Barnabas

New Member
Mình muốn tìm hiểu rõ hơn về 1 chiếc máy tính : cấu hình , các bộ phận , v.v...... Nói chung là tất cả những gì liên quan đến chiếc máy tính . Vì mình mới đậu vào khoa CNTT mà chưa biết nhiều về máy tính . Mong các bạn giúp đỡ
 

nhoc_boy_hn90

New Member
Hix, bác không hiểu gì về máy tính mà giờ lại thi vào khoa CNTT mình nghĩ cũng rất là dũng cảm đó




Máy tính cá nhân là một máy tính độc lập được trang bị các phần mềm hệ thống, tiện ích và ứng dụng, cũng như các thiết bị vào ra và các thiết bị ngoại vi khác, mà một cá thể cần thiết để thực hiện một hay nhiều nhiệm vụ. Đây là 1 hệ thống xử lý thông tin đa năng. Nó có thể nhận thông tin từ người (thông qua bàn phím, chuột), từ một thiết bị (đĩa cứng,USB, CD) hay từ mạng (thông qua modem, card mạng) và xử lý nó. Sau khi vừa xử lý, thông tin được hiển thị cho người sử dụng xem trên màn hình, được lưu trữ trên thiết bị hay gởi đến cho ai đó trên mạng.




Máy tính cá nhân bao gồm một đơn vị trung tâm thường được gọi là thùng CPU (là tất cả những gì được đặt bên trong thùng máy) và các thiết bị ngoại vi khác. Thùng CPU chứa hầu hết các bộ phận điện tử và kết nối với các thiết bị ngoại vi bằng những sợi cáp




Các thành phần chính của máy tính



- CPU: Bộ xử lý trung tâm.



- Bo mạch chủ (mainboard): Bo mạch chính, lớn nhất đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. Có rất nhiều các thiết bị gắn trên bo mạch chủ theo cách trực tiếp có mặt trên nó hay thông qua các kết nối cắm vào hay dây dẫn liên kết.



- Bộ nhớ chính (Random Access Memory – RAM): Máy tính dùng RAM để lưu trữ mã chương trình và dữ liệu trong suốt quá trình thực thi (trong 1 phiên làm việc).



- Ổ đĩa cứng (Hard Disk Drive – HDD): Bộ nhớ lưu trữ chính của máy tính, các thành quả của một quá trình làm chuyện được lưu trữ trên ổ đĩa cứng trước khi có các hành động sao lưu dự phòng trên các dạng bộ nhớ khác.



- Ổ đĩa quang (CD, DVD): dùng cho lưu trữ dữ liệu có dung lượng lớn để trao đổi với những máy tính khác.



- Bo mạch đồ hoạ (Video card): Thiết bị có chức năng xuất hình ảnh ra màn hình máy tính. Giúp người sử dụng giao tiếp với máy tính.



- Bo mạch âm thanh (Audio card): Thiết bị mở rộng lớn các chức năng về âm thanh trên máy tính, thông qua các phần mềm nó cho phép ghi lại âm thanh (đầu vào) hay trích xuất âm thanh (đầu ra) thông qua các thiết bị chuyên dụng khác.



- Bo mạch mạng (Network card): Thiết bị có chức năng kết nối các máy tính với nhau thành một mạng máy tính.



- Nguồn (Power Supply): Cung cấp năng lượng cho hệ thống và các thiết bị ngoại vi hoạt động.



- Màn hình máy tính (Monitor): Thiết bị trợ giúp giao tiếp giữa con người và máy tính.



- Bàn phím máy tính (Keyboard): Thiết bị nhập dữ liệu, giao tiếp con người với máy tính



- Chuột (Mouse): Phục vụ điều khiển, nhập dữ liệu và giao tiếp con người với máy tính.



- Thùng máy: Chứa bo mạch chủ cùng với các thiết bị khác (ở trên) cấu thành nên một máy tính hoàn chỉnh.



- Máy in: thiết bị dùng để thể hiện ra các nội dung được soạn thảo hay thiết kế sẵn.



Ngoài ra, còn có các thiết bị ngoại vi thường kết nối với máy tính như: modem, webcam, loa máy tính, máy quét(scan), micro…



Đó chỉ mới là phần cứng (phần ta có thể sờ mó), còn muốn làm cho máy hoạt động được thì nên phải có phần mềm điều khiển (phần ta không thể sờ mó). Chính vì cấu tạo phức tạp này mà bất cứ thành phần nào trong hệ thống máy “cảm cúm” cũng có thể làm cho toàn bộ hệ thống chạy “quờ quạng” hay bị “tê liệt”.
 
Nếu @tuandai225 rànhve62may1 tính thì cho biết tiếp thông tin mà những thiết bị phần cứng và phần mềm làm chuyện như thế nào, ví như từ khi nhấn nút power thì nguyên lý hoạt động theo trình tự như thế nào để nó vào đến màn hình làm chuyện được Thank nhiều
 

minh852002n

New Member
nhấn nút power thì mới có điện ở ngõ vào của bộ nguồn - nhiệm vụ của bộ nguồn là chuyển từ điện áp xoay chiều 220VAC thành điện áp 1 chiều và giảm điện áp theo nhiều mức rồi qua một bộ ổn áp,tăng công suất này nọ.. để ngõ ra ta có được nguồn điện phù hợp cung cấp cho các module hoạt động. Tùy theo nguồn nó cần,ta cắm các Bus nối Vin của module với Vout của bộ nguồn. Khi có nguồn vào tới IC chính của module, các module này sẽ bắt đầu chạy chương trình được nạp vào trong nó, các module giao tiếp với nhau thông qua các đường Bus và Driver. Đây là Khối CPU khởi động xong,để có thể hiển thị lên màn hình thì trước hết cũng phải cấp nguồn cho nó, với máy bạn thì chỉ cần cắm nguồn vào và nó cũng khởi đông tương tự, giữa màn hình và CPU nối với nhau bằng một đoạn cable để truyền nhận dữ liệu và hiển thị.


