Gabrian

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ĐẬT VẤN ĐỀ

Sản xuất ôtô ngày nay trên thế giới tăng vượt bậc, ôtô trở thành phương tiện vận chuyển quan trọng về hành khách và hàng hoá cho các ngành kinh tế quốc dân, đồng thời đã trở thành phương tiện giao thông tư nhân ở các nước có nền kinh tế phát triển. Ngay ở nước ta, số ôtô tư nhân cũng đang phát triển cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, mật độ xe trên đường ngày càng cao. Mĩ và Nhật Bản là hai nước sản xuất ôtô nhiều nhất trên thế giới, hàng năm mỗi nước sản xuất khoảng 12 đến 13 triệu chiếc (năm 1992 Nhật Bản sản xuất 12,5 triệu chiếc).Sản xuất ôtô du lịch trên thế giới chiếm tỉ lệ 78 80%, ôtô tải chiếm 18 20%, còn lại là các loại ôtô khác. Ở Việt Nam, từ năm 1990 đến nay, nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc. Điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu lưu thông hàng hoá trên thị trường, nhu cầu đi lại và du lịch của người dân ngày càng cao. Ở các thành phố lớn, mật độ ôtô trên đường đã tăng lên nhanh chóng. Trong tương lai, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế như hiện nay, ôtô sẽ trở thành phương tiện đi lại phổ biến và thông dụng trong xã hội.
Hiện nay chất lượng đường xá đã đuợc nâng cấp và ngày càng được cải thiện tốt hơn, tạo điều kiện để tăng tốc độ trung bình của các phương tiện giao thông, trong đó có ôtô. Hơn thế nữa, mật độ ô tô tham gia giao thông tăng lên một cách nhanh chóng. Đó là hai yếu tố quan trọng gây nên vấn đề tai nan giao thông đang làm cả xã hội quan tâm. Ở nước ta, trong hai năm 1998-2000 bình quân mỗi năm có 20.000 vụ tai nạn giao thông làm chết 7.100 người. Năm 2001 có 10.866 người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2002 xảy ra 27.484 vụ tai nạn giao thông làm 12.989 người chết và 30.772 người bị thương.
Tai nạn giao thông không những gây thiệt hại lớn về người mà còn gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước và của công dân. Vì vậy, ngày 29-05-1995 Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị định 36 CP về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
Theo thống kê của các nước thì trong tai nạn giao thông đường bộ 60 70% do con người gây ra (như lái xe say rượu, mệt mỏi, buồn ngủ v.v…), 10 15% do hư hỏng máy móc, trục trặc về kĩ thuật và 20 30% do đường sá quá xấu.
Trong nguyên nhân do hư hỏng máy móc, trục trặc về kĩ thuật thì tỉ lệ tai nạn do các cụm của ô tô gây nên được thống kê như sau:
Phanh chân: 52,2 74,4%
Phanh tay: 4,9 16,1%
Lái 4,94,9 19,2%19,2%
Ánh sáng: 2,3 8,7%
Bánh xe: 2,5 10%
Các hư hỏng khác: 2 18,2%
Từ các số liệu trên thấy rằng, tai nạn giao thông do hệ thống phanh chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các tai ban do kĩ thuật gây nên. Cũng vì thế mà hiện nay hệ thống phanh ngày càng được cải tiến, tiêu chuẩn về thiết kế, chế tạo, và sử dụng hệ thống phanh ngày càng nghiêm ngặt và chặt chẽ.
Do hệ thống phanh có vai trò vô cùng quan trọng trong vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông nên trên thế giới và Việt Nam, tất cả các ôtô muốn được phép lưu hành đều phải được tiến hành kiểm định hệ thống phanh định kì tại các trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ. Ở nước ta trước kia việc kiểm tra hệ thống phanh trong lẩn kiểm tra xe định kì còn mang tính chất thô thiển, tùy tiện, dựa trên sự quan sát bằng mắt, không dựa trên một tiêu chuẩn nào và chưa dùng thiết bị đo nào cả. Từ ngày thực hiện nghị định 36 CP của Chính phủ thì Bộ Giao thông vận tải mới ra những tiêu chuẩn bước đầu để kiểm tra phanh và đã dùng những phương tiện đo để xác định hiệu quả phanh. Tuy nhiên các thiết bị kiểm tra phanh còn hạn chế ở dạng bệ thử với tốc độ thấp, còn thiết bị kiểm tra phanh định kì trên đường vẫn chưa có, các thiết bị để nghiên cứu về phanh ô tô lại càng hiếm nữa. Hiện nay cả nước đã có 85 trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, hầu hết đã được trang bị các thiết bị kiểm tra hiện trong đó có thiết bị kiểm định hệ thống phanh.
Xuất phát từ thực trạng tình hình an toàn giao thông và kiểm định xe cơ giới tại các trạm Đăng kiểm xe cơ giới hiện nay và đặc biệt là được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Th.S Dương Mạnh Đức và Các cán bộ công nhân viên trong trạm Đăng kiểm 2093- V, Hà Nội, em đã nghiên cứu xong đề tài “Tìm hiểu thiết bị, thu thập, nghiên cứu và phân tích các số liệu kiểm định Hệ thống phanh của một số loại ôtô lưu hành phổ biến tại Hà Nội”.

