Download Đề tài Thiết kế Đầu quay di động

Download Đề tài Thiết kế Đầu quay di động miễn phí





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐẦU QUAY DI ĐỘNG Ở VIETSOVPETRO 3
1.1. Các loại đầu quay di động sử dụng trong công tác khoan dầu khí 3
1.2. Sơ đồ hệ thống đầu quay di động trên giàn khoan 5
1.3. Ưu nhược điểm của đầu quay di đông 7
CHƯƠNG 2 CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐẦU QUAY DI ĐỘNG VARCO-8SA 9
2.1. Cấu tạo của đầu quay di động Varco-8SA 9
2.1.1. Các thông số cơ bản của đầu quay Varco-8SA 9
2.1.2. Các bộ phận chính của đầu quay di động 10
2.1.2.1. Bộ phận cơ khí chính của đầu quay di động 10
2.1.2.2. Hệ thống điều khiển của đầu quay di động 25
2.2. Nguyên lí làm việc của đầu quay di động 28
2.2.1. Nguyên lý truyền động 28
2.2.2. Khoan thuận 29
2.2.3. Doa ngược 31
2.3. Tính toán lực tác dụng lên thanh định hướng 33
CHƯƠNG 3 QUI TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG ĐẦU QUAY DI ĐỘNG VARCO-8SA 40
3.1. Qui trình vận hành 40
3.1.1. Kiểm tra trước khi khởi động máy 40
3.1.2. Vận hành 40
3.2. Qui trình bảo dưỡng 40
3.2.1. Công tác kiểm tra 40
3.2.1.1. Kế hoạch kiểm tra 40
3.2.1.2. Kiểm tra chi tiết 42
3.2.2. Công tác bôi trơn 49
3.2.2.1. Lựa chọn dầu bôi trơn hộp tốc độ 49
3.2.2.2. Kế hoạch bôi trơn 50
3.2.2.3. Bôi trơn chi tiết 51
3.3. Những hư hỏng thường gặp trong quá trình vận hành đầu xoay di động 57
3.3.1. Phanh động cơ 57
3.3.2 Động cơ quạt gió 58
3.3.3 Hệ thống cân bằng 59
3.3.4 Xilanh ổn định hướng đầu quay 59
3.3.5. Hệ thống xe lăn dẫn hướng 60
3.3.6. Hộp tốc độ 61
3.3.7. Bộ kẹp cần 62
3.3.7.1. Giá đỡ liên kết quay 62
3.3.7.2 Xilanh điều chỉnh IBOP 63
3.3.7.3 Cụm ghim chốt 63
3.1.8. Cụm bản lề nghiêng 64
3.3.9. Cụm ống rửa 65
CHƯƠNG IV TÍNH TOÁN LỰA CHỌN ĐẦU QUAY DI ĐỘNG 66
4.1. Tính toán công suất khoan 66
4.1.1. Thông số giếng G40 và thông số chế độ khoan 66
4.1.1.1. Profin giếng và cấu trúc giếng khoan G40 66
Profin giếng: 66
4.1.1.2. Thông số chế độ khoan 67
4.1.2. Cấu trúc bộ công cụ và thông số dung dịch khoan sử dụng 68
4.1.2.1. Cấu trúc bộ công cụ 68
4.1.3. Tính toán công suất khoan 72
4.1.3.1. Tính toán Nkt 73
4.1.3.2. Tính toán NC 73
4.2. Lựa chọn đầu quay 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

LỜI NÓI ĐẦU

Thêm một năm thành công nữa đến với ngành dầu khí Việt Nam. Ngành đã giữ vững được vị trí đầu tàu trong nền kinh tế, đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng cho đất nước , đóng góp không nhỏ cho sự phát triển nền kinh tế.

Cùng với sự gia tăng không ngừng của nhu cầu sử dụng năng lượng hóa thạch, đặc biệt là dầu mỏ của thế giới. Việt Nam với tốc độ phát triển kinh tế nhanh của mình cũng đang ngày một đòi hỏi nhu cầu cao về nguồn cung dầu mỏ. Ngành dầu khí với nhiệm vụ của mình là cung cấp năng lượng đảm bảo cho sự phát triển không ngừng của đất nước đã và đang phát triển công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác nhằm đảm bảo được trữ lượng . Khoan là một trong những bước đầu tiên và vô cùng quan trọng để có được sản phẩm dầu thương phẩm. Đòi hỏi phát triển ngành dầu khí dẫn tới nhu cầu hiện đại hóa trong công tác khoan dầu khí. Nhiều thiết bị mới được nhập và sử dụng, trong đó Top Driver là một thiết bị hiện đại đã được đưa vào ứng dụng và cho hiệu quả cao.

