Rylan

New Member
Sinh viên vui tính, dí dỏm. Điều này thể hiện ngay trên cánh cửa phòng của họ!

Dạo qua các ký túc xá, ta dễ dàng nhận thấy rằng, các cánh cửa phòng không đơn thuần làm nhiệm vụ “đóng - mở” mà kiêm luôn các chức năng khác nữa: “Com in please, wellcome, hello, kính chào quý khách...”.


Không phải lúc nào bạn cũng được sinh viên đón chào một cách đầy thiện chí đến thế. Bởi có không ít những câu mang đầy tính “khủng bố”, thực dụng khiến khách hàng không khỏi ngỡ ngàng: “Gõ cửa 500, hỏi thăm 1000 đồng, ưu tiên quý khách có quà, nguy hiểm cấm vào”. Hãy nói nội dung ghi trên cửa phòng là gì, tui sẽ nói cho bạn biết chủ nhân của nó là ai.


Vâng, những câu đậm đà màu sắc kinh tế như trên đều do những nàng sinh viên tràn trề “tâm hồn ăn uống” nghĩ ra. tui vừa hơn một lần rút 1500 đồng ra để trả (dĩ nhiên giả vờ) cho mấy cô này sau khi gõ cửa hỏi thăm chán chê, thì rất may đều nhận được những nụ cười lỏn lẻn trên khuôn mặt ửng hồng, rồi họ chui tọt vào phòng cười khúc khích. “Ấy là khách lạ, chứ người quen như bọn em dễ bị giật mất tiền chứ chẳng chơi” - Một chàng sinh viên nói với tui như vậy.


Thật chẳng bù cho các bạn sinh viên, họ luôn coi trọng tình cảm, có chế độ ưu đãi với các chị em: “Kính chào chị em, luôn tạo điều kiện cho bạn gái vào phòng, phòng ôn thi không tiếp khách (trừ phụ nữ), lưu ý kể từ ngày 13/3 phòng 207 không tiếp khách nam mà chỉ tiếp khách nữ", "đợt khuyến mãi đặc biệt phòng 305K3 tiếp khách nữ qua đêm miễn phí"... Ngược lại cũng có kiểu câu bất lịch sự như: “Đàn bà, biến!”. Chắc là của anh nào đó thất tình. Tất nhiên nếu cứ thực hiện theo đúng các “quy ước” trên thì chẳng có ma nào dám mò vào những phòng đó cả. Thực ra chúng chỉ là những câu bông đùa cho vui, hoàn toàn vô hại. Bên cạnh đó lại có những nội quy tự sinh viên mỗi phòng đề ra thật nghiêm chỉnh mà cả chủ lẫn khách đều nên tôn trọng: “Ôn thi miễn làm phiền, đừng gọi khi làm đồ án, no smoking...”.


Có thể nói rằng để tìm được một cánh cửa an toàn “trong sạch” là điều không tưởng. “Không ít thì nhiều, kiểu gì cũng có" - một nam sinh viên khẳng định như đinh đóng cột. Các dòng chữ trên cửa phòng sinh viên quả phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, cách thể hiện: Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp; bút mực, bút chì, bút bi, bút dao... Có khi cánh cửa trở thành tấm bảng thông báo nhắn tin giữa chủ và khách: “Tao đến nhưng bọn mày đi vắng...”, “Phòng 504k3 chuyển xuống 402k3”... hay là nơi để các chàng sinh viên si tình thổ lộ tình cảm: “T, I love you”... Có khi lại như “cuốn sổ lưu niệm” của các bậc “tiền bối”.


Họ khắc, viết rất đậm trên tuổi của mình để thời (gian) gian khó làm chúng phai mờ đi. Phải chăng họ muốn nhắn gửi tới thế hệ đàn em rằng “Nơi đây anh (chị) mày vừa từng sống và học tập”? Lại cũng có những dòng còn “nóng hổi” bởi tính thời (gian) sự của nó: "tui nhìn thấy cuộc sống của một người vừa chết hay những câu thơ".


