Derek

New Member
Tiếp tục series về thiết bị 3G, hôm nay mình sẽ giới thiệu thêm 2 dòng USB 3G tốc độ 21.6 Mbps mới nhất của Huawei tính tới thời điểm này, đó là anh em nhà Huawei E3131.

HUAWEI E3131



Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai USB 3G trên đó là công nghệ HiLink, công nghệ được phát triển độc quyền bởi Huawei với những chức năng nổi trội như sau:


Không cần cài đặt driver, thiết bị sẽ được giả lập như một router và khi cắm vào máy tính, máy tính sẽ nhận diện thiết bị dưới dạng một kết nối có dây thông thường. Điều này cực kỳ hữu ích với những người dùng hệ điều hành MAC hay có như cầu nâng cấp OS liên tục, vì họ sẽ không phải tìm kiếm hay chờ đợi những bản driver phù hợp từ nhà sản xuất.Chức năng tự động kết nối và reconnect khi có sự cố mất mạng. Trước đây 3G được hiểu như những kết nối Dial Up, nếu vì lý do nào đó mạng bị ngắt thì người dùng buộc phải reconnect bằng hình thức thủ công, rất bất tiện với người hay có nhu cầu treo máy liên tục.Tự động nhận dạng cấu hình. Với bất kỳ loại SIM nào, HiLink sẽ tự liên lạc với nhà mạng để nhận các thông tin cấu hình chính xác nhất.

Về phần tốc độ, E3131 được trang bị bộ xử lý có khả năng tối đa băng thông ở mức download 21.6 Mbps và upload 5.76 Mbps. Hiện nay, trên lý thuyết các nhà mạng đã công bố tốc độ maximum ở 10.6 Mbps vì thế việc đầu tư một thiết bị cao hơn chuẩn 7.2 Mbps truyền thống vào lúc này bắt đầu được nhiều người dùng quan tâm.


Điểm quan trọng nữa mình muốn nhất mạnh, đó là độ bền của những thiết bị 3G cao cấp. Đặc thù 3G hoạt động sinh nhiệt rất lớn, nếu linh kiện bên trong không có khả năng chịu nhiệt tốt sẽ dẫn đến tình trạng giảm tốc, nhảy ping, chập chờn hay ngắt kết nối liên tục … mỗi khi nhiệt độ chạm ngưỡng giới hạn của linh kiện. Vì vậy cách chính xác nhất để đánh giá chất lượng thiết bị 3G là dựa vào chất lượng của linh kiện bên trong.


Đây là điều khá khó khăn với người dùng thông thường khi lựa chọn thiết bị, vì vậy lời khuyên của mình là nên dựa theo tên tuổi của các nhà mạng phân phối hay hãng sản xuất ra thiết bị. Các nhà mạng lớn trên thế giới phổ biến gồm AT&T, Optus, Teltra, BigPond, Vodafone, Three … Các hãng sản xuất lớn bao gồm Sierra Wireless, Option, Netcomm, Huawei, ZTE … Chất lượng được đảm bảo bởi chính các hãng này sẽ giúp chúng ta yên tâm hơn.

chức năng chính:

Modem 3G tốc độ cao, Download 21.6 Mbps và Upload 5.76 Mbps, hoạt động trên nền HSPA+.Hỗ trợ sử dụng đa mạng trên full băng tầng 850/900/1800/1900/2100 MHz.Công nghệ HiLink không cần cài đặt driver, hỗ trợ auto connect, auto reconnect, tự nhận cấu hình.Tích hợp khe đọc thẻ nhớ Micro SD, hỗ trợ tối đa 32 GB.Tích hợp driver cài đặt ngay trên USB (với loại không có HiLink).Hỗ trợ sử dụng anten ngoài (chuẩn CRC9).
Thông số kỹ thuật:

Tốc độ : DL 21.6 Mbps / UL 5.76 MbpsBăng tầng 3G : 900/2100 MHzBăng tầng 2G : 850/900/1800/1900 MHzTrọng lượng : < 30 gKích thước : 85.4 x 27 x 12.45 mmChuẩn cắm : USB, driver tích hợpChuẩn anten rời : CRC9Đầu đọc thẻ nhớ : Micro SD (up to 32 GB)
A - HÌNH ẢNH THỰC TẾ:


Huawei E3131 lần này có hai phiên bản, một dòng thông thường sản xuất cho nhà mạng Optus của Úc không hỗ trợ HiLink và loại dùng tên thương mại trực tiếp của Huawei có support HiLink.


