Download Báo cáo Nghiệm thu - Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh - Chương 21: Xây dựng hệ thống xe buýt thu gom

Download Báo cáo Nghiệm thu - Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh - Chương 21: Xây dựng hệ thống xe buýt thu gom miễn phí





Đặt vấn đề
Đặc điểm của mạng lưới đường ở các quận của TPHCM là ngoài các đường trục chính và nhánh được thiết lập cùng lúc với sự hình thành đô thị, số còn lại là những mạng lưới đường hẻm được hình thành một cách tự phát do di dân, do chiến tranh và các biến động dân số khác mà chính quyền cũ cũng như thành phố sau ngày thống nhất cho đến những năm 1990 vẫn chưa quy hoạch được. Tại các quận nội thành đang tồn tại một lượng lớn các đường có chiều rộng từ 7m trở xuống và rất nhiều đường hẻm có chiều rộng thực tế từ 5-6m.
Vì thế, các tuyến xe buýt không thể đi sâu vào các khu vực đông dân và người dân rất khó tiếp cận với xe buýt vì khoảng cách thường khá xa (từ 600m đến trên 1000m), trong khi theo khảo sát thì khoảng cách hợp lý cho sự đi đến bến xe buýt phải là 200 – 300m. Dạng đường hẻm này đặc biệt chỉ có ở TP HCM. Do đó, việc xây dựng một hệ thống vận chuyển nội quận để người dân có thể tiếp cận các trạm xe buýt dễ dàng và không tốn kém là một trong những điều kiện tiên quyết mà các nghiên cứu trước chưa được đề cập đến. Trên thế giới, một vài nước tuy không có đường hẻm như ở TP HCM, tuy nhiên, vì diện tích nhỏ, dân số đông nên cũng dẫn đến hệ thống đường sá bị thu hẹp.
Hồng Kông là một ví dụ, tại đây, ngoài các hệ thống Giao thông công cộng khối lượng lớn (GTCCKLL), người ta sử dụng loại xe buýt thích hợp cho đường hẹp: xe buýt 2 tầng và xe minibuýt có số chỗ ngồi từ 12 – 15 chỗ. Hệ thống minibuýt này cho phép nối kết bất kỳ vị trí nào trong thành phố đến các trạm xe buýt 2 tầng và các trạm xe GTCCKLL. 21.2 Nghiên cứu mạng lƣới đƣờng nhỏ của TP.HCM Toàn bộ thành phố có 3.584 đường với chiều dài tổng cộng 3.666 km, tổng diện tích mặt đường là 24,91 km2.
Theo kết quả của khảo sát của Sở Giao thông Vận tải thành phố thì thành phần các loại đường thống kê theo bề rộng và theo chất lượng bề mặt đường như sau:



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Chương 21 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
364
CHƢƠNG 21
XÂY DỰNG HỆ THỐNG XE BUÝT THU GOM
21.1 Đặt vấn đề
Đặc điểm của mạng lưới đường ở các quận của TPHCM là ngoài các đường
trục chính và nhánh được thiết lập cùng lúc với sự hình thành đô thị, số còn lại là
những mạng lưới đường hẻm được hình thành một cách tự phát do di dân, do chiến
tranh và các biến động dân số khác mà chính quyền cũ cũng như thành phố sau
ngày thống nhất cho đến những năm 1990 vẫn chưa quy hoạch được.
Tại các quận nội thành đang tồn tại một lượng lớn các đường có chiều rộng
từ 7m trở xuống và rất nhiều đường hẻm có chiều rộng thực tế từ 5-6m. Vì thế, các
tuyến xe buýt không thể đi sâu vào các khu vực đông dân và người dân rất khó tiếp
cận với xe buýt vì khoảng cách thường khá xa (từ 600m đến trên 1000m), trong khi
theo khảo sát thì khoảng cách hợp lý cho sự đi đến bến xe buýt phải là 200 – 300m.
Dạng đường hẻm này đặc biệt chỉ có ở TP HCM.
