anh_quan1963

New Member


(Hình trên Internet)

Cứ mỗi độ thu về

Lá vàng khô xào xạc
Nắng thu sao nhợt nhạt
Sầu tím cả lòng ta.
Thu đến để hè qua
Cho rừng xưa thay lá
Cho đàn chim hối hả
Di chuyển hướng mặt trời.

Gió bấc thổi nơi nơi
Buồn vấn vương kỳ lạ
Cây rừng khô trụi lá
Phó mặc giữa mưa sa.
Ngẫm nghĩ lại thân ta
Như cây khô trần trụ
Trên bước đường gió bụi
Tìm lại dấu cội nguồn.
___________________________

Hồi ký - Thân phận (Chương I)



*** Màn đêm yên tịnh buông phủ bao trùm xuống cả một Thành Phố nhỏ bé. Có lẽ lúc này mọi người đang chìm trong giấc ngủ say nồng sau một ngày lao động mệt nhọc. Đất Nước đang có chiến tranh. Mặc kệ ... họ cứ ngủ, ngủ vô tư cho dù tai họa có thể ập xuống bất cứ lúc nào.

Trong một ngôi nhà nằm ngay trên mặt tiền đường Nguyễn Đức Cảnh, "số 67" phố Hàm Tử, khu Lê Chân Thành Phố Hải Phòng có một người phụ nữ dáng người thấp bé tuổi trạc ngũ tuần vẫn còn thao thức. Bà không sao ngủ được là vì cậu bé khoảng hơn một tuổi cứ khóc nhề nhệ. Quái lạ ! Tại sao dỗ mãi mà nó chẳng chịu nín dùm. Bố Mẹ nó đành đoạn bỏ nó lại đi đâu…? Không ai biết, Bà phải đem về nuôi. Có lẽ nó nhớ Mẹ, khát sữa. Tiếng khóc của nó càng lúc càng làm cho Bà thêm bối rối. Bà ru nó, nó càng khóc. Bà hù dọa, nó càng khóc to. Cậu bé lúc này hình như cũng hiểu được tâm trạng của Bà nên càng làm nũng. Cuối cùng Bà buộc lòng phải bế nó lên … Khoá cửa … Và ... Hai Bà cháu lầm lũi bước vào trong màn đêm…

Đêm nghĩa trang thật lạnh lẽo, hoang vắng, đìu hiu. Thật đúng với nghĩa đen của nó. Không biết nghĩa trang này có từ bao giờ ? Là nơi yên nghỉ của những người Ngoại Quốc đã vĩnh viễn nằm lại nơi đất khách Quê người mà dân địa phương vẫn quen gọi là Nghĩa Địa Tây. Nhiều ngôi mộ được sắp xếp thứ tự nằm xung quanh một cây Thập tự giá, phản chiếu ánh sáng rực rỡ nhờ những ngọn đèn viền trên cây Thập tự nhưng cũng không đủ sáng để soi rọi thẩm thấu vào trong sâu thẳm tận cõi vĩnh hằng.

Trong cái màn đêm hoang vắng đó. Bà lão cứ dò dẫm, dò dẫm từng bước một trên lối mòn mà dường như rất ít người chen chân đến. Thằng bé trên tay đã nín hẳn không còn khóc nhề nhệ như lúc ở nhà, nó ôm chặt lấy Bà lặng lẽ quan sát xung quanh bốn bên nghĩa trang vắng lặng. Theo sự chỉ dẫn của Bà lão, thằng bé bắt đầu cảm giác sờ sợ. Nó cố gắng thẩm định xem Trong cái cõi hư không đó có sự hiện diện những người ở thế giới bên kia như lời Bà nói. Nó đưa mắt tìm kiếm nhưng chẳng thấy được gì, chỉ nghe có tiếng gió thổi như những lời ai oán trong cái không gian cô đọng và bỗng chốc lại xuất hiện một vài chú mèo hoang.

Thế rồi hai Bà cháu cũng đến được nơi cần đến. Đó là một xý nghiệp thực phẩm mà mọi người vẫn thường gọi là " ba toa ". Một Ông cụ râu tóc bạc phơ tuổi gần tám mươi bước ra sửng sốt khi thấy hai Bà cháu đêm hôm khuya khoắt:

--- Nó khóc, tui dỗ không nín… Đem vào cho Ông dỗ !

