Download Đồ án Khảo sát động học hệ thống treo xe matiz

Download Đồ án Khảo sát động học hệ thống treo xe matiz miễn phí





MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương 1. Tổng quan về hệ thống treo và động học hệ thống treo 3
1.1. Giới thiệu chung về hệ thống treo 3
1.1.1. Công dụng. 3
1.1.2. Phân loại hệ thống treo. 3
1.1.3. Yêu cầu 4
1.1.4. Cấu tạo chung 4
1.2. Động học hệ thống treo 5
1.2.1. Khái niệm động học hệ thống treo 5
1.2.2. Khái niệm và cách xác định tâm quay
tức thời và tâm nghiêng ngang 6
1.3. Động học hệ thống treo dạng Mc.Pherson 7
1.3.1. Đặc điểm 7
1.3.2. Mối quan hệ động học của hệ treo Mc.Pherson 8
1.3.3. Xác định tâm quay tức thời và tâm nghiêng ngang 9
1.4. Tổng quan về phần tử hướng 10
1.4.1. Khái quát về phần tử hướng 10
1.4.2. Cấu tạo của phần tử dẫn hướng 16
Chương 2. Đặc điểm kết cấu hệ thống treo xe Matiz 20
2.1. Đặc điểm kết cấu hệ thống treo xe Matiz 20
2.2. Hệ thống treo trước xe Matiz (kiểu Mc.Pherson) 21
2.3. Hệ thống treo sau xe Matiz 23
2.4. Đặc điểm kết cấu một số chi tiết thuộc hệ
thống treo xe Matiz 25
Chương 3. Xây dựng mô hình khảo sát động học hệ thống treo
trước xe Matiz. 31
3.1. Giới thiệu chung về phần mềm ADAMS 31
3.2. Trình tự xây dựng mô hình khảo sát động học
trong ADAMS 33
3.2.1. Xây dựng mô hình 34
3.2.2. Xây dựng các Motions 36
3.2.3. Sumulation và Solution trong phần mềm ADAMS 37
3.3. Xây dựng mô hình khảo sát động học hệ thống treo
trong phần mềm ADAMS 38
3.3.1. Lựa chọn các đối tượng khảo sát 38
3.3.2. Xây dựng mô hình khảo sát động học treo
trước xe Matiz 39
3.4. Khảo sát động học hệ thống treo trước 44
3.4.1. Lựa chọn các Motion để khảo sát động học. 44
3.4.2. Kết quả khảo sát 44
Kết luận 59
Tài liệu tham khảo 60
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TREO VÀ ĐỘNG HỌC HỆ THỐNG TREO

Giới thiệu chung về hệ thống treo

Công dụng

- Hệ thống treo ở đây được hiểu là hệ thống liên kết mềm giữa bánh xe và khung xe hay vỏ xe. Mối liên kết treo của xe là mối liên kết đàn hồi có chức năng chính sau đây:

- Tạo điều kiện cho bánh xe thực hiện chuyển động tương đối theo phương thẳng đứng đối với khung xe hay vỏ xe theo yêu cầu dao động “êm dịu”, hạn chế tới mức có thể chấp nhận được những chuyển động không muốn có khác của bánh xe (như lắc ngang, lắc dọc).

- Truyền lực giữa bánh xe và khung xe bao gồm lực thẳng đứng (tải trọng, phản lực) lực dọc (lực kéo hay lực phanh, lực đẩy hay lực kéo với khung, vỏ) lực bên (lực li tâm, lực gió bên, phản lực bên ).

Phân loại hệ thống treo

Hệ thống treo có thể được phân loại như sau:

Hệ thống treo phụ thuộc: Các bánh xe được đặt trên 1 dầm cầu cứng, khi bánh xe bên này dao động sẽ gây nên một chuyển vị nào đó ở bánh bên kia. Bộ phận đàn hồi của hệ treo này thường là nhíp lá hay lò xo xoắn.