Tóm lại, nếu định nghĩa về cánh cửa phòng của sinh viên ở KTX thì tui sẽ nói “có thể là nơi ghi lại tất cả những gì mà sinh viên không biết viết vào đâu cả” (cũng tương tự như mặt bàn của học sinh vậy). Vui cũng viết, buồn cũng viết, thất tình cũng viết... kể ra khi đọc những dòng như vậy cũng không khỏi bật cười bởi những ý tưởng vui lạ.


Nhưng thật tội nghề cho những cánh cửa vô tội, vốn sạch sẽ đẹp đẽ là thế nay trông lem nhem chẳng thẩm mỹ chút nào cả. Nhưng biết làm sao mà khắc phục được khi chủ của chúng là... sinh viên.

Ta có công thức: Sinh viên = học + chơi + ăn + ngủ
Trong đó: Heo = ăn + ngủ

Vậy: Sinh viên = học + chơi + heo

<=> Sinh viên - chơi = heo + học

= > Kết luận: Sinh viên mà không chơi thì chẳng khác gì con heo đi học






Nhị Lang Thần là đây?




Ngồi thế này cho nó thoải mái.






Anh chàng này thì bị nghiện mùi giày?


Các hot girl sinh viên.


Ban nhạc sinh viên với đạo cụ là xô chậu chổi xể.


Tiệc nướng tại... phòng.






Quá vui sướng sau khi được tốt nghề nên phải leo cây thôi!


Đỉnh cao quay bài.


Kiệt tác ở lưng áo bạn học trong một buổi học.


Dàn cảnh cũng khá đấy chứ.




Ăn mỳ trong chậu để đỡ mất công rửa bát.








Truyện Cười Sinh Viên

Kinh nghiệm

Suốt thời (gian) gian sinh viên. Bạn rút ra được điều gì bổ ích cho bản thân?

- Dạy kém nhiều năm kinh nghiệm.

Cố gắng

- Mình vừa cố gắng hết sức. Vậy mà lần này nhảy xa vẫn không đạt năm điểm.

- Cậu cố gắng như thế nào?

- Ừ... thì ăn hai bát cháo, một tô bún bò và hai ổ bánh mì để lấy sức.

*

* *
Dễ thương

Trưa đi học về KTX, một mày râu nọ hét toáng lên:

- Tụi bây ơi, cái quần xà lỏn tao mất rồi.

Một tên khác ung dung nói:

- Vật chất không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi. Nó chỉ chuyển từ lầu 5 xuống lầu 1 mà thôi.

Tên kia vội vàng Thank rối rít và chạy vèo xuống cầu thang. Ôi sinh viên dễ thương và nhanh nhẹn ghê!

*

* *
Một hằng số

Năm ngoái: Phòng đào tạo thông báo cho sinh viên: “Ai đóng học phí 3 trăm ngàn đồng trong tháng đầu tiên của học kỳ đó thì được giảm 5% học phí”. Năm nay (học phí tăng). Sinh viên được phòng đào tạo thông báo: “Ai đóng học phí 5 trăm ngàn đồng trong tháng đầu tiên của học kỳ đó thì được giảm... 3%!!!”.

Kết luận: Giảm học phí là một hằng số.

*

* *
tui còn quên huống gì nó

Một sinh viên may mắn kiếm được chỗ dạy kèm là con của “sếp” của một công ty nổi tiếng giàu có.

Sau bữa dạy đầu tiên, sinh viên nọ được sếp mời nói chuyện uống nước:

- Cậu thấy con tui học thế nào?

- Dạ thưa chú! Em mất căn bản khá nhiều. Ngay như những hằng đẳng thức đáng nhớ mà nó còn quên và nhầm lẫn.

- Ồ tưởng chuyện gì quan trọng chứ! Ngày xưa tui đi học, mấy chục cái hằng đẳng thức đó tui còn quên lên quên xuống, huống hồ gì là nó. Thôi, có gì cậu giúp đỡ thêm cho con tôi.

-???!!!

*

* *
Tiết kiệm

- Ba ơi! Con muốn đi học.