Mọi người cười ồ lên. Họ bảo Bà nhớ Ông kiếm cớ bế cháu vào thăm Ông. Thằng bé ôm chặt lấy Bà nhìn Ông cụ rất xa lạ. Đôi mắt nó còn ướt, nét sợ hãi điểm trên khuôn mặt lem luốc. Ông cụ đưa mắt nhìn nó hóm hỉnh, lâu lâu lại đưa tay sờ lên mặt nó như kiểu làm quen. Mọi người nói chuyện râm ran, thằng bé lắng tai nghe mà thấy vui vui ở trong lòng cũng bớt đi phần nào nỗi đơn độc. Ông cụ thì cứ đi qua đi lại, nói nói cười cười cũng làm cho nó bớt đi nỗi sợ hãi. Cuối cùng Ông nó bảo:

--- Cháu về ngủ cho ngoan sáng mai Ông về ! Và…. Một lần nữa hai Bà cháu lại lầm lũi bước vào trong màn đêm …

___________________________________________________________

Hồi Ký - Thân phân (Chương II)



*** Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua trong căn nhà chỉ có ba người. Ông cụ hằng ngày vẫn đi làm từ đêm khuya cho đến rạng sáng. Thằng bé ở nhà với Bà rồi cũng quen dần với sự thiếu thốn tình cảm của những bậc sinh thành. Nó đã bắt đầu trở thành niềm vui, niềm an ủi và hy vọng của hai Ông Bà từ lúc nào không biết. Hằng ngày nó vẫn thường quấn quýt bên chân Bà, bập bẹ khẽ gọi hai tiếng : Bà ơi !... Để rồi sau này chính Bà nó mới là biểu tượng quan trọng trong đầu mà nó không bao giờ quên được.

Còn Ông cụ, tuy rằng tuổi đời đã xấp xỉ tám mươi, nhưng Ông vẫn thường quan tâm đến các con các cháu. Có lẽ do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Thế Giới lần thứ hai để lại nên Ông đã phải chịu mất đi những người thân yêu nhất. Mọi công việc trong gia đình, dòng họ đều một tay Ông gánh vác. Ông thường hay cõng thằng bé về Quê thăm con cháu nhân tiện thể hiện tinh thần trách nhiệm trong những ngày giỗ quải. Mỗi lần đi như vậy, thằng bé luôn được Ông nó cho ngồi cạnh cửa sổ trên xe. Nó thường lặng lẽ quan sát những người nông dân cần cù làm việc trên những cánh đồng lúa xanh mơn mởn, hay tranh thủ thưởng thức hương vị đồng Quê phảng phất trong gió mùi lúa trổ đòng đòng, hay tận hưởng cảnh hoàng hôn, khi mặt trời dần dần khuất dạng sau những rặng núi xa xa. Vào những ngày mùa đông mưa dầm gió bấc, thằng bé cũng cảm giác lòng buồn rười rượi. Một nỗi xót xa và lạnh lẽo đã xâm nhập vào trong tâm hồn bé bỏng của nó. Nó thường chăm chú rất lâu vào những người cất vó, đánh giậm … hay mò cua bắt ốc trên những cánh đồng nước trắng xoá. Thằng bé tự đặt câu hỏi trong đầu là: một mảnh áo tơi mỏng manh kia liệu có đủ ấm để che chở cho những con người đơn độc trước những làn gió bấc lạnh cắt da thịt kèm theo mưa dầm dề dai dẳng. Lòng nó như thắt lại và tưởng tượng chính mình là những con người đơn độc ấy.

Thế rồi thằng bé cũng được lớn lên trong tình yêu thương của Ông Bà, của những người trong dòng họ Vũ. Tuy nhiên nó thường hay bắt gặp nỗi e sợ luôn điểm trên gương mặt của Ông. Có lẽ Ông rất e ngại cho tương lai của nó sau này. Ông sợ rằng người ta sẽ áp đặt lên nó một số phận không tốt bởi vì thân phận của Bố nó vô cùng bí ẩn mà mọi người sẽ cố tình che đậy. Một sự tranh chấp ngầm giữa Ông nó và những người có liên quan. Trong bối cảnh Đất Nước đang có chiến tranh ác liệt thằng bé luôn được Ông nó bảo vệ một cách tuyệt đối, hình như Ông nó sợ sẽ không làm tròn bổn phận trước những tâm linh vô cùng bí ẩn. Nhiều lúc, Ông nó muốn nói cho nó biết một điều gì đó nhưng rồi lại thôi. Ông thường hay cõng nó đến thăm rất nhiều người kể cả những người xa lạ mà sau này khi lớn lên, nó vẫn chưa biết được mối quan hệ giữa nó và họ. Có lẽ Ông nó muốn ngầm bảo cho nó biết rắng: Đó mới chính là những người thân thuộc có quan hệ huyết thống gần gũi nhất.