Hệ thống treo độc lập: Các bánh xe đặt trên 1 dầm cầu rời dao động độc lập với nhau. Dựa theo đặc tính động học và đặc điểm kết cấu người ta còn phân ra các loại sau:

- Dạng treo 2 đòn ngang

- Dạng treo Mc. Pherson

- Dạng treo kiểu đòn dọc

- Dạng treo kiểu đòn dọc có thanh liên kết

- Dạng treo đòn chéo

Yêu cầu.

Trên hệ thống treo, sự liên kết giữa bánh xe và khung vỏ cần thiết phải mềm nhưng cũng phải đủ khả năng để truyền lực. Quan hệ này được thể hiện ở các yêu cầu chính sau đây:

-Hệ thống treo phải phù hợp với điều kiện sử dụng theo chức năng kỹ thuật của xe (xe chạy trên đường tốt hay chạy trên các loại đường khác nhau).

-Có tần số dao động riêng thích hợp với từng loại ôtô để đảm bảo độ êm dịu cần thiết.

-Có độ võng động đủ để không sinh ra va đập lên các ụ đỡ.

-Có hệ số cản thích hợp để dập tắt dao động giữa vỏ xe và cầu xe.

-Khi quay vòng hay khi phanh thì vỏ ôtô không bị nghiêng quá giới hạn cho phép.

Quan hệ động học của bánh xe phải hợp lý thoả mãn mục đích chính của hệ thống treo là làm mềm theo phương thẳng đứng nhưng không phá hỏng các quan hệ động học và động lực học của chuyển động bánh xe.

Cấu tạo chung.

Mặc dù có nhiều chi tiết, nhưng cấu tạo chung của hệ thống treo được quy thành ba bộ phận chính sau:

-Bộ phận hướng: dùng để xác định động học và tính chất dịch chuyển tương đối của các bánh xe với khung hay vỏ ôtô. Bộ phận hướng dùng để truyền các lực dọc, lực ngang cũng như các mômen từ bánh xe lên khung hay vỏ ôtô.

-Bộ phận đàn hồi: dùng để truyền các lực thẳng đứng và giảm tải trọng động khi ôtô chuyển động trên đường không bằng phẳng nhằm đảm bảo độ êm dịu cần thiết.

-Bộ phận giảm chấn: cùng với ma sát ở hệ thống treo sinh ra lực cản để dập tắt dao động của ôtô

Động học hệ thống treo.

Khái niệm động học hệ thống treo.

Động học hệ thống treo nghiên cứu mối quan hệ động học giữa bánh xe với khung xe khi bánh xe thay đổi vị trí theo phương thẳng đứng

Các thông số chính được xem xét trong động học hệ thống treo là : sự dịch chuyển (chuyển vị ) của bánh xe trong không gian ba chiều khi vị trí bánh xe thay đổi theo phương thẳng đứng. Các dịch chuyển này ảnh hưởng đáng kể đến khả năng truyền các lực (ba chiều) và các mômen (theo ba trục) khi bánh xe ở các vị trí khác nhau.

Nếu bánh xe dịch chuyển tương đối đối với khung xe (chuyển vị z) (hình 1.1) hay thân xe nghiêng đi một góc γ, dịch bên vết bánh xe Δy, góc tự điều khiển bánh xe β, và thay đổi tâm quay tức thời bánh xe. Các mối quan hệ này gọi là quan hệ động học của hệ thống treo.



Quan hệ chuyển vị của hệ treo hai đòn ngang.

a. Bánh xe dịch chuyển z b. Khi thùng xe nghiêng ψ

Các kết cấu hiện nay rất đa dạng về kích thước, hình dáng và vị trí bố trí các đòn treo, bởi vậy quan hệ động học của chúng rất khác nhau .

Sự dịch bên Δy của bánh xe gây nên mòi mòn lốp và làm giảm khả năng truyền lực bên của bánh xe. Mặt khác sự thay đổi vết lốp liên quan đến khả năng ổn định của xe, do vậy giá trị lêch bên Δy đã khống chế sao cho nhỏ nhất.

Khái niệm và cách xác định tâm quay tức thời và tâm nghiêng ngang.

