Download Thiết kế máy sạc bắp


Download Thiết kế máy sạc bắp miễn phí​





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG VIỆC TRỒNG VÀ THU HOẠCH BẮP 2
1. Giới thiệu về cây bắp 2
1.1. Phương pháp trồng bắp 2
1.2. Bảo quản bắp sau khi thu hoạch 3
1.3. Tiêu chuẩn một giống bắp tốt 3
2. Giới thiệu về quá trình thu hoạch bắp 3
2.1. Quá trình tách hạt thủ công 4
2.2. Quá trình tách hạt bằng máy 4
3. Quá trình sử lý bắp từ thu hoạch cho tới quá trình tách hạt 5
CHƯƠNG 2: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BẮP 6
1. Giới thiệu chung 6
2. Quá trình tách hạt 6
3. Quá trình phân loại 6 4. Quá trình phơi khô 7
5. Quá trình nghiền thô 7
6. Quá trình đóng bao sản phẩm 7 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU BẮP TRƯỚC VÀ SAU KHI SẠC. CÁC YÊU CẦU CỦA MÁY SẠC 8
1. Các tính chất của trái bắp 8
2. Bắp trước và sau khi sạc 10
3. Yêu cầu của máy sạc 11
4. Một số hình ảnh về quả và hạt bắp 11
CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP SẠC HIÊN NAY VÀ CHỌN NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CHO MÁY 13
1. Các phương pháp sạc hiện nay 13
2. Chọn nguyên lý làm việc cho máy 17
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH VÀ CHỌN SƠ ĐỒ ĐỘNG CỦA MÁY 18
1. Phân tích máy 23
2. Chọn sơ đồ động cho máy 24
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN CHỌN CÁC THÔNG SỐ CHỦ YẾU CỦA MÁY 19
1. Xác định các thông số bộ phận phễu nạp 19
2. Xác định các thông số hình học của bộ phận trống tách 19
3. Xác định công suất của bộ phận trống tách 21
4. Xác định công suất của bộ phân quạt thổi làm sạch 21
5. Thiết kế bộ truyền đai cho quạt thổi 21
6. Xác định công suất của bộ phân sàn lắc 24
7. Thiết kế bộ truyền đai cho sàn lắc 28
8. Xác định công suất động cơ và chọn động cơ 31
9. Thiết kế bộ truyền đai nối đông cơ với trống tách 33
CHƯƠNG 7: TÍNH SỨC BỀN CHO BỘ PHẬN TRỐNG TÁCH. 37
1. Xác định tải trọng tác dụng lên đoạn vít chuyển 37
2. Tính sức bền của đoạn vít chuyển 42
3. Tính sức bền của vòng xoắn vít tải 44
CHƯƠNG 8: TÍNH CHỌN TRỤC, THEN VÀ THIẾT KẾ GỐI ĐỠ TRỤC 47
1. Tính chọn trục 47
1.1. Chọn vật liệu 47
1.2. Tính sức bền trục 47
1.3. Tính dung sai chế tạo trục cánh quạt 48
2. Tính chọn then 53
2.1. Chọn then cho bánh đai nối với trục động cơ 53
2.2. Chọn then cho bánh đai nối với quạt 54
2.3. Chọn then cho trục cánh quạt 54
2.4. Chọn then cho đầu trục truyền động sàn lắc 54
2.5. Chọn then cho bánh đai nối với trục sàn lắc 54
3. Thiết kế gối đỡ trục 54
3.1. Thiết kế gối đỡ cho trục trống tách 54
3.2. Thiết kế gối đỡ cho trục sàn lắc 56
3.3 Thiết kế gối đỡ cho trục quạt 57
4. Các thông số hình học của ổ đỡ 59
CHƯƠNG 6: VẤN ĐỀ AN TOÀN VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY 61
1. Vấn đề an toàn 61
2. Các biện pháp an toàn vật lý 62
3. Biện pháp an toàn y học 63
4. Hướng dẫn sử dụng máy 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

CHƯƠNG I :

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG VIỆC TRỒNG

VÀ THU HOẠCH BẮP

I. Giới thiệu về cây bắp:

Bắp là cây lương thực ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Cùng với sự phát triển của nghành chăn nuôi, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm làm từ hạt bắp tăng lên rất cao, hiện nay bắp là cây cho sản lượng hàng năm cao hơn bất kỳ cây lương thực nào.