Sử dụng đầu quay di động gia tăng một khối lượng lớn trong công tác khoan, thăm dò và khai thác dầu khí , thực hiện được những công tác khoan phức tạp, giảm chi phí và thời gian đưa giếng vào sản xuất.

Được sự đồng ý của các thầy cô trong bộ môn Thiết bị dầu khí và công trình, tui đã thực hiện bản đồ án tốt nghiệp với đề tài :” Nghiên cứu đầu quay di động Varco-8SA. Tính toán lựa chọn đầu quay”. Đồ án được chia làm 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan về việc sử dụng đầu quay di động ở Vietsovpetro.

- Chương 2: Cấu tạo và nguyên lí làm việc của đầu quay di động Varco-8SA.

- Chương 3: Quy trình vận hành, bảo dưỡng và những hư hỏng thường gặp khi sử dụng đầu quay di động Varco-8SA.

- Chương 4: Tính toán lựa chọn đầu quay.

Trong điều kiện hạn chế về tài liệu, khả năng của người viết,do đó một số thuật ngữ của đồ án chưa được chuẩn xác. Bên cạnh đó là việc thiếu kinh nghiệm thực tiễn vầ thời gian làm đồ án. Mặc dù vậy với sự cố gắng của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của giảng viên- TS Nguyễn Văn Giáp, các thầy cô trong bộ môn và các bạn đồng nghiệp đã giúp tui hoàn thành đồ án này.

tui xin chân thành Thank các thầy cô trong bộ môn Thiết bị dầu khí và công trình, đặc biệt là giảng viên TS Nguyễn Văn Giáp và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tui hoàn thành đồ án này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2011



Sinh viên thực hiện

Phạm Anh Tài



CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐẦU QUAY DI ĐỘNG Ở VIETSOVPETRO

1.1. Các loại đầu quay di động sử dụng trong công tác khoan dầu khí

Đầu quay di động đầu tiên được phát triển bởi công ty National Oil Well, mẫu đầu quay đầu tiên là mẫu thử nghiệm TDS1. Đến năm 1983 mẫu TDS là mẫu đầu quay đầu tiên trên thế giới được sản xuất và đưa vào sử dụng trong công tác khoan. Từ đây rất nhiều mẫu đầu quay đã được Varco và các công ty khác phát triển. Các loại đầu quay được Varco phát triển qua các năm:

Bảng 1.1. Các loại đầu quay được NOV phát triển

Năm

Tên đầu quay

Công suất(hp)

Momen xoắn liên tục (ft-lb)

Khả năng nâng (ton)



1982

TDS1

Mẫu thử nghiện đầu tiên được phát triển thành công



1983

TDS3

Đầu quay di động thương mại đầu tiên của thế giới



1985

BJ Power Swilve

Đầu quay có đường dung dịch khoan qua động cơ đầu tiên được phát triển



1989

TDS-4S

1100

61800

750



1991

PS2-500/500

1100

53845

350



1994

IDS-350PE

900

60000

350



1996

TDS-8SA

1150

62250

750



2002

IDS-4A

1150

67000

500



2003

TDS-1000SA

1150

95000

1000



2004

IDS-350P

900

60000

350



2008

TDX-1250

2×1340

150000

1250



Qua bảng ta thấy được công suất và momen xoắn của các loại đầu quay vô cùng đa dạng . Với công suất, mômen và tải trọng nâng của đầu quay ngày càng tăng cho phép ta có thể khoan được những giếng khoan ngày càng sâu hơn. Điều này cho phép công tác khoan tiến xa hơn tới các vùng nước sâu.

Với các loại đầu quay di động ở trên nhà sản xuất đã chia ra làm các nhóm sau :

- Đầu xoay di động điện bao gồm các loại: TDX-1250, TDX-1000, HPS-1000, TDS-1000, TDS-8SA, TDS-4, TDS-12, TDS-11SA, IDS-4A, IDS-350PE, TDS-10SA.

Đầu quay di động điện có nhiều loại tạo cho người sử dụng nhiều lựa chọn. Loại này tạo được momen xoắn lớn, tải trọng nâng lớn và công suất của động cơ lớn cho phép khoan được những giếng khoan sâu. Tuy nhiên loại này có trọng lượng bản thân lớn nên cần có kết cấu tháp khoan vững chắc. Hệ thống điện của loại này cũng phức tạp hơn so với loại đầu xoay thủy lực.

- Đầu quay di động thủy lực : TD-350, TDS-250, TD-150.

Đầu quay thủy lực có trọng lượng bản thân nhỏ hơn so với loại đầu quay động cơ điện. Đầu quay loại này có hộp số cho tỉ số truyền lớn hơn nhiều so với loại đầu quay điện. Tuy nhiên loại này có công suất khá nhỏ kết cấu cồng kềnh do cần thêm ống dẫn dung dịch và cần thêm hệ thống bơm cho đầu xoay.

