pi_bi

New Member
Từ năm 2010, nhận thấy các hạn chế về cổng cắm của Datacard 3G, Sierra Wireless đã tiến hành nghiên cứu thành công việc đem các module WWAN từ thiết bị Datacard chuyển sang làm việc trên cổng USB thông dụng. Kể từ đó, các thiết bị Broadband chuẩn USB của Sierra Wireless vượt lên dẫn đầu thế giới vì kết hợp được tính linh hoạt của chuẩn cắm USB mà vẫn giữ được độ bền và tính ổn định của chuẩn Datacard. Do đó Sierra Wireless đã không ngần ngại đặt cho những thiết bị dạng này danh hiệu Ultimate Durability của hãng vì sự bền bỉ trong môi trường làm việc khắc nghiệt của 3G.


Nói thêm về Datacard 3G, đây là tên gọi chung của các thiết bị băng thông rộng sử dụng các cổng cắm khác ngoài USB, ví dụ như PCMCIA, Express 54/34 và Mini PCI Express bên trong laptop. Vì môi trường làm việc phần lớn nằm bên trong laptop nên ngoài nhiệt độ tự sinh ra của 3G, thiết bị còn phải chịu thêm các nguồn nhiệt khác lan truyền từ các hàng xóm kế cận như CPU, VGA, HDD, Wifi … Chính vì thế Datacard yêu cầu phải được chế tạo từ những linh kiện đặc biệt hơn để có thể tồn tại trong môi trường này.


Nếu muốn tìm hiểu thêm về Datacard 3G, người đọc có thể tham khảo tại link sau:




Nhân vật chính của bài viết hôm nay là một dòng thiết bị 3G được sản xuất dựa trên ứng dụng công nghệ đó. Rất tiếc là mãi sau thời gian gần đây mới được xuất hiện tại Việt Nam vì giá thành thời điểm lúc công bố quá cao không phù hợp túi tiền của đa số người dùng nước ta.

Sierra Wireless AirCard® 312U


chức năng chính :

Thiết bị 3G đạt chuẩn cao nhất HSPA+ Dual Cell : DL 42 Mbps / UL 5.76 Mbps.Hỗ trợ full band 2G và 3G, có thể sử dụng tại mọi quốc gia trên thế giới.Lõi sử dụng module WWAN của Datacard, chipset của hãng Qualcomm danh tiếng, có độ bền cao nhất trong các thiết bị đầu cuối 3G (Ultimate Durability).Nhiệt độ vận hành thấp, từ 0 - 35 độ C, mức chịu nhiệt tối đa lên tới 85 độ C.Hỗ trợ 2 slot cắm antenna bên ngoài.Đầu cắm USB có thể xoay 180 độ linh hoạt, thích hợp cho mọi góc cắm của laptop và hạn chế tối đa việc gãy vỡ do va chạm.Vỏ nhựa ABS cao cấp, khớp nối kim loại vững chắc.Kiểm tra tài khoản và nạp tiền trực tiếp trên máy tính.

Thông số kỹ thuật :

Công nghệ mạng : Dual Carrier HSPA+ / HSPA +/ HSPAChipset Qualcomm MDM 8220Băng tầng 3G : Tri-Band UMTS WCDMA 850/1900/2100 MHzBăng tầng 2G : Quad-Band GSM/GPRS/EDGE 850/900/1800/1900 MHzHSDPA Category 24 (42 Mbps) / HSUPA Category 6 (5.76 Mbps) /Modulation 64-QAMNhiệt độ vận hành : 0 - 35 độ CMức chịu nhiệt tối đa : 85 độ CKích thước : 50 mm (L) x 64 mm (W) x 11 mm (H)Trọng lượng : 55 g

A - TỔNG QUAN THIẾT BỊ :


Phiên bản Sierra Wireless 312U được review do nhà mạng BigPond phân phối vì thế thiết bị sẽ mang màu trắng đặc trưng của nhà mạng này tại Úc.



Có thể nhiều người ngạc nhiên về mức độ phình to của thế hệ các thiết bị Sierra Wireless sau này vì lẽ ra với đồ điện tử thì các đời sau sẽ phải nhỏ gọn hơn đời trước.



Lý do chính nằm ở sự thay đổi hoàn toàn cấu trúc bên trong của thiết bị, Sierra Wireless giờ đây kết hợp ưu điểm của hai chuẩn Datacard và USB lại với nhau để cho ra đời các thế hệ mới hoàn hảo hơn. Thiết bị mới sẽ được kế thừa độ bền bỉ tuyệt vời của Datacard và tính tiện dụng phổ biến của chuẩn cắm USB.



