Freddy

New Member
Download Luận văn Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm phối trộn giữa dịch chiết từ nhân hạt xoan chịu hạn (Azadirachta indica AJuss) trồng tại Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời Thank i
Tóm tắt ii
Summary iii
Mục lục iv
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình ix
Danh mục các đồ thị x
Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích, yêu cầu 2
1.3. Giới hạn đề tài 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Giới thiệu chung về cây xoan chịu hạn 3
2.1.1. Phân loại 3
2.1.2. Đặc điểm hình thái của cây xoan chịu hạn 3
2.1.3. Nguồn gốc và sự phân bố của cây xoan chịu hạn 5
2.1.4. Điều kiện thích nghi và tăng trưởng 5
2.1.5. Nhân giống 5
2.1.6. Công dụng 6
2.2. Tình hình nghiên cứu về cây xoan chịu hạn 7
2.2.1. Trên thế giới 7
2.2.2. Ở Việt Nam 9
2.3. Các hoạt chất phồng trị côn trùng trích từ cây xoan chịu hạn 11
2.3.1. Các hoạt chất có trong xoan chịu hạn 11
2.3.2. Dầu xoan chịu hạn 11
2.3.3. Azadirachtin và các limonoid khác 12
2.3.3.1. Azadirachtin 12
2.3.3.2. Meliantriol 13
2.3.3.3. Salannin 14
2.3.3.4. Nimbin và Nimbidin 14
2.3.3.5. Các chất khác 15
2.4. cách tác động và phổ tác động của hoạt chất có trong xoan chịu hạn 15
2.4.1. Đối với côn trùng 15
2.4.1.1. cách tác động 15
2.4.1.2. Phổ tác động 16
2.4.2. Đối với vi nấm 17
2.4.3. Đối với tuyến trùng 17
2.5. Một số công trình nghiên cứu về tác động của dịch chiết từ xoan chịu hạn lên sâu bọ 17
2.6. Chiết xuất, phối chế và sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ xoan chịu hạn 19
2.6.1. Chiết xuất hoạt chất từ xoan chịu hạn 19
2.6.1.1. Chiết xuất bằng nước 20
2.6.1.2. Chiết xuất bằng hexane 20
2.6.1.3. Chiết xuất bằng pentane 20
2.6.1.4. Chiết xuất bằng cồn 21
2.6.2. Phối chế sản phẩm chiết xuất từ xoan chịu hạn 21
2.6.3. Sử dụng sản phẩm chiết xuất từ xoan chịu hạn 22
2.6.4. Ưu điểm của các dịch chiết từ xoan chịu hạn 22
2.6.5. Một số sản phẩm thương mại của xoan chịu hạn 23
2.7. Giới thiệu về Cypermethrin 25
2.7.1. Pyrethroid 25
2.7.2. Cypermethrin 26
2.7.2.1. Đặc tính của Cypermethrin 26
2.7.2.2. Sử dụng Cypermethrin 27
2.8. Giới thiệu về sâu xanh (Heliothis Spp.) 27
2.8.1. Định danh và phân loại 27
2.8.2. Hình thái sâu xanh 28
2.8.2.1. Trứng 28
2.8.2.2. Ấu trùng (sâu non) 28
2.8.2.3. Nhộng 29
2.8.2.4. Sâu trưởng thành 29
2.8.3. Vùng phân bố 29
2.8.4. Phạm vi ký chủ 30
2.8.5. Thiên địch của sâu xanh 30
2.8.6. Tập quán sinh sống và phát sinh gây hại 30
Phần 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 32
3.1. Vật liệu, hoá chất và thiết bị 32
3.1.1. Vật liệu 32
3.1.2. Hoá chất 32
3.1.3. công cụ và thiết bị 32
3.2. Phương pháp nghiên cứu 33
3.2.1. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh hoá của lá, bánh dầu và nhân hạt xoan chịu hạn 33
3.2.1.1. Xác định trọng lượng khô tuyệt đối 33
3.2.1.2. Xác định khoáng tổng số 33
3.2.1.3. Xác định hàm lượng lipid 34
3.2.1.4. Xác định hàm lượng canxi 36
3.2.1.5. Xác định hàm lượng Phốt – pho 37
3.2.1.6. Xác định hàm lượng xơ thô 40
3.2.1.7. Định lượng đạm tổng số 41
3.2.1.8. Định lượng đường tổng số 43
3.2.2. Phương pháp chiết xuất thô hoạt chất sinh học từ nhân hạt xoan chịu hạn 45
3.2.3. Phương pháp định lượng azadirachtin bằng sắc ký lỏng cao áp (HPLC) 48
3.2.4. Phương pháp nuôi sâu xanh (H. armigera) trong phòng thí nghiệm 48
3.2.5. Phương pháp đánh giá sự ảnh hưởng của chế phẩm phối trộn giữa dịch chiết nhân hạt xoan chịu hạn và cypermethrin đối với sâu xanh 49
3.2.5.1. Chế phẩm thử nghiệm 49
3.2.5.2. Đối tượng thử nghiệm 50
3.2.5.3. Phương pháp thử nghiệm 50
• Cách tiến hành 50
• Phương pháp bố trí thí nghiệm 50
• Phương pháp xử lý số liệu 50
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 51
4.1. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu sinh hoá trong lá, bánh dầu và nhân hạt xoan chịu hạn 51
4.1.1. Các chỉ tiêu sinh hoá của lá xoan chịu hạn 51
4.1.2. Các chỉ tiêu sinh hoá của bánh dầu 52
4.1.3. Các chỉ tiêu sinh hoá của nhân hạt xoan chịu hạn 52
4.2. Kết quả ép dầu xoan chịu hạn bằng máy KOMET 53
4.3. Kết quả định lượng azadirachtin bằng sắc ký lỏng cao áp (HPLC) 53
4.4. Kết quả đánh giá sự ảnh hưởng của chế phẩm phối trộn giữa dịch chiết nhân hạt xoan chịu và cypermethrin trên sâu xanh (H. armigera) 55
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 66
5.1. Kết luận 66
5.2. Đề nghị 67
Phần 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC

Nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong sản
xuất nông nghiệp, người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất
là phòng trừ và tiêu diệt các loại sâu hại cây trồng. Theo thống kê của tổ chức lương
nông thế giới (FAO) cho thấy: các loại cây trồng trên đồng ruộng hiện nay phải chống
đỡ với hơn 100.000 loài sâu hại khác nhau, 10.000 loài nấm, 200 loài vi khuẩn, 600
loài tuyến trùng và 600 loài virus gây bệnh. Hằng năm có khoảng 20% sản lượng
lương thực thực phẩm trên thế giới bị mất trắng (Trần thị Thanh, 2003). Để khắc phục
tình trạng trên, con người đã tích cực tìm kiếm các biện pháp phòng chống các tác
nhân gây hại, nhiều biện pháp khác nhau đã được sử dụng, trong đó có biện pháp sử
dụng thuốc trừ sâu hóa học, chúng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống canh tác
nông nghiệp trong một thời gian dài và mang lại hiệu quả cao ở phạm vi sử dụng rộng
lớn. Có thể nói, không một biện pháp bảo vệ mùa màng nào hiệu quả hơn biện pháp
hóa học về mặt qui mô và hiệu quả.
Nhưng các biện pháp hóa học đã bộc lộ ngày càng nhiều những khuyết điểm
của nó, sau khi dùng chất diệt cỏ hay thuốc trừ sâu hóa học, môi trường bị ô nhiễm,
con người bị ngộ độc và cả khu hệ sinh vật đi kèm cũng bị ảnh hưởng làm mất cân
bằng sinh thái. Điều nghiêm trọng hơn là tình trạng gia tăng liều lượng và thời gian
phun thuốc hóa học chống sâu bệnh đã tạo nên dư lượng thuốc không cho phép trên
rau màu và lương thực, là nguyên nhân gây nhiễm độc cho khoảng 1,5 triệu người mỗi
năm trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 25 nghìn người bị tử vong (WHO, 1998).
Trước thực trạng này, các nhà khoa học nông nghiệp đã nghiên cứu và đưa ra
phương pháp mới trong phòng trừ và tiêu diệt các loài sâu hại cây trồng. Một trong
những phương pháp đó là kiểm soát sinh học: nghiên cứu sử dụng nấm, vi khuẩn,
virus, ký sinh thiên địch, các hợp chất thứ cấp có nguồn gốc thảo mộc…có khả năng
phòng trừ, tiêu diệt sâu hại cây trồng hiệu quả và an toàn.
Do đó, các chế phẩm phòng trừ sâu hại cây trồng có nguồn gốc sinh học rất
được quan tâm, bởi chúng ít ảnh hưởng đến sinh vật sống, dễ phân hủy, không làm
2
độc nông phẩm và tiện sử dụng. Trong đó, có các chế phẩm từ cây neem (cây xoan
chịu hạn).
Cây xoan chịu hạn (Azadirachta Indica A.Juss) là một trong những loài thảo
mộc có đặc tính kháng sâu bệnh đang được nghiên cứu và sử dụng ngày càng nhiều ở
nước ta và một số nước trên thế giới do chúng có khả năng phòng trừ hơn 400 loại
dịch hại. Cây xoan chịu hạn có nguồn gốc từ Ấn Độ, du nhập vào nước ta cách đây
gần 30 năm và được trồng nhiều ở các tỉnh miền trung. Hiện nay rừng neem tại Ninh
Thuận và Bình Thuận vẫn không ngừng phát triển với diện tích hơn 1.000 ha, đây là
nguồn nguyên liệu quan trọng, bước đầu tạo ra các sản phẩm phòng trừ sâu hại cây
trồng.
Với mục đích bước đầu thăm dò khả năng phòng trị côn trùng của cây xoan
chịu hạn trồng tại Việt nam, chúng tui thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hƣởng của chế
phẩm phối trộn giữa dịch chiết từ nhân hạt xoan chịu hạn (Azadirachta indica
A.Juss) trồng tại Việt Nam và Cypermethrine đối với sâu xanh (Heliothis
armigera)”.
1.2 Mục đích, yêu cầu
- Khảo sát các chỉ tiêu sinh hóa của nhân hạt xoan chịu hạn trồng tại Việt Nam.
- Chiết xuất hoạt chất sinh học từ nhân hạt xoan chịu hạn và định lượng một số
