Abukcheech

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
BÀI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của môn học
Trong giai đoan hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và thực tiễn xã hội cùng với xu hướng quốc tế hóa toàn cầu các các mối quan hệ kinh tế thì việc tổ chức và quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp trong đó có lĩnh vực nông nghiệp.
Nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã có những biến đổi sâu sắc. Từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp đã chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Sự chuyển biến đó dã tạo nên những động lực tích cực thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển với sức sống mới. Sản xuất nông nghiệp không còn bó hẹp trong phạm vi địa phương nhỏ lẻ mà nó mang tính chất tổng hợp với những tác động ngày càng rõ nét hơn của cơ chế thị trường, của các chính sách vĩ mô và tầm nhìn chiến lược trên phạm vi cả nước và quốc tế.
Sự phát triển của nông nghiệp không mang tính độc lập mà nó mang tính gắn kết, tương tác lẫn nhau với các ngành, các lĩnh vực khác.
Chẳng hạn: sự tương tác đó nằm ngay trong mối quan hệ giữa các hoạt động trong nông nghiệp như mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi hay chăn nuôi với nuôi trồng thủy hải sản...Sự tương tác giữa nông nghiệp với các hoạt động kinh tế khác như nông nghiệp với công nghiệp cơ khí đã mang lại cho nông nghiệp các loại máy móc làm giảm sức người và nâng cao năng suất lao động. Hay giữa nông nghiệp với công nghiệp hóa chất để có được các loại hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh mang lại hiệu quả cao. Mối quan hệ đó còn có giữa nông nghiệp với ngành thương mại, công nghiệp chế biến tong việc bảo quản, chế biến và tìm đâu ra cho các sản phẩm nông nghiệp.
Trong quá trình phát triển của mình, sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn tồn tại một số vấn đề sau đây:
- Chất lượng và năng suất sản phẩm nông nghiệp còn thấp.
- Chi phí sản xuất nông nghiệp cao dẫn tới thu nhập của người dân thấp.
- Sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
- Chất lượng lao động nông nghiệp còn thấp.
- Một số chính sách nông nghiệp không phù hợp, chưa phát huy hết được tiềm năng phát triển của sản xuất nông nghiệp.
- Nông nghiệp nước ta đang có những tác động xấu tới môi trường gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Điều này đòi hỏi các nhà nông, các cơ sở sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, cán bộ kỹ thuật và hoạch định chính sách nông nghiệp, nông thôn phải có một tầm nhìn bao quát hơn, tổng hợp hơn. Đó là cách nhìn hệ thống, tổng hợp trong phát triển nông nghiệp.
Việc nghiên cứu hệ thống nông nghiệp thường được bắt đầu từ tiếp cận hệ thống. Tiếp cận hệ thống là con đường nghiên cứu và xử lý các phức hệ có tổ chức. Do đó, tiếp cận hệ thống khác với tiếp cận phân tích ở các điểm sau:
Phân tích Hệ thống
- Chú ý đến các yếu tố