Từ năm 2010, Sierra Wireless phát triển công nghệ sản xuất USB 3G dựa trên lõi WWAN (thiết bị 3G gắn bên trong laptop). Ưu thế của WWAN là khả năng chịu nhiệt cực tốt, có thể làm việc ổn định trong môi trường nhiệt độ lên tới 85 độ C bên trong laptop. Ngay cả với các dòng USB 3G cao cấp khác, giới hạn nhiệt độ cũng chỉ vào khoảng từ 55 - 60 độ C. Do đó Sierra Wireless 312 đã được chứng nhận danh hiệu Ultimate Durability (siêu bền) của hãng.



Các chipset xử lý được cung cấp bởi hãng Qualcomm danh tiếng, tốc độ cao nhất đạt chuẩn Cathegory 24 (42 Mbps downlink) và modulation 64-QAM giúp 312U nhanh hơn các dòng USB khác cùng tốc độ sử dụng modulation 16-QAM.


Ưu thế lớn nhất của các thiết bị HSPA+ DC 42 Mbps thể hiện ở khả năng tăng tốc, nghĩa là người dùng có thể cảm nhận rõ rệt sự khác biệt với các ứng dụng yêu cầu băng thông lớn tức thời. Ví dụ thời gian mở một website thông thường của thiết bị 7.2 Mbps cần 3s thì với Sierra Wireless 312U thời gian đó chỉ còn 1 đến 1.5s. Hiện các nhà mạng đã nâng cấp băng thông lên tối đa 10.6 Mbps và sẽ còn tiếp tục trong tương lai, do đó việc đầu tư cho một thiết bị tốc độ cao lúc này là hợp lý.







Thiết kế của 312U sử dụng các khớp nối linh hoạt và rất chắc chắn, đầu cắm USB có thể xoay 180 độ, thích hợp cho mọi góc cắm của laptop. Một khi đã cắm vào laptop thì phần thân của thiết bị có thể nghiêng theo mọi hướng của lực tác động, thiết kế này sẽ giúp hạn chế tối đa việc gãy vỡ do va chạm.



Hỗ trợ công nghệ Dual Cell với 2 antena ngầm bên trong thiết bị, Sierra Wireless 312U cho phép người dùng có thể mở rộng khả năng bắt sóng của thiết bị thông qua 2 slot cắm antena rời ở phần đỉnh.


Một điểm hạn chế là khe cắm thẻ nhớ không sử dụng được với dòng thiết bị này. Tuy nhiên đó là một option không quan trọng lắm với thiết bị 3G vì hiếm ai sử dụng USB 3G giống như một USB chứa dữ liệu vì điều này ảnh hưởng đến tuổi thọ thiết bị khi phải tháo ra cắm vào nhiều lần.

B - PHẦN MỀM ĐIỀU KHIỂN :


Để thiết bị hoạt động thì trong lần đầu tiên sử dụng, 312U yêu cầu phải được cài đặt driver trước. Thiết bị của hãng Sierra Wireless có đặc điểm là chạy chung một trình điều khiển Sierra Wireless Watcher, các phiên bản Watcher này được cập nhập liên tục và có thể tải dễ dàng tại website . Đây là ưu điểm rất lớn với những người dùng MAC OS, vì khi nâng cấp hệ điều hành họ sẽ gặp khó khăn để tìm kiếm driver phù hợp. Theo ghi nhận, hiện chỉ có Huawei và Sierra Wireless là quản lý thiết bị bằng phần mềm dùng chung và đồng thời có update liên tục như vậy.


Sau khi cài đặt driver, ta được giao diện phần mềm như sau:



Toàn bộ thông tin sử dụng được hiển thị đầy đủ trong một cửa sổ nhỏ gồm mức sóng, dạng sóng, tên mạng, lưu lượng đã tải xuống và up lên trong phiên làm việc, tình trạng tin nhắn, các biểu tượng menu ...


Trong phần menu tùy chỉnh là các mục của một thiết bị 3G chuyên dụng gồm tin nhắn, chọn kiểu kết nối, cấu hình ... Điểm đặc biệt của các dòng Sierra Wireless là thông tin cấu hình được lưu cứng trong ROM chứ không lưu theo phần mềm nên khi đem thiết bị qua máy khác sử dụng thì người dùng không phải cấu hình lại lần nữa.