Cả hai dòng E3131 đều sử dụng loại hộp giấy truyền thống của Huawei, có thể để cắt giảm chi phí tối đa vì hiện nay E3131 được xem là có giá cạnh tranh nhất trong các dòng 21.6 Mbps.



Mặt trước là nắp nhựa ghi tên nhà mạng hay hãng sản xuất. Nắp nhựa có khe để luồn dây cố định vào thân thiết bị, tránh bị thất lạc nắp đậy.




Mặt trong thiết bị bao gồm số IMEI, mã hiệu và các tiêu chuẩn viễn thông. Khe cắm SIM bố trí phía trên khe cắm thẻ nhớ.



Bên hông là slot cắm của anten ngoài, sử dụng chuẩn CRC9.

B - THỰC TẾ SỬ DỤNG:


Với phiên bản thường, thiết bị sẽ sử dụng phần mềm chính của Huawei là Mobile Partner. Phần mềm này đồng thời cũng có thể dùng cho tất cả thiết bị khác cùng hãng.


Chi tiết sử dụng Mobile Partner mình đã đề cập ở các bài review trước, mọi người có thể xem ví dụ tại đây:




Với phiên bản hỗ trợ HiLink, đây là bước tiến đặc biệt của Huawei so với các đối thủ viễn thông khác. Vì giờ đây người dùng sẽ không phải bận tâm đến việc cài đặt driver, đau đầu chuyện xung đột với phần mềm khác trong máy hay tốn thời gian tìm kiếm các bản nâng cấp mỗi khi cài đặt hệ điều hành mới.


Nguyên tắc hoạt động chính của HiLink là giả lập USB 3G như một Gateway Router, tự động làm việc với nhà mạng để lấy thông tin cấu hình. E3131 khi cắm vào máy tính sẽ nhận diện như một kết nối LAN thông thường (biểu tượng máy tính ở dưới góc phải màn hình chứ không phải biểu tượng wireless).


Kết nối thành công, trình duyệt sẽ tự chuyển đến địa chỉ default gateway, giao diện như sau:



Thông tin cơ bản bao gồm cột sóng, tên mạng và trạng thái kết nối.


Phía dưới chia thành các mục chính gồm:

Statistics:


Thống kê lưu lượng Download/Upload, tổng khối lượng Data, thời gian sử dụng. Thông số này có thể được reset.

Messages:


Trình quản lý tin nhắn, hỗ trợ nhắn đến nhiều thuê bao một lúc. Các số thuê bao sẽ cách nhau bằng dấu “,”

Updates:


Hỗ trợ tìm kiếm các phiên bản nâng cấp hoàn toàn tự động trực tiếp với server của Huawei.

Setting:


Cho phép bật tắt chế độ tự động kết nối, auto reconnect khi mất mạng.


Cho phép tạo cấu hình trong trường hợp sử dụng SIM của một mạng mới hoàn toàn chưa có trong database của Huawei.


Cho phép lựa chọn chuyển đổi qua lại giữa 2G và 3G, đây là chức năng được nhiều user tại Việt Nam quan tâm. Lưu ý phải disconnect thì mới tùy chỉnh được option này.

C - CÁC BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG:

1/ Bench tốc độ thực tế:


Tốc độ của 3G luôn là tiêu chuẩn tương đối vì nó phụ thuộc quá nhiều vào nhà mạng, thời điểm kết nối và trụ sóng nơi người sử dụng. Mỗi trụ sóng có một lượng băng thông nhất định, cùng lúc nếu có quá nhiều kết nối đến trụ sóng đó gây nghẽn thì đương nhiên các mạng khác sẽ nhanh hơn.


Vì vậy lời khuyên hữu ích nhất với người dùng 3G là nên dùng song song hơn 2 SIM của 2 mạng khác nhau. Khi nào mạng chính gặp trục trặc thì có thể chuyển ngay sang mạng phụ. Một lợi ích khác dành cho người dùng muốn tiết kiệm là so sánh xem mạng nào khuyến mãi nhiều hơn thì mua SIM đó để dùng.