- Chú ý đến chi tiết
- Nghiên cứu bằng cách thay thế các yếu tố

- Dùng quan sát thống kê
- Xây dựng các mô hình chính xác

- Mục đích nghiên cứu không rõ - Chú ý đến mối tương quan giữa các yếu tố
- Chú ý đến tổng thể
- Nghiên cứu bằng cách mô phỏng thay cả nhóm biến
- Dùng quan sát động thái
- Xây dựng mô hình không chính xác để so sánh với thực tế
- Mục đích nhằm hành động có mục tiêu
2. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống nông nghiệp bao gồm nhiều cấp độ phạm vi khác nhau, đó có thể là hệ thống nông nghiệp của cả một khu vực, một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địhôa phương hay nhỏ hơn là của một trang trại, một hộ gia đình.
Trong phạm vi nghiên cứu của môn học, chúng ta sẽ tìm hiểu hệ thống nông nghiệp ở cấp phạm vi hộ gia đình. Bởi ví trong xu thế phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày nay, hộ gia đình được coi là một tế bào, là cơ sở quan trong để phát triển nông nghiệp nông thôn ở các cấp cao hơn.
Tuy nhiên, môn học không xem xét, nghiên cứu hệ thống nông nghiệp ở cấp hộ gia đình một cách cô lập, riêng rẽ mà luôn đạt nó trong mối quan hệ phụ thuộc, liên quan với các hệ thống nông nghiệp ở mức độ phạm vi lớn hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Với phạm vi nghiên cứu của môn học là hệ thống nông nghiệp ở cấp hộ gia đình nông dân thì nội dung nghiên cứu của môn học nhằm vào giải quyết các vấn đề sau:
- Tìm hiểu hiện nay, hệ thống nông nghiệp ở cấp phạm vi hộ gia đình nông dân bao gômg các loại hình hệ thống nông nghiệp nào? Ưu, nhược điểm của từng loại và sự phù hợp của chúng đối với các vùng đất khác nhau.
- Cách thức nghiên cứu, phát triển một hệ thống nông nghiệp ở cấp độ hộ gia đình.
- Xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vững ở cấp độ phạm vi hộ gia đình, làm căn cứ để xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vững ớ các cấp phạm vi lớn hơn.
4. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của môn học đựơc phân bổ trong 4 chương:
Bài mở đầu (1 tiết)
Chương I: Lý thuyết hệ thống (4 tiết)
Chương II: Các loại hệ thống nông nghiệp (4 tiết)
Chương III: Hệ thống nông nghiệp bền vững (5 tiết)
Chương IV: Nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp (11 tiết)
Câu hỏi và thảo luận (5 tiết)

