lov3st0ry_1303

New Member
Download Đề tài Cấu tạo, quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng đối áp 230x350 (9”x5000 PSI), trên giàn khoan BK-7 của XNLD Vietsovpetro

Download Đề tài Cấu tạo, quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng đối áp 230x350 (9”x5000 PSI), trên giàn khoan BK-7 của XNLD Vietsovpetro miễn phí





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ PHÒNG CHỐNG PHUN TRÊN GIÀN KHOAN BIỂN TẠI XNLD VIETSOVPETRO 3
1.1 Tình hình sử dụng thiết bị chống phun tại XNLD Vietsovpetro 3
1.1.1 Hiện tượng tự phun 4
1.1.2 Vai trò của thiết bị đối áp trong công tác khoan 4
1.1.3 Phân loại thiết bị chống phun đang được sử dụng tại XNLD Vietsovpetro 5
1.1.3.1 Phân loại đối áp theo kích thước và áp suất làm việc 5
1.1.3.2 Phân loại đối áp theo nguyên lý hoạt động 6
1.1.3.3 Phân loại đối áp theo loại chất lưu 6
1.1.4 Các loại đối áp phổ biến đang được sử dụng tại XNLD Vietsovpetro 7
1.2 Sơ đồ công nghệ hệ thống chống phun . 11
1.3 Những yêu cầu công nghệ của hệ thống chống phun .14
1.4 Những kết quả đạt được, những tồn tại cần tập trung nghiên cứu giải quyết .15
CHƯƠNG 2: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỐI ÁP 230x350 DO RUMANI CHẾ TẠO 16
2.1 Cấu tạo của các loại đối áp 230x350 SF, DF& Tdo Rumani sản xuất 16
2.1.1 Đối áp chống phun loại SF 16
2.1.2 Đối áp chống phun loại DF 16
2.1.3 Đối áp chống phun loại T 17
2.1.4 Các chi tiết của đối áp ngàm chống phun 230x350(9”x5000 Psi) 18
2.1.5 Bản vẽ chi tiết má đối áp 230x350 22
2.2 Đặc tính kỹ thuật của bộ đối áp 230x350(9”x5000 psi) 23
2.3 Nguyên lý làm việc của bộ đối áp 230x350 .23
2.3.1 Nguyên lý làm việc .23
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA BỘ ĐỐI ÁP
230 X 350 (9”X5000 PSI) DO RUMANI SẢN XUẤT 25
3.1 Quy trình kiểm định và bảo dưỡng 25
3.2 Một số dạng hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 32
3.3 Quy trình sửa chữa đối áp 35
3.3.1 Phương pháp thay thế các má đối áp 35
3.3.2 Quy trình sửa chữa thân đối áp 36
3.3.2.1 Quy trình tháo thân đối áp 36
3.3.2.2 Quy trình lắp thân đối áp 36
3.3.2.3 Sơ đồ công nghệ phục hồi thân đối áp 37
3.3.3.3 Quy trình công nghệ phục hồi thân đối áp 38
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH XÂY LẮP, VẬN HÀNH VÀ CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG 39
4.1 Quy trình xây lắp 39
4.1.1 Các yêu cầu khi lắp thiết bị chống phun 39
4.1.2 Những công việc tiến hành trước khi lắp ráp thiết bị chống phun 39
4.1.3 Quy trình lắp ráp thiết bị chống phun. 40
4.1.3.1 Lắp đặt đầu bao ống chống JKS 425x140 và bộ van đối áp 425x210 40
4.1.3.2 Lắp đặt đầu bao ống chống JKS 425x140 (350x210) và bộ van đối áp 350x350 42
4.1.3.3 Lắp đặt đầu bao ống chống JKS 350x210 (280x350) và bộ van đối áp 230x350 42
4.1.3.4 Lắp đặt chạc tư cây thông khai thác JKS và bộ van đối áp 230x350 (280x350) sau khi thả cột ống chống khai thác 43
4.1.3.5 Lắp đặt bộ van đối áp 230x350 (280x350) khi tiến hành sửa chữa giếng 43
4.1.4 Cách bố trí các đối áp 44
4.2 Quy trình vận hành 51
4.2.1 Vận hành đối áp 51
4.2.2 Thử nghiệm đối áp 51
4.2.3 Điều phối má đối áp 54
4.2.3.1 Đóng các má bằng thuỷ lực 54
4.2.3.2 Mở các má bằng thuỷ lực 54
4.2.3.3 Đóng các má bằng tay 54
4.2.3.4 Khoá chuyền các má ở vị trí “Đóng” 54
4.2.3.5 Mở các má đối áp 55
4.3 An toàn trong quá trình vận hành 55
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN ĐỐI ÁP CHO GIẾNG KHOAN KHAI THÁC DẦU KHÍ 7005 BK-7 MỎ BẠCH HỔ 58
5.1 Đặc điểm và tính chất vỉa dầu khí 58
5.1.1 Ranh giới địa tầng 58
5.1.2 Nhiệt độ và áp suất vỉa 58
5.2 Cấu trúc giếng 59
5.3 Tính toán lựa chọn thiết bị đối áp cho giếng 7005 BK-7 mỏ bạch hổ 60
5.3.1 Các giai đoạn thả ống chống trong quá trình khoan .60
5.3.2 Phân tích thiết bị đối áp của một số hãng trên thế giới và các giải pháp lựa chọn đối áp phù hợp sử dụng cho giếng 7005 BK-7 mỏ Bạch hổ .61
5.3.2.1 Phân tích thiết bị đối áp của một số hãng trên thế giới .61
5.3.2.2 Lựa chọn đối áp phù hợp sử dụng cho giếng 7005 BK-7 Bạch hổ .64
KẾT LUẬN 65
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, cùng với chính sách mở cửa của đất nước, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là ngành công nghiệp dầu khí.

