Atleigh

New Member
Download Tiểu luận Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và đề xuất những kĩ thuật ban đầu để gây trồng loài Hoàng Liên ô rô (Mahonia nepanensis DC) tại khu bảo tồn thiên nhiên

Download Tiểu luận Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và đề xuất những kĩ thuật ban đầu để gây trồng loài Hoàng Liên ô rô (Mahonia nepanensis DC) tại khu bảo tồn thiên nhiên miễn phí





Phân loại và phân bố chi Mahonia trên thế giới
-Phân loại:
Hoàng liên ô rô (HLOR) – còn gọi là cây Mật gấu, Mã hồ, Hoàng bá gai, Thích hoàng bá, Thập đại công lao. có tên khoa học là Mahonia nepalensis DC. thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae), bộ Mao lương (Ranunculales).
Theo Ying Junsheng (2001), họ Hoàng liên gai (Berberidaceae) có 17 chi và khoảng 650 loài, chủ yếu phân bố ở vùng ôn đới phía Bắc và vùng miền núi á nhiệt đới. Riêng ở Trung Quốc, có tới 11 chi và 303 loài. Chi Mahonia có gần 60 loài, phân bố ở Đông Á và Đông Nam Á, phía Tây của Bắc Mỹ, vùng Trung Mỹ, và phía Tây của Nam Mỹ.
- Phân bố của chi Mahonia và loài HLOR
Chi Mahonia bao gồm khoảng 60 loài cây bụi, gỗ nhỏ thường xanh. Chi này có quan hệ chặt chẽ với chi Berberis. Chính vì vậy, nhiều nhà thực vật học không tán thành việc chấp nhận tên chi Mahonia nên đã xếp chi Mahonia vào cùng với chi Berberis vì một số loài thuộc hai chi này có thể lai giống với nhau. Tuy nhiên, chi Mahonia có lá kép lông chim lớn dài từ 10-50 cm, với từ 5-15 lá chét và hoa mọc thành các cành (dài từ 5-20 cm). Tên chi Mahonia được đặt theo Bernard McMahon (1775-1818), một người làm vườn ở Philadelphia, Hoa Kỳ.
Phân bố HLOR ở một số quốc gia châu Á:
+ Trung Quốc: Theo Ying Junsheng (2001), ở Trung Quốc có tới 31 loài thuộc chi Mahonia, trong đó loài HLOR (M. nepalensis DC.) xuất hiện ở trong rừng rậm, bìa rừng hay trong các bụi cây ở độ cao từ 1200-3000 m. Phân bố ở tỉnh Hồ Nam, Nam Tứ Xuyên, Đông Tây Tạng và tỉnh Vân Nam.
+ Bhutan: Theo Chhetri (1989), ở Bhutan, M. nepalensis DC. phân bố ở độ cao 1500-2400m, gần những dòng suối nhỏ, dưới những cây bụi khác. Thời kỳ ra hoa từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
+ Ấn Độ và Nepal: Phân bố ở những khu vực núi cao trên 1500m.
+ Những nơi khác: M. nepalensis DC. là cây cho hoa màu vàng, mọc thành cành khá đẹp nên được gây trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Mặc dù loài cây này chỉ có phân bố tự nhiên ở một số nước Châu Á (Trung Quốc, Nê-pan, Việt Nam) nhưng nó đã được gây trồng ở nhiều nơi khác ở Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia và Myanmar), Sri-Lanka và một số nước ngoài châu Á như Úc và miền Nam Châu Âu.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Tên ý tưởng

“ Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và đề xuất những kĩ thuật ban đầu để gây trồng loài Hoàng Liên ô rô (Mahonia nepanensis DC ) tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên “

Mục tiêu của ý tưởng

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và phân bố loài Hoàng Liên ô rô tai khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên.

Từ kết quả nghiên cứu làm cơ sở dữ liệu tổng hợp và hệ thống về các đặc điểm sinh vật học và kỹ thuật nhân giống vô tính loài Hoàng liên ô rô phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo về loài.