Đại khái nó thế - đây là những j em biết về điện và điện tử mà em dc học thôi - không biết bên CNTT nó có j khác ko
 

quangchanhai

New Member
Kinh nghiệm là bác nên mua một cái mấy bàn rồi kết hợp với lý thuyết và mở ra để thực hành thì mới biết nhanh được. ĐH không phải như hổi bạn học cấp 3 lý thuyết suông đâu nhé.
 

betty_nguyen

New Member
Đi học 1 khóa cơ bản về máy tính đi bạn có vài trăm tới 1tr thui. Có ích cho công chuyện của bạn sau này nữa chứ nói mà k thực hành thì k có được gì đâu.
 

kim.longkhanh

New Member
Mà nói chung tùy vào sau này bạn đi theo hướng nào nữa. Nếu đi theo hướng thiết kế phần cứng mới cần nghiên cứu sâu (và khi đó người ta cũng dạy cho bạn một cách bài bản, khỏi lo), còn nếu đi theo hướng thiết kế phần mềm hay quản trị mạng thì phần cứng cũng không cần biết nhiều lắm, chỉ cần đừng có nhầm RAM thanh HDD là dc rồi
 
Để tim hiểu về máy tính thì bạn lên mạng tìm những bài chỉ dẫn về máy tính có dạng như file động chỉ dẫn cũng dễ hiểu có hình ảnh minh hoạ VD : IT essentials virtual desktop. Chúc bạn thành công
 

nguyenuyen08

New Member
Bạn mua một chiếc máy tính về, đọc các thông tin mà các bạn cung cấp ở trên, rồi xem luôn trên máy của bạn, sẽ rất hữu ích đó.
 

huynhhoantran

New Member
Học phải đi đôi với hành, tìm hiểu rồi tự khám phá cái máy của mình, nếu có thêm người chỉ nữa thì sẽ mau tiến bộ. Nếu yêu KẾT phần cứng thì học khóa kỹ thuật viên phần cứng là ok thôi.
 

Gerrell

New Member
muốn tìn hiểu sâu thì mua cuốn kiến trúc máy tính của trần quang vinh về mà đọc
 
Thật là phí phạm, anh em ở đây cả đống người rành về máy tính, mạng đến ntn, lại không học CNTT, không biết gì về mt lại thi CNTT.

Mình cũng trong số đó, học moi trường ứng dụng CNTT ít quá hichic
 

bienthuycnc

New Member
Mình muốn tìm hiểu rõ hơn về 1 chiếc máy tính : cấu hình , các bộ phận , v.v...... Nói chung là tất cả những gì liên quan đến chiếc máy tính . Vì mình mới đậu vào khoa CNTT mà chưa biết nhiều về máy tính . Mong các bạn giúp đỡ Chưa biết nhiều về máy tính mà vào khoa CNTT thì xong rồi, mà chính xác chú học chuyên nghành gì thế ,nói không phải hù chứ đa số sinh viên học cntt (ngoài ra mà là người thành phố nữa) nó vào đại học để lấy bằng đh chứ không phải lấy kiến thức đâu , mong chú e cố gắng nhiều thôi
 

sevenlove_8k

New Member
Hazz tui có con bạn tốt nghề loại giỏi CNTT mà có biết ghost, boot, thủ thuật lint tinh .... giề đầu
 
Hazz tui có con bạn tốt nghề loại giỏi CNTT mà có biết ghost, boot, thủ thuật lint tinh .... giề đầu thế cô nàng biết gì hở bạn. không biếtnhu7ngx cái đó nhưng chắc củng phải biết về chuyên ngành chứ. kiểu như lâp trình hay gì gì đó
 

kimmaihoang2008

New Member
thế cô nàng biết gì hở bạn. không biếtnhu7ngx cái đó nhưng chắc củng phải biết về chuyên ngành chứ. kiểu như lâp trình hay gì gì đó thì nó cắm face vào book thì làm sao biết dc, tui dân cơ khí nhưng lại cắm face vào vnz thì lại khác àh.
 

yzury_yzory

New Member
thì nó cắm face vào book thì làm sao biết dc, tui dân cơ khí nhưng lại cắm face vào vnz thì lại khác àh. Chữ ký nghệ thuật thật nha không biết ai nhìn thì sao chứ tui nhìn thì thèm lắm đấy
 

kachisa_gdt

New Member
Chữ ký nghệ thuật thật nha không biết ai nhìn thì sao chứ tui nhìn thì thèm lắm đấy Mình là nông dân thứ thiệt (ngắm avatar đi ) còn kia : chính là cánh đồng mà tui vẫn ngày ngày chăn rau.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top