Người viết sẽ điểm qua một số mục quan trọng tiêu biểu trong menu, liên quan đến khả năng sử dụng 3G tại Việt Nam như sau:

Cho phép bật tắc chức năng autorun, nghĩa là khi cắm thiết bị vào máy tính thì Watcher sẽ tự khởi động.Lựa chọn trạng thái thiết bị khi thoát chương trình Watcher gồm ngắt kết nối, giữ nguyên kết nối hay chuyển qua trạng thái Air Plane (tắt sóng).Tùy chọn dạng kết nối 3G hay 2G.Các âm báo trạng thái hoạt động.Cấu hình sử dụng của các mạng (còn gọi là Profile). Bật tắt auto reconnect được điều chỉnh trong mục này.Thống kê lưu lượng truy cập, đặc biệt có thể đặt hạn mức sử dụng theo các khoảng thời gian định sẵn.

C - CÁC BÀI TEST THỰC NGHIỆM :

1/ Kiểm tra tốc độ thực tế :

Hiện nay đang là giai đoạn nâng cấp băng thông của các nhà mạng, cho nên trong các kết quả test thực nghiệm mọi người sẽ thấy đôi khi tốc độ vượt qua cả mốc 7.2 Mbps truyền thống.


Với 3G, việc đánh giá tốc độ các mạng cũng chỉ ở mức tương đối vì nó tùy thuộc vào vị trí và thời điểm kết nối. Nếu tại một trụ sóng, nhiều người dùng mạng này quá dẫn đến nghẽn cục bộ thì đương nhiên mạng khác sẽ nhanh hơn.


Một ví dụ thực tế nữa là Viettel luôn dẫn đầu trong những thử nghiệm ở các bài review trước thì thời điểm test này đã đột ngột rơi xuống cuối bảng.


Vì vậy lời khuyên hữu ích cho những người dùng 3G là nên chuẩn bị sẵn trong túi mình từ 2 cho đến 3 SIM của các nhà cung cấp dịch vụ. Đừng quá trung thành vào bất kỳ mạng nào vì trục trặc có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi.

Đo tốc độ tại Speedtest.net :


Đây là cách thử kém chính xác nhất và không được khuyến khích vì nó phụ thuộc quá nhiều vào khả năng đáp ứng của server test. Độ ổn định của server test có khi thay đổi theo từng phút nên rất khó có thể đánh giá công bằng với phương pháp này.


Tuy nhiên vì cách này quá phổ biến tại Việt Nam nên người viết đành phải đưa vào bài reivew. Kết quả test được thực hiện với một server trong nước và một server tại Singapore.

Với nhà mạng Vinaphone :


Với nhà mạng Mobifone :


Với nhà mạng Viettel :


Đo tốc độ download :


Đây là phép thử đáng tin cậy nhất vì nó có thể đánh giá chính xác băng thông tối đa của các nhà mạng đáp ứng được. Người viết tiến hành thử nghiệm tại server Youtube và Mediafire là những server có băng thông rộng và đường truyền rất ổn định hiện nay.

Với nhà mạng Vinaphone :





Vinaphone đã chính thức vượt qua Viettel trong việc nâng cấp băng thông, giờ đây khi kết nối đến trụ sóng, mọi người sẽ thấy thông tin mạng hiển thị là HSPA+, max speed tối đa có thể lên tới 21.6 Mbps (~ 2.6 MB/s).

Với nhà mạng Mobifone :





Mobifone được xem như gần tương đương với Vinaphone vì hai nhà mạng này khai thác chung băng thông với VNPT. Tuy nhiên do tính chất là đơn vị thuê lại nên đương nhiên VNPT sẽ luôn ưu ái cho con đẻ của mình là Vinaphone hơn.

Với nhà mạng Viettel :





Viettel thể hiện sự đuối sức sau hàng loạt chương trình khuyến mãi lớn thu hút thuê bao, giờ đây gánh trên vai số lượng người dùng lớn thì chuyện tốc độ giảm sút gần như là hiển nhiên.


Tuy nhiên, nói một cách công bằng thì kết quả 6xx – 7xx Kbps vẫn đã cao hơn các gói ADSL phổ thông rồi. Thực tế nếu sử dụng ở mức tốc độ này cũng là quá nhanh so với mặt bằng chung hiện nay.

2/ Kiểm tra độ trễ đường truyền (latency) của các mạng 3G:

Đây là yếu tố quan trọng để trả lời cho câu hỏi mạng 3G có thể chơi games online hay không?


Latency (ta hay gọi là ping) được tính bằng đơn vị ms ( 1000 ms = 1 giây), là thời gian từ lúc người chơi nhấn một lệnh bất kỳ trên máy cho tới khi server nhận được lệnh đó và thực thi.


Theo chuẩn thì ping dưới 100 ms được xem là lý tưởng; từ 100 - 200 ms là mức tốt; 200 - 300 ms là mức khá và còn lại là lag vì bắt đầu phản xạ con người đã cảm nhận được độ delay.