Đánh giá chung nhất theo kinh nghiệm bản thân, mình xếp hạng các nhà mạng như sau:

1/ Viettel

2/ Vinaphone

3/ Mobifone

4/ Vietnamobile


Bảng xếp hạng có thay đổi, sau đợt nâng cấp băng thông vừa rồi thì Vinaphone đã thay thế Mobifone vươn lên ở vị trí thứ hai với các kết quả bench rất ấn tượng bên dưới.


Viettel do phải cõng một lượng rất lớn thuê bao nên tốc độ lúc này không bằng Vinaphone, tuy nhiên với tầm phủ sóng rộng khắp trên cả nước thì Viettel vẫn xứng đáng với vị trí dẫn đầu.

Đo tốc độ tại Speedtest.net:


Đây là cách thử kém chính xác nhất và không được khuyến khích vì nó phụ thuộc quá nhiều vào khả năng đáp ứng của server test. Độ ổn định của server test có khi thay đổi theo từng phút nên rất khó có thể đánh giá công bằng với phương pháp này.

Tuy nhiên vì cách này quá phổ biến tại Việt Nam nên người viết đành phải đưa vào bài reivew. Kết quả test được thực hiện với một server trong nước và một server tại Singapore.

Với nhà mạng Viettel:




Thời điểm thử nghiệm, Viettel gặp trục trặc với băng thông ra nước ngoài nên kết quả giảm sút thấy rõ. Đây cũng phản ánh đúng thực trạng 3G của nước ta hiện nay. Do đó một lần nữa lời khuyên hữu ích là nên chuẩn bị sẵn một SIM mạng khác cho những lúc như thế này.

Với nhà mạng Vinaphone:



Với nhà mạng Mobifone:



Đo tốc độ download:


Đây là phép thử đáng tin cậy nhất vì nó có thể đánh giá chính xác băng thông tối đa của các nhà mạng đáp ứng được. Người viết tiến hành thử nghiệm tại server Youtube và Mediafire là những server có băng thông rộng và đường truyền rất ổn định hiện nay.

Với nhà mạng Viettel:





Với nhà mạng Vinaphone:



Với nhà mạng Mobifone:






Tốc độ download luôn là lợi thế lớn nhất của các mạng 3G, so sánh với các gói phổ thông của ADSL chỉ vào khoảng 400 - 500 KB/s thì 3G thực sự là đối thủ lớn của mạng dây truyền thống.


Sẽ hoàn hảo hơn nếu 3G nâng cao được tính ổn định và giảm cước thêm cho người dùng. Tuy nhiên điều này có vẻ khó thực hiện vì hiện nay hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ 3G đều có thị phần trong mảng internet có dây này.

2/ Games:


Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm vì nhu cầu ở mảng này là rất lớn đối với một số đối tượng người dùng.

Chất lượng đường truyền của games được đánh giá theo độ delay hay còn gọi là lantency hay thông dụng hơn là ping. Lantency được tính bằng đơn vị ms ( 1000 ms = 1 giây), là thời gian từ lúc người chơi nhấn một lệnh bất kỳ trên máy cho tới khi server nhận được lệnh đó và thực thi.


Theo chuẩn thì ping dưới 100 ms được xem là lý tưởng; từ 100 - 200 ms là mức tốt; 200 - 300 ms là mức khá và còn lại là lag vì phản xạ con người đã bắt đầu cảm nhận được độ delay.


Tuy nhiên đây là chuẩn của các games hành động thời gian thực, còn đối các games nhập vai hay webgames thì tiêu chuẩn này sẽ bớt khắc khe hơn.


Do đó mình sẽ chọn một game FPS yêu cầu khá khắt khe về đường truyền là Battle Field 3 để tiến hành thử nghiệm.

Server kết nối đến là Insanekid của HongKong, một server có cấu hình rất tốt để đảm bảo kết quả test đường truyền không bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khách quan khác. Account test tên là CuongNQ (viền cam).



Với nhà mạng Viettel:




Kết quả ping rất tốt, chỉ có 70 ms gần như cảm giác của chúng ta không thấy được độ delay.

Với nhà mạng Vinaphone:



Với nhà mạng Mobifone:




Thông thường Mobifone cho kết quả chỉ ở tầm 100 ms, riêng hôm nay mạng không ở trạng thái tốt nhất nên kết quả lên tới 228 ms. Tuy nhiên thực tế cảm nhận thì mình vẫn có thể chơi tốt các games FPS ở mức ping này.