Đầu quay di động được sử dụng nhiều nhất hiện nay trên thị trường là chiếc TDS-11 với 1000 chiếc được sử dụng tính tới năm 2010.

Vietsopetro hiện nay các giàn cố định sử dụng phương pháp khoan roto truyền thống . Ngoài ra còn có 3 giàn khoan tự nâng đều sử dụng phương pháp khoan bằng đầu quay di động là giàn Cửu Long, Tam Đảo 01 và Tam Đảo 02. Với giàn khoan Cửu Long được đóng vào năm 1982 và Tam Đảo 01 được đóng vào 1988 hiện nay đều sử dụng đầu quay di động NOVPS2. Loại đầu quay này có các thông số chính như sau:

Động cơ điện GE752DC

Công suất động cơ 1100HP

Trọng lượng 70500(lb) ≈ 32 (tấn)

Chiều cao đầu quay 49,2 ft ≈ 15m

Hộp số 2 tốc độ

Tốc độ quay lớn nhất 269(v/f)

Sức nâng lớn nhất 500 tấn

Kích thước cần khoan sử dụng  (in).

Với giàn khoan Tam Đảo 02 là giàn mới được đóng mới tại singapo và được nhập về Việt Nam cuối năm 2010. Trên giàn này hiện đang sử dụng đầu quay di động NOV TDS-8SA. Loại này có các thông số chính như sau:

Động cơ điện GEB-20A1 AC

Công suất động cơ 1150HP

Trọng lượng 38750(lb) ≈ 19 (tấn)

Chiều cao đầu quay 20.8 ft ≈ 15m

Hộp số 1 tốc độ

Tốc độ quay lớn nhất 353(v/f)

Sức nâng lớn nhất 750 tấn

Kích thước cần khoan sử dụng  (in).

1.2. Sơ đồ hệ thống đầu quay di động trên giàn khoan

Sơ đồ bố trí của đầu quay di dộng trên toàn bộ các hệ thống của giàn khoan (hình 1.1)

-1: Ròng rọc tĩnh -13: Máy phát điện

-2: Cáp tời khí nén -14: Thùng chứa nhiên liệu

-3: Cáp tời khoan -15: Phòng điều khiển hệ thống điện

-4: Sàn phụ -16: Bơm dung dịch khoan

-5: Ròng rọc động -17: Thùng chứa bùn ướt

-6: Đầu xoay di động -18: Thùng chứa dung dịch

-7: Thanh dẫn hướng cho đầu xoay -19: Hố chứa bùn khoan

-8: Cần khoan -20: Bộ tách bùn và khí

9: Lều nghỉ của công nhân khoan -21: Sàng rung

-10: Thiết bị đối áp -22: Cụm manifold

-11: Thùng chứa dung dịch -23: Máng kéo cần khoan

-12: Đĩa cáp điện -24: Giá để cần khoan



Hình 1.1. Sơ đồ bố trí của tổ hợp khoan

Vị trí của đầu quay di động trong hệ thống khoan (hình 1.2)



Hình 1.2. Đầu quay ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thiết kế hộp giảm tốc 2 cấp kiểu đồng trục với các dữ liệu ban đầu như sau Khoa học kỹ thuật 0
A Thiết kế tủ sấy Long Nhãn với năng suất 80(kg/mẻ) mỗi mẻ 4h,độ ẩm ban đầu 85% và độ ẩm ra 12% Kiến trúc, xây dựng 2
H Thiết kế chung cư nằm gần đầu cầu L Văn sỹ thuộc phường 9- Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh Khoa học Tự nhiên 0
A Thiết kế ngân hàng đầu tư tỉnh Bắc Giang Kiến trúc, xây dựng 0
L [Free] Thiết kế tổ chức thi công giàn đầu giếng WHP “A” thuộc điều kiện mỏ Sư Tử Đen Khoa học kỹ thuật 0
D thiết kế mạch chuyển đổi ADC với yêu cầu đầu vào là tín hiệu tương tự đầu ra là 4 bit dữ liệu ,hiển Khoa học kỹ thuật 0
L Hoàn thiện công tác quản lý đấu thầu mua sắm trang thiết bị phương tiện tại Cục Kế hoạch và Đầu tư- Luận văn Kinh tế 2
Q Bước đầu thiết kế ngữ pháp tiếng Việt ở bậc tiểu học trên phương diện dạy bản ngữ Văn hóa, Xã hội 0
D Thiết kế Vector Baculovirus chứa Gen M1 của Virus H1N1, bước đầu tạo Vaccine thế hệ mới Khoa học Tự nhiên 0
B Thiết kế và mô phỏng đầu phun mực có gắn cảm biến Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top