Tuy nhiên đây là chuẩn của các games hành động thời gian thực, còn đối các games nhập vai hay webgames thì tiêu chuẩn này sẽ bớt khắc khe hơn.


Thử nghiệm được tiến hành với tựa games Battlefield 3, các server đặt tại Singapore, Đài Loan và Nhật Bản, kết quả như sau :


Đang cập nhập thông tin

3/ Kiểm tra độ ổn định của thiết bị:

Ping tốt là một chuyện, giữ vững được mức ổn định đó hay không là chuyện khác. Có thể nói đây là tiêu chí phân biệt rõ ràng nhất giữa các phân khúc, thể hiện độ bền và tính ổn định của thiết bị.


Với các dòng thiết bị phổ thông nếu làm việc lâu với cường độ cao, khi chạm tới ngưỡng giới hạn nhiệt độ, thiết bị sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng nhảy ping, giảm tốc độ và chập chờn … gây ra lag, dis, ảnh hưởng lớn đến khả năng xử lý tình huống trong games. Điều này thể hiện rõ ở những games nhập vai - phân cảnh về thành, khi một lượng lớn dữ liệu được tải về cùng lúc, người dùng sẽ thấy bảng ping nhảy lên rất cao nếu dùng những thiết bị phổ thông.


Ngược lại, với những dòng thiết bị cao cấp, chúng thường được chọn lọc linh kiện rất kỹ, có khả năng chịu nhiệt cao và được thiết kế mạch giải nhiệt tốt. Bên cạnh đó những chipset tích hợp có tốc độ xử lý nhanh sẽ giúp giảm thiểu tối đa nhiệt lượng được sinh ra trong quá trình xử lý dữ liệu, giúp gia tăng độ bền đáng kể.


Trở lại với nội dụng chính, thử nghiệm được tiến hành bằng cách ping -t đến một server games hàng đầu của Singapore là Fragnetics. Sỡ dĩ chọn Fragnetics là vì đây là một server games thương mại có cấu hình cao và ổn định, cơ sở hạ tầng mạng rất tốt. Điều này giúp loại trừ nguyên nhân nhảy ping, choke xuất phát từ phía server, giúp cho kết quả khảo sát được chính xác tối đa.


Thời gian ping được thực hiện 15 phút sau khi kết nối và sử dụng để đảm bảo thiết bị đạt đến ngưỡng nhiệt độ làm việc.

Với nhà mạng Viettel :


Với nhà mạng Mobifone :


Với nhà mạng Vinaphone :






Bảng tổng hợp độ trễ đường truyền của các mạng.

Kết quả này có thể thay đổi theo thời điểm và vị trí test. Do đó một lần nữa xin nhắc lại, mọi người nên chuẩn bị riêng trong túi mình tối thiểu SIM của hai mạng khác nhau khi dùng 3G.

D -KẾT LUẬN:

Ưu điểm
Tốc độ nhanh (DL 42 Mbps / UL 5.76 Mbps), sử dụng modulation 64-QAM.Độ bền cực cao (Ultimate Durability) do ứng dụng công nghệ WWAN của Datacard.Thiết kế vỏ sang trọng và khớp nối kim loại vững chắc. Góc cắm linh hoạt tránh gãy vỡ do va chạm.Nhiệt độ hoạt động thấp (0 - 35 độ C), ngưỡng chịu nhiệt tối đa 85 độ C.Hỗ trợ nhắn tin và kiểm tra tài khoản trực tiếp trên máy tính.Hỗ trợ full băng tần nên có thể sử dụng tại tất cả các quốc gia trên thế giới.
Nhược điểm
Driver đi kèm thiết bị chỉ dành riêng cho mạng Telstra của Úc nên phải sử dụng driver gốc từ Sierra Wireless.

Thiết bị review được cung cấp bởi .
 
vấn đề là mạng đi động vietnam chưa đáp ứng tới 42Mbps (~5MB/s) - mình cũng chỉ test tới 1MB/s là tối đa rồi ,hỗ trợ chuẩn 4G-tích hợp Wifi có lẽ sẽ tốt hơn

nếu so về giá cả chắc chắn sẽ đắt hơn cái dcom hay usb 3g đa mạng đến vài triệu
 

chauthanh2790

New Member
vấn đề là mạng đi động vietnam chưa đáp ứng tới 42Mbps (~5MB/s) - mình cũng chỉ test tới 1MB/s là tối đa rồi ,hỗ trợ chuẩn 4G-tích hợp Wifi có lẽ sẽ tốt hơn

nếu so về giá cả chắc chắn sẽ đắt hơn cái dcom hay usb 3g đa mạng đến vài triệu Ngay cả ở Úc, nơi đã triển khai 4G LTE thì max speed tới người dùng đầu cuối cũng chỉ có 21.6 Mbps thôi bạn.