Thằng bé tuy còn nhỏ nhưng nó đã mang nặng trong lòng một nỗi khổ tâm vì người khác. Nó thường hay giúp đỡ những người phụ nữ cùng kiệt khổ nhất là khi trên tay họ còn bồng ẵm thêm đứa trẻ. Một con kiến nó cũng không nỡ giết, Những con vật khi gặp hoạn nạn đều được nó ra tay cứu giúp kể cả loài rắn độc.

Thằng bé cũng rất thường hay ngồi trầm ngâm suy tư vào những buổi chiều hoàng hôn tắt nắng, hay những ngày mưa buồn rơi ảm đạm, hay ngồi một mình nhìn những áng mây trôi mãi, trôi mãi về một phương trời vô định. Những bài ca, vở kịch, hay mẩu chuyện nào đó nói về nỗi thống khổ của người phụ nữ nó đều nhớ rất rõ. Thằng bé cũng thường hay quan sát Bà nó ngồi đơn độc một mình, đôi mắt Bà buồn bã nhìn vào khoảng không vô tận. Có lẽ Bà đang hồi tưởng lại quãng thời gian còn trẻ hay đang nhớ lại những người thân của Bà nay đã không còn. Một hôm, nó xà vào lòng Bà nũng nịu rồi hỏi những câu rất ngây ngô :

-- Bà ơi ! Quê Bà ở đâu hả Bà?...Bố Mẹ Bà là ai ?...Bà có Anh Chị Em không… ?

Tại sao nó lại hỏi Bà như vậy ? Bởi vì trong đầu óc non nớt của nó, nó vẫn thường được Ông cõng về Quê, được ngắm nhìn những cánh đồng cò bay thẳng cánh. Nó vẫn được gọi hai con người rất xa lạ với nó từ khi còn bé là Bố Mẹ. Nó cũng có Chị, có Em, có bạn bè để vui chơi. Còn Bà, nó chưa hề nhìn thấy Bố Mẹ của Bà và rất ít khi thấy Bà về Quê nên nó đã thắc mắc trong đầu.

Bà nó khẽ đưa tay vuốt lên đầu nó rồi bảo:

-- Quê Bà ở rất xa, mãi tận Hưng Yên. Nơi có những vườn nhãn sai quả. Bố Mẹ Bà đã chết vào năm 1945 khi mà nạn đói kém hoành hành tại Hải Phòng. Bà có một người chị gái cũng ra Hải Phòng như Bà Nhưng đã thất lạc không biết ở đâu …?

Thằng bé nghe Bà nó nói mà lòng trĩu nặng. Suy nghĩ một lúc, nó khẽ bảo với Bà :
-- Hôm nào rảnh rỗi, Bà cho cháu về thăm Quê của Bà…?

Bà nó quay lại nhìn nó âu yếm, còn nó thì ôm chặt lấy bà như sợ mất đi một người thân yêu nhất. Được một lúc, nó lại hỏi Bà :
--Bà ơi ! Sau này Bà chết, cháu ở với ai hở Bà…?
Bà nó nở một nụ cười hiền hậu rồi mắng yêu nó :
-- Mẹ Bố anh ! … Sau này Bà chết, anh ở với…..Bố Mẹ anh chứ ở với ai mà hỏi…?

Nó liền phản ứng lại một cách gay gắt :
-- Không !... Cháu không ở với Bố Mẹ ! Cháu… Chỉ ở với Bà…!

Câu nói đầy tính quả quyết của nó đã làm cho Bà phải giật mình và suy nghĩ ...? Vũ Quân Ngọc Tuấn (tìm trên google)

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D So sánh kết quả điều trị sốt xuất huyết độ iii ở trẻ dư cân béo phì bằng hai phương pháp truyền dịch Y dược 0
D Vận dụng mô hình Arma - Garch trong dự báo chỉ số Vnindex Luận văn Kinh tế 0
D Chuyên đề : ĐỒNG DƯ THỨC Luận văn Sư phạm 0
D Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng hệ thống cảnh báo chống trộm sử dụng cảm biến chuyển động PIR Công nghệ thông tin 0
D Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Toàn cầu Quản trị Nhân lực 0
D Nghiên cứu ứng dụng cảm biến sinh học điện hóa để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật từ rau quả Nông Lâm Thủy sản 0
D Xây dựng phương pháp Elisa gián tiếp xác định dư lượng Fluoroquinolone trong sữa Khoa học Tự nhiên 0
J Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ha Luận văn Kinh tế 0
G Hoàn thiện công tác thẩm định rủi ro dự án xin vay vốn tại Ngân hàng MB Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top