MỤC LỤC

ĐẬT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Sơ lược về tình hình sử dụng hệ thống phanh và kiểm định hệ thống phanh ôtô: 4
1.2. Khái quát chung về hệ thống phanh 4
1.2.1. Chức năng, yêu cầu và phân loại hệ thống phanh 4
1.2.2. Kết cấu chung của hệ thống phanh. 6
1.2.3. Cấu tạo chung của hệ thống phanh. 8
1.2.4. Cơ cấu phanh 9
1.2.5. Dẫn động phanh 20
1.3. Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài 25
1.3.1. Mục dích nghiên cứu của đề tài 25
1.3.2. Nội dung của đề tài 25
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH PHANH 26
2.1.Lực tác dụng lên ôtô khi phanh và phương trình cân bằng lực phanh 26
2.2. Hiệu quả phanh và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phanh 28
2.2.1.Gia tốc chậm dần khi phanh 28
2.2.2 Thời gian phanh 29
2.2.3Quãng đường phanh 29
2.2.4. Lực phanh hay lực phanh riêng 31
2.3 Tính ổn định hướng và các chỉ tiêu đánh giá tính ổn định hướng của ôtô khi phanh 31
2.3.1. Tính ổn định hướng của ôtô khi phanh 31
2.3.2. Các chỉ tiêu để đánh giá tính ổn định hướng của ôtô khi phanh 33
2.4. Giản đồ phanh 35
CHƯƠNG III: THIẾT BỊ, QUI TRÌNH VÀ TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH HỆ THỐNG PHANH 39
1. Thiết bị kiểm tra phanh cho xe có tải trọng trục đến 3.5 tấn. 41
2.Thiết bị kiểm tra phanh cho xe có tải trọng trục đến 8 tấn. 43
3 . Thiết bị kiểm tra phanh cho xe có tải trọng trục đến 13 tấn. 45
3.1. Thiết bị kiểm tra phanh tại trạm đăng kiểm 2903 - V 46
3.1.1. Cấu tạo 48
1.2.Nguyên lý làm việc 50
3.1.2. Nguyên lí hoạt động thiết bị của hãng Maha - Đức 51
3.1.3. Qui trình kiểm tra hệ thống phanh bằng thiết bị của hãng Maha - Đức. 51
3.3. Tiêu chuẩn kĩ thuật của hệ thống phanh ôtô 64
3.3.1. Tiêu chuẩn của hệ thống dẫn động 64
3.3.2. Tiêu chuẩn về hiệu quả phanh 66
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ KIỂM TRA HIỆU QUẢ PHANH 72
4.1. Phân tích kết quả kiểm tra 72
4.1.1. Xe ôtô TOYOTA của Nhật Bản loại M1 và M2 73
4.1.2. Xe ôtô Ford loại M1 75
4.1.3 Xe ôtô Daewoo loại M1 77
4.1.4 Xe tải Kia loại N1 79
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 83
5.1. Kết luận 83
5.2. Đề nghị 83

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top