Tổng quan nghiên cứu

3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

3.1.1. Phân loại và phân bố chi Mahonia trên thế giới

-Phân loại:

Hoàng liên ô rô (HLOR) – còn gọi là cây Mật gấu, Mã hồ, Hoàng bá gai, Thích hoàng bá, Thập đại công lao... có tên khoa học là Mahonia nepalensis DC. thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae), bộ Mao lương (Ranunculales).

Theo Ying Junsheng (2001), họ Hoàng liên gai (Berberidaceae) có 17 chi và khoảng 650 loài, chủ yếu phân bố ở vùng ôn đới phía Bắc và vùng miền núi á nhiệt đới. Riêng ở Trung Quốc, có tới 11 chi và 303 loài. Chi Mahonia có gần 60 loài, phân bố ở Đông Á và Đông Nam Á, phía Tây của Bắc Mỹ, vùng Trung Mỹ, và phía Tây của Nam Mỹ.

- Phân bố của chi Mahonia và loài HLOR

Chi Mahonia bao gồm khoảng 60 loài cây bụi, gỗ nhỏ thường xanh. Chi này có quan hệ chặt chẽ với chi Berberis. Chính vì vậy, nhiều nhà thực vật học không tán thành việc chấp nhận tên chi Mahonia nên đã xếp chi Mahonia vào cùng với chi Berberis vì một số loài thuộc hai chi này có thể lai giống với nhau. Tuy nhiên, chi Mahonia có lá kép lông chim lớn dài từ 10-50 cm, với từ 5-15 lá chét và hoa mọc thành các cành (dài từ 5-20 cm). Tên chi Mahonia được đặt theo Bernard McMahon (1775-1818), một người làm vườn ở Philadelphia, Hoa Kỳ.

Phân bố HLOR ở một số quốc gia châu Á:

+ Trung Quốc: Theo Ying Junsheng (2001), ở Trung Quốc có tới 31 loài thuộc chi Mahonia, trong đó loài HLOR (M. nepalensis DC.) xuất hiện ở trong rừng rậm, bìa rừng hay trong các bụi cây ở độ cao từ 1200-3000 m. Phân bố ở tỉnh Hồ Nam, Nam Tứ Xuyên, Đông Tây Tạng và tỉnh Vân Nam.

+ Bhutan: Theo Chhetri (1989), ở Bhutan, M. nepalensis DC. phân bố ở độ cao 1500-2400m, gần những dòng suối nhỏ, dưới những cây bụi khác. Thời kỳ ra hoa từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

+ Ấn Độ và Nepal: Phân bố ở những khu vực núi cao trên 1500m.

+ Những nơi khác: M. nepalensis DC. là cây cho hoa màu vàng, mọc thành cành khá đẹp nên được gây trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Mặc dù loài cây này chỉ có phân bố tự nhiên ở một số nước Châu Á (Trung Quốc, Nê-pan, Việt Nam) nhưng nó đã được gây trồng ở nhiều nơi khác ở Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia và Myanmar), Sri-Lanka và một số nước ngoài châu Á như Úc và miền Nam Châu Âu.

Thực tế đã cho thấy, việc cung cấp thực vật cho dược phẩm truyền thống không thỏa mãn được nhu cầu (Cunningham, 1993). Do vậy, một giải pháp thay thế thích hợp nhất cho những vấn đề mà ngành công nghiệp dược đang phải đối mặt đó là phát triển hệ thống nuôi In Vitro nhằm đáp ứng nhu cầu về dược thảo và các chất tiết của nó (Nalawade et al, 2004). Cùng với sự phát triển của công nghê sinh học, việc nhân giống các loài cây dược liệu bằng phương pháp In Vitro đã được nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan,... tiến hành và đã đem lại kết quả đáng khích lệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của việc sản xuất dược liệu (Arora, 1989). Trong tương lai, để phục vụ cho mục đích sức khỏe con người và sự phát triển của xã hội, nhằm chống lại các bệnh nan y thì cần thiết có sự kết hợp giữa Đông và Tây y, giữa y học hiện đại và kinh nghiệm cổ truyền dân tộc. Vì vậy, việc khai thác kết hợp với bảo tồn các lại cây thuốc là điều hết sức cần thiết.

