộ hệ thống các đường dẫn nước trên mặt đất của xói mòn cổ đại để nước chảy ra sông ra biển gọi là lưới đường nước (còn gọi là mạng lưới thuỷ văn).

- Các khâu của lưới đường nước: Toàn bộ lưới đường nước từ trên xuống dưới, từ cao xuống thấp, từ thượng lưu xuống hạ lưu có thể chia thành các bộ phận (các khâu):

+ Đất tròng nông.

+ Đất tròng sâu.

+ Khe khô (suối cạn).

+ Suối.

+ Sông: là khâu cuối cùng của lưới đường nước ở hạ lưu.

+ Đường chia nước (đường phân thuỷ): xác định trên mặt đất, nối liền các điểm cao nhất của địa hình, chia mặt đất thành hai hướng sườn dốc, từ đó nước mưa rơi xuống sẽ chảy về hai phía đối nhau của đường phân nước tới hai lưu vực khác nhau.

+ Mặt thu nước (khu thu nước): Là mặt nghiêng giới hạn giữa đường chia nước và lưới đường nước. Mặt thu nước là diện tích thu nước chủ yếu, đồng thời là địa bàn hoạt động sản xuất chính của con người, cho nên nó cũng là đối tượng chủ yếu của công tác phòng chống xói mòn.

1.5. Khái niệm về lưu vực

Lưu vực là phần diện tích bề mặt đất trong tự nhiên mà mọi lượng nước mưa khi rơi xuống sẽ tập Trong lại và thoát qua một cửa ra duy nhất. Trên thực tế, lưu vực thường được đề cập đến là lưu vực sông, và toàn bộ lượng nước trên sông sẽ thoát ra cửa sông.

Các lưu vực khác nhau được phân tách bởi đường phân thủy (đường chia nước), thường là các dãy núi.

Một số lưu vực sông lớn trên thế giới (số liệu thống kê này không kể đầy đủ các lưu vực lớn):

- Lưu vực sông Amazon (phần lớn ở Brasil) 6.144.727 km²

- Lưu vực sông Congo (Trong Phi) 3.680.000 km²

- Lưu vực sông Mississippi (Hoa Kỳ) 2.980.000 km²

- Lưu vực sông Ob (Nga) 2.972.497 km²

Các lưu vực sông lớn có diện tích nằm trên lãnh thổ Việt Nam:

- Lưu vực sông Hồng

- Lưu vực sông Mekong (Cửu Long): 810.000 km² [1]

Trong lĩnh vực tính toán thủy văn thường đề cập đến lưu vực sông đến một trạm đo nhất định để chỉ phần diện tích lưu vực đóng góp lượng dòng chảy qua một mặt cắt tại trạm đo đó.

Bản chất vật lý của xói mòn đất do nước và quy luật lực học của xói mòn

Ở bất cứ một điểm nào trên mặt đất, khi bị một lực tác động của nước, đất sẽ sinh ra một phản lực, khi lực tác động càng lớn hơn sức đề kháng của đất thì xói mòn xảy ra càng mạnh. Cho nên bản chất vật lý của xói mòn đất là quá trình động lực của nước bao gồm tác động công phá của giọt nước mưa và tác động cuốn trôi của dòng chảy, là quá trình biến thế năng thành động năng. Nước chảy là một loại vận động của thể láng, cho nên nghiên cứu xói mòn đất phải nghiên cứu theo phương trình động lực học.

1. Tác động công phá của giọt nước mưa:

Khi mưa to, các giọt nước mưa đập mạnh xuống mặt đất, có thể sinh ra một động năng rất lớn làm tan rã các hạt đất và bắn tung lên rồi toé ra xung quanh, nơi đất dốc lượng hạt đất bắn về phía dưới dốc nhiều và xa hơn so với phía trên dốc. Do sự khác nhau đó làm cho đất qua nhiều lần tan vì, bắn lên và di động xuống phía chân dốc, gây ra xói mòn đất phía trên dốc và bồi tụ



Hình 1: Công phá của giọt mưa trên mặt dốc



đất phía dưới chân dốc. Lượng các hạt đất bị tan ra, bắn lên và di chuyển xuống d...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top