Tuy mới ra đời và phát triển trong giai đoạn đất nước gặp nhiều khó khăn, song với nỗ lực vươn lên của ngành cùng với sự học hỏi kinh nghiệm các nước công nghiệp phát triển, dầu khí Việt Nam đã trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, là động lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.

Trong giai đoạn phát triển hiện nay, ngành Thiết bị dầu khí đã đóng góp một phần rất quan trọng vào sự phát triển của công nghiệp dầu khí. Việc áp dụng công nghệ mới đã và đang được nhà nước quan tâm hàng đầu để lựa chọn ra những thiết bị có tính ưu việt nhất phù hợp điều kiện của đất nước để phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng của chúng.

Trong quá trình thi công giếng khoan dầu khí thì thiết bị phòng chống dầu khí phun (hay còn gọi là thiết bị đối áp) có vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo an toàn trong quá trình thi công cũng như nâng cao tiến độ khoan, giảm thời gian thi công giếng khoan. Việc đưa thiết bị phòng chống dầu khí phun sử dụng tại các giàn khoan biển đã đem lại hiệu quả cao trong công tác khoan thăm dò khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía nam Việt Nam.

Chính vì vậy trong khuôn khổ đồ án này, bằng những kiến thức đã tiếp thu được ở trường cũng như sự chỉ bảo của các thầy giáo, em đã chọn đề tài:

“Cấu tạo, quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng đối áp 230x350(9”x5000 PSI)do Rumani sản xuất, trên giàn khoan BK-7 của XNLD Vietsovpetro”.

Chuyên đề : “ Tính toán và lựa chọn đối áp cho giếng 7005 BK-7 mỏ Bạch hổ”

Em xin chân thành Thank tới các quý thày (cô) trong bộ môn Thiết Bị Dầu khí và Công trình, các bạn trong lớp, đặ biệt là thày Nguyễn Văn Giáp đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình làm đồ án.

Em cũng xin Thank cán bộ công nhân viên XNLD Vietsovpetro đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và thu thập tài liệu, đóng góp nhiều ý kiến giúp em có thêm nhiều kiến thức bổ ích và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này

Em xin chân thành Thank !

Hà nội, ngày 10 tháng 6 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Trung kiên

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ CHỐNG PHUN TRÊN GIÀN KHOAN BIỂN TẠI XNLD VIETSOVPETRO

. Tình hình sử dụng thiết bị chống phun tại XNLD Vietsovpetro

Khoan-khai thác dầu khí là một ngành mang lại nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế và sự phát triển của nước ta, nhưng nó cũng là một ngành chứa đựng nhiều nguy hiểm từ sâu trong lòng đất. Nhận thức được điều đó XNLD Vietsovpetro luôn nêu cao khẩu hiệu “ An toàn là hàng đầu” “An toàn để trở về với gia đình của bạn” khẩu hiệu này ở khắp nơi trong XNLD và tại nhiều địa điểm trên giàn khoan biển. Cùng với ý thức tự giác và kỷ luật an toàn cao cho cán bộ công nhân viên, XNLD rất chú trọng đến an toàn trong trang thiết bị, kỹ thuật đặc biệt là trang thiết bị chống phun trên giàn khoan biển. Trong tổ hợp thiết bị chống phun thì thiết bị đối áp là thiết bị quan trọng nhất.

Đối áp vạn năng có nhiều kiểu, loại của nhiều hãng trên thế giới như:Liên xô(cũ), Rumani và Mỹ. Chúng có nhiều kiểu dáng, kích cỡ khác nhau tuỳ theo giếng khoan như đường kính giếng, độ sâu giếng và áp lực vỉa. Hiện nay XNLD Vietsovpetro đã và đang sử dụng các loại đối áp của Rumani và của Nga trên những giàn khoan tại mỏ Bạch Hổ. Đối áp vạn năng của mỹ (hãng Shaffer) đang được sử dụng tại hai giàn tự nâng Tam đảo-01 và Cửu Long.