Tâm quay tức thời của bánh xe là một khái niệm trừu tượng, được dùng trong khi xem xét động học của hệ treo. Người ta sử dụng khái niệm này nhằm xác định khả năng chuyển vị của bánh xe trong không gian.

Trên hình 1.2 trình bày phương pháp xác định tâm quay tức thời của và tâm nghiêng tức thời của cầu xe đối với hệ treo độc lập có phần tử hướng loại hai đòn treo ngang xe. Nếu kéo dài đường tâm đòn trên và đòn dưới (nối khớp trong và ngoài) chúng gặp nhau tại P. P được gọi là tâm quay tức thời của bánh xe. Điểm K là điểm tiếp xúc của bánh xe với mặt đường, khả năng chuyển dịch tiếp theo của K sẽ theo các mũi tên. Vì hệ treo cho hai bên là đối xứng vì vậy chỗ cắt nhau của mặt phẳng dọc đối xứng của xe với đường PK sẽ là tâm nghiêng tức thời của xe S. Khi vị trí của bánh xe thay đổi so với thân xe P và S sẽ thay đổi. Giá trị thay đổi của nó không lớn so với kích thước của xe. Bởi vậy người ta có thể đánh giá chất lượng động học hệ thống treo.



Xác định tâm quay tức thời của bánh xe P và tâm nghiêng cầu xe S

Phương pháp xác định tâm nghiêng quay trên mặt phẳng dọc xe chỉ ra trên hình 1.3. Qua khớp cầu trên và dưới (phía ngoài đòn ngang) kẻ hai đường song song với đường tâm của khớp trụ trong, chúng cắt nhau tại O1. O1 là tâm quay của bánh xe trên mặt phẳng dọc. Khả năng dịch chuyển tiếp theo của bánh xe theo hướng chỉ mũi tên. Khi các khớp phụ phía trong (điểm liên kết với thân xe) được bố trí song song thì tâm O1 nằm xa vô cùng, sự dịch chuyển của bánh xe chỉ xảy ra theo phương thăng đứng.



:phương pháp xác định tâm quay bánh xe trên mặt phẳng dọc xe O1

Động học hệ thống treo độc lập dạng treo Mc. Pherson

Đặc điểm.

Hệ treo này chính là biến dạng của hệ treo 2 đòn ngang.

Coi đòn ngang trên có chiều dài bằng 0 và đòn ngang dưới có chiều dài khác 0. Chính nhờ cấu trúc này mà ta có thể có được khoảng không gian phía trong để bố trí hệ thống truyền lực hay khoang hành lý.

Sơ đồ cấu tạo của hệ treo (Hình 1.4) bao gồm: một đòn ngang dưới, giảm chấn đặt theo phương thẳng đứng, một đầu được gối ở khớp cầu B. đầu còn lại được bắt vào khung xe. Bánh xe được nối cứng với vỏ giảm chấn. Lò xo có thể được đặt lồng giữa vỏ giảm chấn và trục giảm chấn.

Nếu ta so sánh với hệ treo 2 đòn ngang thì hệ treo Mc. Pherson kết cấu ít chi tiết hơn, không chiếm nhiều khoảng không và có thể giảm nhẹ được trọng lượng kết cấu.



Sơ đồ cấu tạo hệ treo McPherson

1- Giảm chấn đồng thời là trụ đứng; 2- Đòn ngang dưới; 3- Bánh xe; 4- Lò xo; 5- Trục giảm chấn; P: tâm quay bánh xe; S: tâm quay tức thời theo mp ngang của thùng xe.

Nhưng nhược điểm chủ yếu của hệ treo Mc. Pherson là do g...
 

lichlevan

New Member
Re: Download Đồ án Khảo sát động học hệ thống treo xe matiz

ban gui cho minh link dơn cai nay voi, minh dang can, Thank ban truoc
 

tctuvan

New Member
Re: Download Đồ án Khảo sát động học hệ thống treo xe matiz

Bạn download ở link này
Pass giải nén là ketnooi.com
Nhớ bấm Ủng hộ mình nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top