Do đó, việc xây dựng một hệ thống vận chuyển nội quận để người dân có thể
tiếp cận các trạm xe buýt dễ dàng và không tốn kém là một trong những điều kiện
tiên quyết mà các nghiên cứu trước chưa được đề cập đến.
Trên thế giới, một vài nước tuy không có đường hẻm như ở TP HCM, tuy
nhiên, vì diện tích nhỏ, dân số đông nên cũng dẫn đến hệ thống đường sá bị thu hẹp.
Hồng Kông là một ví dụ, tại đây, ngoài các hệ thống Giao thông công cộng khối
lượng lớn (GTCCKLL), người ta sử dụng loại xe buýt thích hợp cho đường hẹp: xe
buýt 2 tầng và xe minibuýt có số chỗ ngồi từ 12 – 15 chỗ. Hệ thống minibuýt này
cho phép nối kết bất kỳ vị trí nào trong thành phố đến các trạm xe buýt 2 tầng và
các trạm xe GTCCKLL.
21.2 Nghiên cứu mạng lƣới đƣờng nhỏ của TP.HCM
Toàn bộ thành phố có 3.584 đường với chiều dài tổng cộng 3.666 km, tổng
diện tích mặt đường là 24,91 km2..
Chương 21 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
365
Theo kết quả của khảo sát của Sở Giao thông Vận tải thành phố thì thành
phần các loại đường thống kê theo bề rộng và theo chất lượng bề mặt đường như
sau:
a) Theo bề rộng mặt đường:
Từ biểu đồ bên dưới ta nhận thấy có đến 35% đường có bề rộng dưới 7m.
Với bề rộng như vậy việc bố trí xe buýt loại nhỏ lưu thông là cần thiết nhằm tăng
khả năng tiếp cận GTCC của người dân.
Hình 21.1 Thống kê bề rộng mặt đường của toàn thành phố
b) Theo tính chất bề mặt đường:
Hình 21.2 Loại bề mặt đường của toàn thành phố.
58% các đường đã được trải bê tông nhựa nóng, 39% trải bê tông nhựa
thường, chỉ có 3% là đường cấp phối.
21.3 Đề xuất mạng lƣới tuyến thu gom điển hình
Chương 21 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
366
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu chọn hai quận Tân Phú và Tân Bình
làm thí điểm đề xuất xây dựng mạng lưới tuyến xe buýt thu gom.
Tân Phú là một quận mới được tách ra từ quận Tân Bình vào năm 2003. Khi
mới thành lập, dân cư lúc này còn thưa thớt, hệ thống đường sá, giao thông công
cộng chưa hình thành rõ rệt nên có thể dễ dàng quy hoạch.
Quận Tân Bình là một quận vừa có tính chất trung tâm vừa giáp ranh, có khá
nhiều đường nhỏ và hẻm chằng chịt để xây dựng mô hình hệ thống giao thông công
cộng nội quận giúp người dân tiếp cận với mạng lưới xe buýt. Trên cơ sở này, xây
dựng mô hình này cho các quận còn lại.
21.4 Cơ sở thiết kế tuyến thu gom.
21.4.1 Phƣơng pháp luận.
Các minibus chỉ có thể hoạt động một đoạn ngắn trên tuyến chính, sau đó lại
tiếp tục vào đường nhỏ, không để tình trạng minibus phải băng ngang qua các tuyến
chính.
Các tuyến xe chạy theo hình vòng tròn, chiều kim đồng hồ, khi ra các tuyến
buýt hay BRT, Metro sẽ chạy cặp lề chiều bên phải.
Vùng bao phủ của minibus là trong các nhánh rẽ của khu dân cư, không thể
sang các quận khác.
Dựa trên các đường hẻm lớn, cự ly nhà dân cách tuyến trung bình 100m
21.4.2 Tiêu chí thiết kế hệ thống tuyến thu gom nội quận
- Đưa hành khách từ các khu dân cư ra các trạm dừng/các bến xe buýt hay
trạm kết nối Metro.