CHƯƠNG I
LÝ THUYẾT HỆ THỐNG
Lý thuyết hệ thống ra đời từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX và đã nhanh chóng trở thành một công cụ quý giá cho các nhà nghiên cứu và quản lý.
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niệm vấn đề
Vấn đề là khoảng cách giữa điều mà con người mong muốn và có thể thực hiện được với cái thực tế mà con người chưa đạt tới.
Để nghiên cứu và phát hiện vấn đề một cách thấu đáo, cần chú ý:
- Chỉ khi nào xuất hiện sự mong muốn mới có thể nảy sinh vấn đề.
- Mong muốn đó có thể trở thành hiện thực chứ không phải là mong muốn viển vông.
- Mong muốn sẽ đạt so với thời điểm đó chưa đạt.
- Nếu thực tế không có vấn đề mà con người lại chủ quan đặt ra vấn đề thì không thể nào giải quyết được.
1.1.2. Quan điểm toàn thể
Là quan điểm nghiên cứu và giải quyết vấn đề một cách có căn cứ khoa học, hiệu quả và hiện thực.
Quan điểm này đòi hỏi:
- Khi xem xét, nghiên cứu sự vật phải thấy vật chất là cái có trước, tinh thần là cái có sau.
- Sự vật luôn tồn tại trong mối quan hệ qua lại với nhau, có tác động chi phối, khống chế lẫn nhau.
- Sự vật luôn biến động và thay đổi (suy thoái hay phát triển, diệt vong hay bành trướng).
- Động lực chủ yếu của sự phát triển nằm bên trong sự vật là chính (tất nhiên là có sự tận dụng các lợi thế của môi trường).
- Sự tác động giữ các sự vật bao giờ cũng mang tính đối ngẫu, tính nhân quả.
1.1.3. Lý thuyết hệ thống
Lý thuyết hệ thống là tập hợp các bộ môn khoa học (sử học, kinh tế học, sinh học, lôgic học, toán học, tin học...) nhằm nghiên cứu và giải quyết các vấn đề theo quan điểm toàn thể. Lý thuyết hệ thống có đối tượng nghiên cứu là các quy luạt về sự ra đời và biến đổi của các hệ thống, nội dung của nó bao gồm hàng lọat các cặp phạm trù và khái niệm như: hệ thống, phần tử, môi trường....
1.1.3.1. Khái niệm hệ thống
“Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ với nhau tạo thành chỉnh thể thống nhất và không ngừng vận động, trong sự thống nhất đó luôn làm nảy sinh tính trội của hệ thống”.
S = E . R . P
Trong đó:
S: Hệ thống
E: Các phần tử
R: Mối quan hệ tương tác giữa các phần tử
P: Những thuộc tính mới, giá trị mới
Ví dụ : nông hộ, doanh nghiệp, trường học....
1.1.3.2. Phần tử của hệ thống
Phần tử của hệ thống là thành phần, bộ phận tạo nên hệ thống. Mỗi phần tử có một chức năng nhất định, và có tính độc lập tương đối.
1.1.3.3. Môi trường của hệ thống
Môi trường của hệ thống là những yếu tố nằm ngoài hệ thống nhưng có tác động quyết định đến sự vận động của hệ thống
Đối với một hệ thống, môi trường là tập hợp tất cả những đối tượng mà sự thay đổi tính chất của chúng có ảnh hưởng đến hệ thống, cũng như những đối tượng mà tính chất của chúng bị thay đổi do hành vi của hệ thống.
Một hệ thống chỉ có thể tồn tại và phát triển lành mạnh khi nó quan hệ chặt chẽ với môi trường, môi trường phải đồng nhất với hệ thống. Tuỳ theo từng hệ thống mà môi trường của hệ thống có khác nhau.
1.1.3.4. Đầu vào, đầu ra của hệ thống
Đầu vào của hệ thống là các yếu tố nằm ngoài hệ thống nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống.
Trong hoạt động nông nghiệp, đầu vào là nguyên vật liệu, máy móc, lao động, thông tin, giá cả, nhu cầu thị trường....
Đầu ra của hệ thống là tác động trở lại của hệ thống đối với môi trường.
Trong hoạt động nông nghiệp, đầu ra là sản phẩm, phế thải, chất lượng sản phẩm, giá thành....
1.1.3.5. Phép biến đổi của hệ thống
Phép biến đổi của hệ thống là khả năng biến đổi đầu vào thành đầu ra có giá trị kinh tế cao.
Phép biến đổi của hệ thống thường đặc trưng bằng một hệ số biến đổi (T)
Y = T . X
Trong đó:
Y: Đầu ra của hệ thống
X: Đầu vào của hệ thống
T : Hệ số biến đổi của hệ thống
1.1.3.6. Cấu trúc cuả hệ thống (cơ cấu của hệ thống) (structure)
Cấu trúc của hệ thống là hình thức cấu tạo bên trong của hệ thống, phản ánh sự sắp đặt có trật tự của các phân hệ, các phần tử của hệ thống và các quan hệ giữa chúng theo một dấu hiệu nhất định.
Có rất nhiều cấu trúc hệ thống khác nhau, sự kết hợp các phần tử tuy rất đa dạng nhưng có thể quy về các cách kết hợp phần tử cơ bản sau:
1. Ghép nối tiếp: Đầu vào của phần tử này là đầu ra của phần tử kia.

2. Ghép song song.
Là cách ghép mà đầu vào của các phần tử (một phần hay toàn bộ) có chung biến số vào và đầu ra của các phần tử đó lại là đầu vào của một phần tử khác.

3. Ghép có mối liên hệ ngược (sắp xếp theo kiểu phản hồi): hai phần tử gọi là sắp xếp theo kiểu phản hồi khi đầu ra của phần tử này một phần hay toàn bộ là đầu vào của phần tử kia và ngược lại.

1.2. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG
Dựa vào các tiêu chuẩn khác nhau, người ta có các cách phân loại hệ thống khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại hệ thống chủ yếu.
1.2.1. Phân loại theo sự phụ thuộc vào yếu tố thời gian.
Dựa vào thời gian, người ta chia hệ thống ra làm hai loại là hệ thống động và hệ thống tĩnh.
- Hệ thống tĩnh là hệ thống không có sự thay đổi (hay thay đổi rất nhỏ) theo thời gian.
- Hệ thống động là hệ thống có những trạng thái luôn thay đổi theo thời gian.
1.2.2. Phân loại theo tính chất thay đổi trạng thái của hệ thống.
Bao gồm 2 loại:
- Hệ thống ngẫu nhiên: là hệ thống biến đổi không theo một quy luật nào cả.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phucndo2o

New Member
Re: [Free] Bài giảng Hệ thống nông nghiệp

bạn cho mình xin link tải tài liệu này với. Thank bạn!
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top