3/ Kiểm tra độ ổn định của thiết bị:


Ping tốt là một chuyện, giữ vững được mức ổn định đó hay không là chuyện khác. Có thể nói đây là tiêu chí phân biệt rõ ràng nhất giữa các phân khúc, thể hiện độ bền và tính ổn định của thiết bị.


Với các dòng thiết bị phổ thông nếu làm việc lâu với cường độ cao, khi chạm tới ngưỡng giới hạn nhiệt độ sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng nhảy ping, giảm tốc độ và chập chờn … gây ra lag, dis, ảnh hưởng lớn đến khả năng xử lý tình huống trong games.

Ngược lại, với những dòng thiết bị cao cấp, chúng thường được chọn lọc linh kiện rất kỹ, có khả năng chịu nhiệt cao và được thiết kế mạch giải nhiệt tốt. Bên cạnh đó những chipset tích hợp có tốc độ xử lý nhanh sẽ giúp giảm thiểu tối đa nhiệt lượng được sinh ra trong quá trình xử lý dữ liệu, giúp gia tăng độ bền đáng kể.


Trở lại với nội dung chính, thử nghiệm được tiến hành bằng cách ping -t đến một server games hàng đầu của Singapore là Fragnetics. Sỡ dĩ chọn Fragnetics là vì đây là một server games thương mại có cấu hình cao và ổn định, cơ sở hạ tầng mạng rất tốt. Điều này giúp loại trừ nguyên nhân nhảy ping, choke xuất phát từ phía server, giúp cho kết quả khảo sát được chính xác tối đa.


Thời gian ping được thực hiện 15 phút sau khi kết nối và sử dụng để đảm bảo thiết bị đạt đến ngưỡng nhiệt độ làm việc.

Lưu ý là kết quả ms của Ping sẽ khác với thực tế hiển thị trong games vì thường các server cấu hình tối ưu cho các gói tin đến từ user kết nối vào games của họ hơn là các gói tin dạng ping như thế này.

Với nhà mạng Viettel:



Với nhà mạng Vinaphone:



Với nhà mạng Mobifone:



D - KẾT LUẬN:

Ưu điểm

Tốc độ nhanh (DL 21.8 Mbps / UL 5.76 Mbps).Công nghệ HiLink hỗ trợ plug and play, auto reconnect.Driver tích hợp cứng trong thiết bị và có thể update thường xuyên (với những dòng không có HiLink).Độ bền cao, độ ổn định ping tốt.Có thể kiểm tra tài khoản và nạp tiền trực tiếp trên máy tính (với những dòng không có HiLink).
Nhược điểm

Không sử dụng vỏ ABS chống bám bẩn.Không có dây nối dài đi kèm.Phiên bản HiLink tạm thời chưa dùng được với Mobile Partner mới nhất nên chưa thể kiểm tra tài khoản và nạp tiềp trực tiếp trên máy tính.


Thiết bị review được cung cấp bởi An Khánh Telecom:



 

Unai

New Member
Tốc độ kinh khủng quá. Thế cái Hilink có chạy được trên Linux không bác? Được chứ, cứ cắm chạy thôi mà.
 

thanhlam_cat

New Member
Con này nhiu thế bác, hàng này ngon quá ùi 1tr với loại thường và 1tr2 với loại hỗ trợ HiLink :
 
Nếu có phần tự nhận cấu hình thì mình ra nước ngoài, chỉ cần mua SIM bên đó đăng ký 3G là dùng thôi phải không?
 

Gara

New Member
Nếu có phần tự nhận cấu hình thì mình ra nước ngoài, chỉ cần mua SIM bên đó đăng ký 3G là dùng thôi phải không? Đúng rồi, trường hợp data base của Huawei chưa có thông tin mạng đó thì có thể đặt cấu hình bằng tay trong phần 192.168.1.1
 

bethauthau_blog

New Member
Đúng rồi, trường hợp data base của Huawei chưa có thông tin mạng đó thì có thể đặt cấu hình bằng tay trong phần 192.168.1.1 Giá 1tr đúng là rẻ thật, sắp tới An Khánh có chương trình giảm giá nào thêm không bác
 
mình cũng đang xài con này mua ở thegioididong, mình có 1 vài nhận xét của cá nhân khi xài đây:

nhược điểm:

-xài rất nóng nhé khoảng 15phut là nóng lắm nên mod thêm tản nhiệt vào ( nếu sợ hỏng)

- băt sóng rất kém, dcom eu173u full sóng thì em nó chỉ 2 vach( full 5vach) lại phải mod anten

ưu điểm:

- xài ổn định ít rớt mạng và gán vào router phát wifi thì nhận luôn không cài đặt gì cả.