Vậy lý do gì nhà sản xuất cứ tung ra thiết bị 3G 42 Mbps rồi thậm chí 4G 100 Mbps?


Cơ bản thiết bị có tốc độ xử lý cao vẫn tạo ra khác biệt trên cùng một mức băng thông (thời gian trả về kết quả nhanh hơn, ổn định ping khi data về nhiều đột ngột) và quan trọng nhất là nhiệt lượng sinh ra ít hơn (vì chỉ phải hoạt động ở công suất thấp hơn) => bền hơn.
 
Mình không rành lắm nhưng mình có cái 14Mbps, download cũng được hơn 1Mb/s 1 MB/s là 8 Mbps, tính ra thiết bị 14.4 Mbps lên dư sức là đúng rồi. Nếu so sánh tốc độ thì phải chạy thử 2 thiết bị cùng lúc mình mới cảm nhận được.


Chủ yếu thiết bị 3G hơn nhau về độ bền và công suất hoạt động, còn tốc độ thì cả thiết bị 7.2 Mbps nhà sản xuất cũng có thể viết firmware ép nó lên thành 14.4 Mbps được nữa. Nhưng mà như vậy rõ ràng sẽ không bằng thiết bị 21.6 Mbps chỉ chạy 14.4 Mbps rồi.
 

teen_9x94

New Member
cái 21.6 nhiu tiền nhỉ Khoảng 1tr2, có 2 con này:



 

bi_86

New Member
ở VN dùng con này chưa hợp, speed 3G chán bỏ xừ Toàn 5 - 9 Mbps mà còn chán à .. bạn chưa sống ở cái thời Dial Up 128 Kbps rồi. Trừ khi bạn đăng ký mấy gói giới hạn băng thông của Viettel thì sẽ có cơ hội hoài niệm lại quá khứ
 

YuD_Kira

New Member
Không có review tốc độ upload nhỉ? Speed test review đấy bạn . 3G người bình thường download là nhiều thôi nên cũng chả cần biết chính xác tốc độ upload .
 

ScIymgeour

New Member
Speed ngon, mà sao giá rẻ thế? Thiết bị 3G giảm giá nhiều nên Sierra Wireless cũng phải giảm theo, chứ trước giờ toàn trên 2tr.

Không có review tốc độ upload nhỉ? Trong speed test đó bạn, Upload thì Vinaphone đang làm trùm, được hơn 2 Mbps.

Nhiều tiền thì mua con này chứ có dùng hết công xuất của nó đâu

Ta vẫn dùng E173Eu-1 của Viettel cho nó dễ phá băng thông ^_^ Nói dễ phá thì mấy con Sierra 320U và 753S dễ phá hơn nữa, vì nó cut luôn phần EDGE rồi, nên lúc nào nhà mạng cũng phải cho mình xài 3G.
 

Katano_Fatthai

New Member
Trong speed test đó bạn, Upload thì Vinaphone đang làm trùm, được hơn 2 Mbps. Trong bài có nói mà?



Đo tốc độ tại Speedtest.net :


Đây là cách thử kém chính xác nhất và không được khuyến khích vì nó phụ thuộc quá nhiều vào khả năng đáp ứng của server test. Độ ổn định của server test có khi thay đổi theo từng phút nên rất khó có thể đánh giá công bằng với phương pháp này.

Tính thực tế thôi!
 

baby14170311

New Member
Tính thực tế thôi! Thì thực tế là download từ mấy các host lớn ấy, chính xác nhất luôn. Speedtest nó tùy thuộc vào băng thông của server mình chọn test nữa.
 
Thì thực tế là download từ mấy các host lớn ấy, chính xác nhất luôn. Speedtest nó tùy thuộc vào băng thông của server mình chọn test nữa. Mình đang quan tâm tới tốc độ và độ ổn định khi upload .
 

anh_truong

New Member
Mình đang quan tâm tới tốc độ và độ ổn định khi upload . Ít ai dùng 3G để download và upload vì nó không có cước trọn gói, trừ khi có cách pass qua phần giới hạn băng thông của mấy gói limit.


Qua được cái đó người ta sẽ tính tiếp đến chuyện tìm thiết bị chịu được cường độ hoạt động đó. Nhưng mà ngày xưa Novatel MC930D bên mình còn dùng chạy server được thì mấy dòng 42 Mbps này dư sức
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top