Một số loại đối áp vạn năng của Rumani:

VH 13 5/8”x350 13 5/8”x210 21 1/4"x140 11”x210

11”x350 9”x210 9”x350

Trong đó: Chỉ số đầu chỉ đường kính lỗ (inch).

Chỉ số thứ 2 chỉ áp suất làm việc (bar).

- Hãng Shaffer giới thiệu 4 kiểu đối áp ôm cần và đối áp bịt kín miệng giếng khoan:

- Shaffer Model SL BOP: Được thiết kế cho giếng khoan sâu, có áp suất vỉa lớn. Áp lực làm việc từ 15000 Psi đến 3000 Psi. Đường kính lỗ thông từ 21 1/4" đến 7 1/6”. Được thiết kế cho giếng khoan ngoài biển và trong đất liền.

- Shaffer Model LWS BOPS: Được thiết kế cho giếng khoan trong đất liền. áp lực làm việc 10000, 5000, 3000 và 2000 psi, đường kính lỗ thông từ 21 1/4" đến 4 1/6”.

- Shaffer Model LWS BOP và Setinel BOP: Dùng chủ yếu cho những giếng khoan có áp lực vỉa thấp. Áp lực làm việc 3000 psi, đường kính lỗ thông 9” và 7 1/6”.

Hiện nay tại hai giàn khoan tự nâng “ Tam đảo-01” và giàn“ Cửu long” XNLD Vietsovpetro đã và đang sử dụng loại đối áp Shaffer 13 5/8”x10000 Psi và 13 5/8”x5000 psi, 21 1/4”x2000 psi, 20 1/4”x 3000 psi.

Hiện tượng tự phun

Sự phun tự do là hiện tượng chảy không kiểm soát được của dung dịch khoan và sau đó là các chất lưu chảy từ tầng sản phẩm đã khoan qua. Hiện tượng phun xảy ra do các nguyên nhân sau:

- Tỷ trọng dung dịch khoan nhỏ. Áp lực thuỷ tĩnh lên đáy giếng bé hơn áp suất lỗ hổng của thành hệ.

- Mực dung dịch trong giếng vơi làm giảm áp suất lên đáy. Điều này có thể do nguyên nhân tiếp dung dịch không đủ trong quá trình khoan hay mất dung dịch vào thành hệ.

- Hiện tượng bơm thụt (hiệu ứng pittông) trong giếng khoan theo sau chuyển động kéo bộ khoan cụ. Điều này có thể xảy ra khi tiếp cần hay trong khi kéo thả.

- Khoan qua tầng đá xốp, nhưng chất lỏng sẽ không xâm nhập thêm nữa nếu ngừng khoan.

1.1.2. Vai trò của thiết bị đối áp trong công tác khoan.

Khi khoan, cần cố gắng giữ chất lưu trong thành hệ đã khoan qua. Dung dịch tuần hoàn trong giếng sẽ đảm nhận tốt vai trò này cho đến khi áp suất thuỷ tĩnh của nó nhỏ hơn so với áp suất của chất lưu gặp phải. Như vậy, yếu tố đầu tiên khống chế giếng luôn là cột dung dịch khoan có tỷ trọng thích hợp. Thiết bị đối áp là phương tiện bảo vệ thứ hai. Nhờ có thiết bị đối áp mà cho phép tiến hành một cách liên tục công tác khoan hay sửa chữa giếng, để đạt được tiến độ thi công cao nhất, đồng thời nó bảo đảm an toàn cho người và thiết bị trên giàn.

Thiết bị đối áp với đặc tính kỹ thuật của mình đảm bảo thực hiện các chức năng sau:

- Bịt kín miệng giếng khoan trong trường hợp gặp các tầng chất lỏng có áp suất lớn hơn áp suất thuỷ tĩnh của cột dung dịch khoan khi bộ cần đã thả vào giếng hay không có bộ cần trong giếng.

- Tạo được đối áp trên vỉa.

- Có khả năng tạo dòng tuần hoàn của dung dịch khoan để điều chỉnh và thay đổi tỷ trọng dung dịch theo áp lực vỉa, thay thế dung dịch bị nhiễm nhiều khí khi xảy ra áp suất dư cao hơn giá trị cho phép và dẫn chất lưu xâm nhập ra khỏi miệng giếng khoan vào nơi an toàn.

- Nối được với máy bơm khoan và máy bơm trám xi măng.

- Dạo bộ khoan cụ khi giếng có áp suất dư.

- Đặt trên miệng giếng các thiết bị bịt kín khác.

- Nghiên cứu giếng khi khoan.

- Ép thử giếng khoan (xác định độ tiếp nhận của vỉa, ép thử khả năng cách ly của vành xi măng…).

- Xác định chỉ số năng suất giếng.

- Kiểm tra áp suất dư trong giếng khoan (thử giếng).

1.1.3. Phân loại thiết bị chống phun đang được sử dụng tại XNLD Vietsovpetro

1.1.3.1. Phân loại đối áp theo kích th
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top