Hạt bắp còn được dùng để chuyển hóa thành chất dẻo hay vải sợi. Một lượng bắp nhất định được thủy phân hay xử lý bằng enzym để sản xuất xi rô, cụ thể là xi rô chứa nhiều fructoza, gọi là xi rô ngô, một tác nhân làm ngọt và đôi khi được lên men để sau đó chưng cất trong sản xuất một vài dạng rượu. Rượu sản xuất từ bắp theo truyền thống là nguồn của wisky bourbon. Etanol từ ngô cũng được dùng ở hàm lượng thấp (10% hay ít hơn) như là phụ gia của xăng làm nhiên liệu cho một số động cơ để gia tăng chỉ số octan, giảm ô nhiễm và giảm cả mức tiêu thụ xăng (ngày nay gọi chung là các nhiên liệu sinh học).

Với tầm quan trọng của việc sản xuất bắp như vậy nên diện tích trồng bắp tăng lên rất nhiều, hình thành các vùng chuyên canh cây bắp. Để năng xuất ngày càng cao giá thành đầu tư giảm các biện pháp canh tác tiên tiến, các loại giống mới cho năng suất cao đã được ứng dụng vào trong sản xuất.

Trong công tác thu hoạch các loại máy móc tiên tiến đã được đưa vào sử dụng, nhờ đó sản phẩm làm ra có chất lượng tốt hơn, lượng nhân công lao động giảm, dẫn tới giá thành giảm, tăng tính cạnh tranh của hàng hoá nước ta trong quá trình hội nhập.

Phương pháp trồng bắp :

Công nghệ làm đất :

Cày đất lên phơi ải để làm sạch cỏ, tăng lượng Oxi trong đất, tăng lượng vi sinh vật có lợi, làm thoát và phân huỷ các chất gây hại cho cây trồng.

Sau khi phơi ải khoảng một tuần thì tiến hành phay tơi đất ra, phay càng sâu càng tơi càng tốt. Phay sâu khoảng 20cm. Khi đất được làm kĩ thì cây bắp sau này sẽ sinh trưởng tốt.

Làm đất trước khi gieo và gieo:

Tiến hành rạch hàng cho cây, hàng cách hàng 80cm,sâu 15cm sau khi rạch hàng tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ hay phân NPK.

Thực hiện công việc gieo hạt vào các hàng đã rạch, hạt cách hạt 20cm. sau khi gieo tiến hành phủ một lớp đất mỏng lên trên.

Chăm sóc sau khi gieo:

Sau khi gieo 20-25 ngày tiến hành bỏ phân, làm cỏ, vun gốc cho bắp.

Khoảng 50-60 ngày sau khi gieo thì tiến hành bón phân đợt hai, vun gốc, làm cỏ lần hai.

Nếu cây bắp bị bệnh hay sâu hại thì ta tiến hành phun thuốc trị.

Cần giữ độ ẩm trong đất vừa đủ cho cây bắp phát triển tốt, thiếu hay thừa

tuỳ từng trường hợp vào khí hậu và đất đai của địa phương mà ta tiến hành chăm sóc cho phù hợp.

Bảo quản bắp khi thu hoạch về:

Sau khi thu hoạch về ngô còn tươi dễ bị hỏng hạt ta cần tiến hành sạc bắp ngay. Sau đó đem ra phơi hay sấy khô cho đến khi đạt độ ẩm theo yêu cầu thì tiên hành đóng bao đem vào kho lưu giữ.

3) Tiêu chuẩn một giống bắp tốt :

Một giống bắp tốt có các đặc điểm sau:

Độ thuần khiết của giống cao.

Cây phát triển tốt thân to nhiều lá kích thước lá to ...

Sức chống chịu với ngoại cảnh tốt như chịu hạn, chịu úng, có sức bền đề kháng cao kháng sâu bệnh có hại, thích nghi với điều kiện thời tiết của địa phương.

Sơ chế thuận lợi đạt chất lượng cao, thành phần đạt chất lượng tốt

II. Giới thiệu về quá trình thu hoạch bắp:

Bắp sau khi đã già đạt đủ độ cứng của hạt thì sẽ được bẻ về, công việc này ở nước ta chủ yếu thực hiện thủ công.

Hiện nay đã có loại máy thu hoạch ngô (TBN – 2 ) do Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch nghiên cứu sản xuất. Máy này thu hoạch bắp đạt năng suất bằng 40-50 lao động phổ thông, năng suất thu hoạch 0,2 ha/giờ, tỉ lệ hao hụt dưới 3%, tuy có nhiều ưu điểm song loại máy này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi do giá thành còn cao.