- Giảm khoảng cách đi bộ từ nhà đến trạm xe buýt từ 500 – 1000m xuống
<200m.
- Các tuyến mini buýt chỉ được giao cắt với các tuyến buýt khác một đoạn
ngắn để gom và trả khách, tránh giao cắt quá dài gây cản trở lưu thông.
- Các tuyến mini buýt chạy theo chu trình kín, có thể dừng tại trạm kỹ thuật
của từng tuyến và cuối ngày phải tập trung.
Chương 21 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
367
- Chạy thường xuyên, liên tục, lên xuống dễ dàng, chỗ ngồi có tiện nghi tối
thiểu.
- Kết cấu xe đơn giản, động cơ không hay ít gây ô nhiễm.
- Lộ trình tuyến, thời gian, khoảng cách từ nhà ra các trạm xe buýt là những
yếu tố quan trọng nhất mà người dân thường cân nhắc.
CHUÙ THÍCH:
TUYEÁN TRUÏC CHÍNH
TUYEÁN NOÄI QUAÄN
VUØNG TIEÁP CAÄN XAÁU
VUØNG TIEÁP CAÄN TOÁT VÔÙI
TUYEÁN TRUÏC CHÍNH
VUØNG TIEÁP CAÄN TOÁT VÔÙI
TUYEÁN NOÄI QUAÄN
TIEÅU KHU VÖÏC
Hình 21.3 Mô hình toán học giao thông nội quận
21.4.3 Khảo sát lƣu lƣợng HK
Lưu lượng hành khách trên các tuyến đường:
LLhk = nxe đạp.kxd + ngmkgm + nlam.klam + ntải.ktải + ndulịch.kdulịch + nb.kb
nxđ, ngn, nlam, ntải, ndulịch, nb: lưu lượng xe đạp, gắn máy, lam, tải, du lịch buýt
kxđ, kgm, klam, ktải, kdulịch, kb: hệ số chở người của xe đạp, gắn máy, lam, tải, du lịch,
buýt, các hệ số này lần lượt bằng 1,1; 1,41; 2,3; 1,66; 3,05; 38; 34
21.5 Mạng lƣới tuyến thu gom quận Tân Phú
a) Sơ lƣợc về quận Tân Phú
Chương 21 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
368
Quận Tân Phú nằm ở phía Tây của TPHCM với các mặt: phía Đông giáp
quận Tân Bình; phía Tây giáp quận Bình Tân; phía Nam giáp quận 6, quận 11; phía
Bắc giáp quận 12.
Diện tích tự nhiên 1.606,98 ha. Dân số của quận (năm 2004) là 347.483
người, dự kiến dân số đến năm 2010 là 385.000 người.
Quận Tân Phú gồm 11 phường : Tân Sơn Nhì, Tây Thạnh, Sơn Kỳ, Tân Quý,
Tân Thành, Phú Thọ Hòa, Phú Thạnh, Phú Trung, Hòa Thạnh, Hiệp Tân, Tân Thới
Hòa.
Hình 21.4 Bản đồ hành chính quận Tân Phú
Việc phân bố dân cư trên địa bàn quận Tân Phú chia thành 4 cụm tập trung:
– Cụm dân cư 1 (gồm phường Tây Thạnh và Sơn Kỳ, diện tích 568,73 ha).
Đây là khu dân cư xây dựng mới kết hợp với hiện hữu cải tạo xây chen. Khu vực
này có phần lớn diện tích đất nằm trong vùng cất hạ cánh của sân bay Tân Sơn
Nhất. Các công trình trong khu vực mặt phẳng nằm ngang vùng cất hạ cánh có
chiều cao công trình nhỏ hơn 45m (tầng cao xây dựng 1 - 12 tầng, mật độ xây dựng
Chương 21 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
369
35%). Trung tâm thương mại dịch vụ dự kiến sẽ xây dựng tại khu vực vườn rau Tân
Thắng...
 
Top