- tốc độ truy xuất 1 trang web lẹ hơn cái 7,2 thật

đó là đôi lời cảm nhận của riêng mình
 

phuongpeony

New Member
va nếu muộn kiểm tra tài khoàn thì các bạn down thằng này về cài nhé có kiểm tra tài khoản

 

mythungoc

New Member
quan trọng là mình dùng mimax, không hack được băng thông thì cũng không dám mua
 

huahaonam2008

New Member
mình cũng đang xài con này mua ở thegioididong, mình có 1 vài nhận xét của cá nhân khi xài đây:

nhược điểm:

-xài rất nóng nhé khoảng 15phut là nóng lắm nên mod thêm tản nhiệt vào ( nếu sợ hỏng)

- băt sóng rất kém, dcom eu173u full sóng thì em nó chỉ 2 vach( full 5vach) lại phải mod anten

ưu điểm:

- xài ổn định ít rớt mạng và gán vào router phát wifi thì nhận luôn không cài đặt gì cả.

- tốc độ truy xuất 1 trang web lẹ hơn cái 7,2 thật

đó là đôi lời cảm nhận của riêng mình Về phần sóng bạn phải kiểm tra bằng phần mềm tính theo dB mới chính xác. Vì phần mềm riêng của Viettel hay ăn gian cái này và không bao giờ show kết quả dưới dạng dB.


Với bản non-HiLink thì bạn test bằng cái này nè, mình đã thử rồi các dòng này bắt sóng như nhau:


Con chuyện nóng khi hoạt động thì chắc chắn dòng 3G nào cũng nóng, vì công suất hoạt động rất lớn. Quan trọng là linh kiện có chịu nổi nhiệt hay không, dùng nhiều thì đương nhiên mod thêm quạt vẫn là giải pháp hỗ trợ hay nhất. hay là sử dụng các dòng 4G LTE luôn vì nó được thiết kế để chạy tốc độ cao hơn nhiều.

va nếu muộn kiểm tra tài khoàn thì các bạn down thằng này về cài nhé có kiểm tra tài khoản Thanks, Mobile Partner của bạn hiện cũng chưa support HiLink đâu, chỉ mới chạy với những dòng E3131 thường thôi.

quan trọng là mình dùng mimax, không hack được băng thông thì cũng không dám mua Quan trọng là bạn biết cách hay không thôi chứ chức năng thiết bị để hack thì cái nào cũng có.
 
Cho hỏi loại Huewai E3131 Hilink với Huawei E353Wu-1 , loại nào dùng tốt hơn vậy bạn ? E3131 là dòng ra sau này, thay thế cho E353. Độ bền mình đánh giá ngang nhau, tuy nhiên E3131 HiLink được trang bị công nghệ mới hơn.

Từ đây đến Tết còn đợt giảm giá nào nữa không bác CuongNQ? Chương trình Tết đã có rồi, giá không giảm nữa đâu
 

iumaylam

New Member
ở hà nội có chưa bạn HN bạn qua An Khánh chỗ 25 ngõ 178 Thái Hà ấy, website bên này :
 

Criston

New Member
ở hà nội có chưa bạn HN bạn qua An Khánh chỗ 25 ngõ 178 Thái Hà ấy, website bên này :
 

Berchtwald

New Member
Em xin có nhận xét sau:

- Tốc độ download thì khỏi phải bàn rồi (nhanh hơn mạng dây nhiều ý chứ...)

- Chơi game: Ping tầm 60 - 100 thì không ổn rồi! Em chơi Dota, ping phải <40 chơi mới được, còn ping >40 chơi là cảm nhận được độ delay ngay, chơi rất ức chế (last hit chẳng hạn...).

-> Kết luận:

- Ai hack được băng thông + download nhiều thì tốt nhất mua Dcom

- Ai cần chơi game tốt nhất dùng mạng dây
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top