- Đợi sang năm, hai đứa em mày chúng nó đủ tuổi rồi ba cho cả ba đứa con đi học luôn thể.

- Nhưng đến lúc ấy con thừa những hai tuổi cơ à?

- Thừa hay thiếu không quan trọng. Cái quan trọng là ba đứa sẽ học chung một bộ sách giáo khoa và chung một phụ huynh. Con hiểu chưa?

*

* *
Hết biết

Trong giờ tập làm văn, cô ra đề:

- Các em hãy viết đoạn văn kể lại một kỷ niệm vừa qua mà các em nhớ nhất. Cuối giờ có một bài thế này:

- ... Có một lần em chơi: “Tiến lên” cùng các bạn, cầm bốn đôi thông trên tay mà em không dụ được tụi nó, cuối cùng em bị thúi mới tức chứ!

*

* *
Câu

Trong giờ ngữ pháp đầu tiên học về câu, cô giáo hỏi học sinh:

- Câu gồm mấy phần?

Học sinh:

- Thưa cô, câu gồm có ba phần: cần câu, dây cước và lưỡi câu ạ!

- Hả?!

*

* *
Hóa

Trong giờ giáo dục công dân ngoại khoa, cô giáo hỏi:

- Em hãy cho biết công chuyện hằng ngày của em và các thành viên trong gia đình?

Một học sinh thưa:

- Thưa cô, buổi sáng em đến lớp trên con đường được bê tông hóa. Trường em vừa được ngói hóa, nên hằng ngày chúng em có nhiệm vụ xanh hóa sân trường. Ở nhà, mẹ em chăm lo nạc hóa đàn lợn. Bố em thì ra đồng cứng hóa kè mương. Bà nội em bán hàng rong nên hằng ngày phải ngọt hóa nồi chè, còn ông nội em thì đang lão hóa...
 
kidboy610 2 PIC cuối bọn nó bỏ tay zo đó làm gì zay ha Lucky B0y Đa số toàn ảnh của TQ, sinh viên VN không đến mức như này Xem lại có VN nữa đó bạn.

2 Tấm cuối là sinh viên ngành cảnh sát đó.

Nhìn kỹ sẽ thây bộ quân phục màu xanh đó.
 
chết thật, trông mấy cảnh sinh viên mà cứ thấy từa tựa -> lại nhớ đến You are Apple of my eye 2011 thế này nhỉ..
 

timbandj

New Member
Phòng mình cũng đơn sơ giản dị


Bước vào phòng là câu : Đến 0 quà, ra 0 quần


Vào phòng rùi thì: Khách đến nhà, lông gà cũng 0 tiếp
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của các chất thứ sinh từ một số loài thực vật Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
L Một số đường lối đổi mới của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Kiến trúc, xây dựng 0
H Nghiên cứu tác dụng của một số chất thứ cấp từ thực vật lên vi khuẩn gây sâu răng Streptococcus Mutans Khoa học Tự nhiên 2
T Một số quá trình ngẫu nhiên phân thứ và ứng dụng trong tài chính Khoa học Tự nhiên 0
F Đưa thành ngữ hình ảnh vào một số giờ học tiếng Pháp cho học viên năm thứ hai trường Đại học Ngoại n Ngoại ngữ 0
C Thiết kế một số hoạt động nói bổ sung cho giáo trình “Lifelines Elementary” cho sinh viên năm thứ nh Ngoại ngữ 0
M Nghiên cứu đánh giá một số khó khăn mà giáo viên và sinh viên năm thứ hai trường Đại học SP TDTT Hà Ngoại ngữ 0
N Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của sâu răng hàm lớn thứ nhất ở trẻ 9 – 11 tuổi tại trường tiểu học Tài liệu chưa phân loại 0
K Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của sâu răng hàm lớn thứ nhất ở học sinh 9 – 11 tuổi tại trường tiể Tài liệu chưa phân loại 0
A Nhận xét một số đặc điểm giải phẫu răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai hàm dưới và mối tương quan với ống Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top