3.1.2. Việc sử dụng loài cây HLOR làm thuốc

HLOR là cây dược liệu dùng để chữa bệnh. Tác dụng trị bệnh đã được ghi trong bộ sách Thần nông bản thảo của Trung Quốc như một loại thuốc được xếp vào hàng thương phẩm. Ở Trung Quốc, người ta cũng dùng lá, thân và quả của một loài tương tự có tên khoa học là Mahonia bealei (Fort) Carr. gọi là Khoát diệp thập đại công lao hay Thổ hoàng bá để làm thuốc chữa bệnh (Xiuhong Ji et al., 2000).

Các bộ tộc Khasi và Garo của Meghalaya (Ấn Độ) đã sử dụng vỏ cây tươi của HLOR ép lấy dịch, rồi pha loãng với nước, dùng như thuốc nhỏ mắt cho nhiều bệnh mắt khác nhau (Rao, 1981). Người dân địa phương còn thường dùng chữa lỵ, ăn uống không tiêu, vàng da, đau mắt. Bộ phận thường được sử dụng nhiều là vỏ cây (Laloo R. C. et al. 2006).

Balami (2006) đã nghiên cứu và tìm hiểu 119 loài thực vật được sử dụng làm thuốc của người Newar thuộc làng Pharping huyện Kathmandu (Nê-pan). Trong đó, quả và vỏ loài cây Mahonia nepaulensis có thể chế thành dạng nước ép để chữa bệnh đi ngoài và bệnh lỵ. Ngoài ra còn có hai loài cây khác cùng họ Berberidaceae là Berberis aristata DC. (Ban marpasi) và Berberis asiatica Roxb. ex DC. (Marpasi) đều có thể tạo ra nước ép để chữa bệnh đau dạ dày và cũng được cộng đồng này khai thác.

3.1.3. Kỹ thuật nhân giống và gây trồng

Ở Bắc Mỹ, Úc và một số nước Châu Âu sử dụng các loài cây khác thuộc chi Mahonia (họ Berberidaceae) có hình thái gần giống với HLOR trồng làm cảnh. Chẳng hạn ở Mỹ, nhiều loài cây thuộc chi Mahonia như là M. equifolium; M. fortunei... được trồng làm cảnh xung quanh tường nhà, bờ rào hay các khoảng trống giữa các sân trường. Một số loài về mùa đông lá chuyển mầu đỏ rất đẹp và tồn tại qua mùa đông. Người ta cũng đã xây dựng quy trình gồm 8 bước nhân giống dinh dưỡng, gây trồng và chăm sóc các loài cây này.

3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong thời gian qua, công tác bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc ở nước ta đã được quan tâm đáng kể. Nhiều bài học kinh nghiệm đã được rút ra (Lê Thanh Chiến, 2005). Theo đó, một chiến lược bảo tồn và phát triển cây thuốc được xác định như sau: Đối với cây dược liệu ngắn ngày, phải điều tra quy hoạch ngay những vùng có loài mọc tập trung, xác định những cây thuốc có nhu cầu sử dụng cao, đề xuất thời gian khai thác phù hợp với khả năng tái sinh của cây. Đối với cây dược liệu đa niên, cần điều tra tài nguyên cây thuốc trong các khu rừng bảo tồn, rừng đặc dụng, xác định các cây thuốc quý để có kế hoạch bảo vệ và phát triển kịp thời. Lựa chọn một số loài cây thuốc giá trị cao, đi sâu vào nghiên cứu nhân giống và phát triển kỹ thuật gieo trồng tại một số vùng đất nhất định để góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Chẳng hạn như cây thổ phục linh, là một loại thân leo, ưa sáng, chịu hạn tốt, phù hợp với hệ sinh thái đất đồi, nương rẫy. Các xí nghiệp dược thích mua thổ phục linh Phú Yên để làm thuốc chữa thấp khớp rất công hiệu, thế nhưng người dân trong tỉnh chỉ mới khai thác tự nhiên nên số lượng ngày càng ít dần và nguy cơ cạn kiệt loài cây này (Lê Thị Tuyết Anh, Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu miền Trung

Trước đó, Trần Khắc Bảo (1994) đã đề cập đến các vấn đề về chế biến, bảo quản và phát triển cây thuốc ở Lào Cai và...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top