Thông thường người ta tiến hành bẻ bắp vào những ngày trời nắng để tránh bắp bẻ về bị hỏng.

a) Quá trình tách hạt thủ công:

Quả bắp sau khi được hái về sẽ được tiến hành bóc vỏ rồi tách hạt. Sau đó hạt bắp sẽ được đem phơi khô, người ta cũng có thể phơi khô rồi mới bóc vỏ, tách hạt.

Có hai cách tách hạt thủ công:

Dùng dùi ủi tách một số hàng không kề nhau trên quả bắp sau đó dùng

tay xoay, chà quanh trái bắp để tách hết các hạt ra.

Dùng chày, cây đập lên đống bắp đã được phơi khô cho cứng hạt. Các hạt bắp sẽ tự động được tách ra khỏi cùi. Phương pháp này tuy nhanh hơn phương pháp trên song hạt không được tách hết, phải tốn công tách lại bằng tay.

Cả hai phương pháp này cho năng suất rất thấp, chỉ phù hợp với hộ sản xuất nhỏ và có lao động nhàn rỗi.

Tách hạt bằng máy:

Ở nước ta chủ yếu dùng các loại máy sau:

- Máy tách hạt từ quả bắp đã được bóc vỏ. loại máy này cho năng suất cao song phải tốn nhiều thời gian và nhân công bóc vỏ.

- Máy tách hạt từ quả bắp còn nguyên vỏ. loại máy này cho năng suất rất cao. Giảm được thời gian và lượng nhân công nhiều.

Ngoài ra còn có loại máy thu hoạch bắp có thể tiến hành đồng thời thu hoạch, bóc vỏ và tách hạt. Loại máy này có rất nhiều ưu điểm song ở nước ta chưa chế tạo được phải nhập từ nước ngoài về nên giá thành rất đắt, chưa có nhiều ở nước ta.

Hạt bắp sau khi tách sẽ được phơi khô và vận chuyển đến nơi chế biến

thành thành phẩm.

III. Quá trình xử lý ngô thu hoạch cho đến quá trình tách hạt :

Sơ đồ xử lý bắp bằng thủ công

CHƯƠNG II

QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BẮP NGÔ

Qui trình công nghệ sản xuất hạt ngô khi được hái khỏi cây đến khi thành phẩm, là qui trình tương đối phức tạp, phải trải qua nhiều công đoạn chế biến và gia công. Trong mỗi công đoạn chế biến thành phần của bắp ngô thì bị phá huỷ, mất mát các chất có ảnh hưởng tốt đến chất lượng sản phẩm, đồng thời loại bỏ các chất có ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên quá trình sản xuất tuỳ từng trường hợp vào trình độ kỹ thuật, công nghệ, hệ thống thiết bị .... của từng nhà máy.

Qui trình công nghệ của bắp được tóm tắt như sau:

Tách hạt

Mục đích tách hạt : Lấy hạt ra khỏi cùi bắp

Qui định và tiêu chuẩn hạt sau khi tách :

Hạt không còn dính gốc liên kết cùi.

- Khi sạc không được làm vỡ hạt.

Hạt chắc không lẫn lên các hạt lép.

Làm sạch các phần tử nhỏ.

Phân loại:

Mục đích làm việc phân loại nhằm để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Phơi khô:

Phơi khô bắp ngô là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nguyên liệu. Trong quá trình phơi khô cần biết xác định bắp ngô khi nào là đạt yêu cầu do phòng kỹ thuật đề ra.

Nghiền thô :

Là khâu chế biến thực phẩm chủ yếu dùng cho chăn nuôi.

Đóng bao thành phẩm

Hạt ngô sau khi nghiền (thô) xong được chuyển qua khâu đóng gói bằng máy tự động hay thủ công để đảm bảo tiêu thụ dưới hình thức đóng bao theo tiêu chuẩn của ngành và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Tiêu chuẩn : mỗi bao trọng lượng 50kg sau khi đóng bao xong được chuyển vào kho chờ xuất hàng để tiêu thụ.

CHƯƠNG ΙΙ:

DOWNLOAD
bạn download tại link này với pass giải nén là ketnooi.com
 
Last edited by a moderator:

viet91

New Member
Re: Download Thiết kế máy sạc bắp

Bạn có thể mail cho mình tài liệu này kèm bản cad được không.rất Thank bạn
 

tctuvan

New Member
Re: Download Thiết kế máy sạc bắp

Không có bản cad
bạn download tại link này với pass giải nén là ketnooi.com
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top