hoạt chất trong sản phẩm chiết xuất thô từ nhân hạt xoan chịu hạn bằng sắc ký lỏng
cao áp (HPLC).
- Khảo sát hiệu quả gây chết của chế phẩm phối trộn giữa dịch chiết từ nhân hạt
xoan chịu hạn và Cypermethrine đối với sâu xanh (Heliothis armigera).
- Xác định LC50 của chế phẩm đối với sâu xanh.
1.3 Giới hạn đề tài
Azadirachtin - hợp chất phòng trị côn trùng chính của cây xoan chịu hạn, tập
trung nhiều trong nhân hạt (Dennis, 1992), và sâu xanh (Heliothis armigera) là một
trong những loài sâu hại phổ biến, khó phòng trừ nhất hiện nay, nên đề tài chỉ đánh giá
hiệu quả gây chết của chế phẩm phối trộn từ dịch chiết từ nhân hạt xoan chịu hạn đối
với sâu xanh, và xác định LC50 của chế phẩm đối với sâu xanh.
Đề tài được thực hiện tại Phòng Các chất có Hoạt tính sinh học; Tổ Công nghệ
sinh học Động vật, Viện Sinh học Nhiệt đới.
3
Phần 2.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về cây xoan chịu hạn
2.1.1 Phân loại [29; 4; 12]
- Nghành : Angiospermatophyta (nghành thực vật hạt kín)
- Lớp : Dicotyledoneae (lớp hai lá nầm)
- Lớp phụ : Archichlamydeae (lớp phụ nguyên hoa bì)
- Nhóm : Dialypetalae (nhóm cánh phân)
- Bộ : Rutales (bộ cam)
- Bộ phụ : Rutinae
- Họ : Meliaceae (họ xoan)
- Họ phụ : Melioideae
- Tộc (chi): Melieae
- Giống : Azadirachta
- Loài : indica A. Juss
2.1.2 Đặc điểm hình thái của cây xoan chịu hạn [36]
Xoan chịu hạn là loại cây thường xanh, tán lá rộng, chiều cao trung bình từ 13
đến 20 m, cây trưởng thành có thể cao 30 mét, chu vi 2,5 m. Nhánh cây trải rộng có
thể vươn dài đến 10 m. Vào những mùa khô hạn, lá cây vẫn xanh tươi ngoại trừ bị
rụng vào mùa thu.
- Đặc điểm của lá: Lá có dạng xẻ, lá kép lông chim lẻ, dài 20 – 38 cm, mọc
nhiều phía đầu nhánh, so le, dạng mác, xẻ răng cưa sâu và sắc cạnh, nhẵn cả trên hai
bề mặt, cân đối hai bên, nhọn, cuống rất ngắn. Lá thường xanh tốt quanh năm, không
có thời kỳ rụng lá.
- Kiểu phát hoa: Hoa mọc ở nách lá, thường mọc thành cụm, hoa có 5 cánh,
cuống hoa ngắn, có màu trắng và mùi dễ chịu. Hoa lưỡng tính, có dạng mác nhỏ, lá
bắc rụng sớm. Đài hoa có phủ lớp lông mịn bên ngoài, có 5 thùy ở phần nửa thấp, các
thùy xếp lớp dạng trứng hay tròn, có lông mịn nhỏ. Hoa có 5 cánh tràng, mọc xếp
lớp, có dạng trứng ngược hay dạng thuôn, có lớp lông mịn phủ bên ngoài. Ở nước ta,
cây thường ra hoa từ tháng 3 đến tháng 5.
4
- Vỏ cây: Cây có vỏ dày trung bình, có các mấu nhỏ phân tán giữa các rãnh dọc
và các rãnh nghiêng nhăn nheo, vỏ có màu xám đậm bên ngoài và màu đỏ lợt bên
trong. Vỏ cây thay đổi về hình dạng và độ dày tùy theo tuổi của cây cũng như theo
điều kiện môi trường và khí hậu. Vỏ của các nhánh nhỏ có màu xanh lợt, mềm và trơn,
đôi khi có các vân dọc màu xanh. Độ dày của vỏ từ 1,25 đến 2,5 cm. Vỏ ngoài nhám,
có nhiều vết nứt. Khi cắt ngang thân cây, quan sát thấy vỏ có ba vùng: vùng ngoại biên
hẹp, có màu tía; vùng giữa có màu trắng; vùng trong cùng khá dày, chứa các sợi libe
thứ cấp, có màu trắng vàng. Vỏ cây có mùi giống mùi tỏi và hơi đắng.
- Rễ và gỗ cây: Hệ thống rễ gồm rễ cọc ngắn và nhiều rễ bên mọc ngang khá
dài. Cấu trúc bên trong và hình dạng bên ngoài của rễ thường giống nhau ở tất cả các
loại rễ. Tuy nhiên, độ dày và mức độ cứng của phần vỏ bên ngoài cũng như kết cấu
của gỗ thay đổi tương ứng theo tuổi của rễ và thành phần của đất. Bề mặt rễ phủ nhiều
bì khổng dạng thuôn hẹp, sắp xếp gần nhau theo chiều dọc và ngang. Gỗ cây có màu
vàn...

:amen:
các bạn download về với pass giản nén là ketnooi.com nhé

 

gaubeo469

New Member
Re: Download Luận văn Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm phối trộn

cho mình xin link down tài liệu này bằng file word đi bạn...
email: [email protected]
thank bạn nhiều nhé! mình đang cần gấp, mong bạn sớm hồi âm cho mình nhá.
 

tctuvan

New Member
Re: Download Luận văn Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm phối trộn

Bạn download về với pass giản nén là ketnooi.com nhé
 

loanpham0201

New Member
có thể cho em link tải tài liệu này được không ạ tại vì em cũng đang là 1 đề tài tương tự như vậy. em Thank nhiều
 

daigai

Well-Known Member
Bạn download về với pass giản nén là ketnooi.com nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0
D Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến đổi địa hình và phân tích ảnh hưởng của nước biển dâng Khoa học Tự nhiên 1
D ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BÃI CHÔN LẤP RÁC XUÂN SƠN, HÀ NỘI ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Khoa học Tự nhiên 1
I Đánh giá ảnh hưởng của Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (tỉnh Đồng Nai) đến chất lượng không khí Khoa học Tự nhiên 0
P Đánh giá ảnh hưởng của công nghệ sau thu hoạch và máy đập lúa đến tỉ lệ gạo nguyên ở vùng Đồng Bằng Công nghệ thông tin 0
D Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khỏe người chuyên canh chè tại Thái Y dược 0
D Đánh giá khả năng kết hợp và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật Đến năng suất hạt lai f1 tổ hợp Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật & phân bón hóa học trong canh tác cây lúa Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích đánh giá hiệu quả của một số thuật toán phát hiện ảnh giấu tin trong miền không gian Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top