Xuất xứ bài thơ: Năm 1982, nhà thơ Vương Trọng(*) đến thăm mộ cụ Nguyễn Du. Chứng kiến cảnh ngôi mộ rất đơn sơ, trống vắng. Ông rất bức xúc và vừa viết bài thơ này. Ít lâu sau, ông quay lại thì thấy ngôi mộ vừa được xây dựng khang trang, có người trông coi. Ông rất phấn khởi. Cụ già - người trông coi khu mộ thấy vị khách vui vẻ, phấn chấn, thân thiện và có vẻ rất quan tâm đến khu mộ mới xây, bèn giãi bày với khách: “Bác biết không, khu mộ được xây dựng khang trang thế này là nhờ ông Vương Trọng - ông vừa làm bài thơ “Bên mộ cụ nguyễn Du”. Sau khi đọc bài thơ đó, người ta mới cho xây dựng khu mộ của cụ được như thế này. Đến nước này, vị khách đành phải xưng danh: “Thưa cụ, cháu chính là Vương Trọng đây. Chủ và khách tay bắt, mặt mừng, ôm chầm lấy nhau.



* Nhà thơ quân đội, quê xã Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An.





BÊN MỘ CỤ NGUYỄN DU



Tưởng rẳng phận bạc đạm Tiên

Ngờ đâu cụ Nguyễn Tiên Điền nằm đây

Ngửng trời cao, cúi đất dày

Cắn môi, tay nắm bàn tay của mình

Một vùng cồn bãi trống trênh

Cụ cùng thập loại chúng sinh nằm kề.



Hút tầm chẳng thấy hoa lê

Bạch đàn đôi ngọn gió về nỉ non

Xạc xào lá cỏ héo hon

Bàn chân cát bụi, lối mòn nhỏ nhoi

Lặng yên bên nấm mộ rồi

Chưa tin mình vừa tới nơi mình tìm!



Không cành để gọi tiếng chim

Không hoa cho bướm mang thêm nắng trời

Không vầng cỏ ấm tay người

Nén hương tảo mộ cắm rồi, lại xiêu

Thanh minh trong những câu Kiều

Rưng rưng con đọc với chiều Nghi Xuân.



Cúi đầu tưởng nhớ vĩ nhân(*)

Phong trần còn để phong trần riêng ai

Bao giờ cây súng rời vai

Nung vôi, chớ đá tượng đài xây lên

Trái tim lớn giữa thiên nhiên

Tình thương nối nhịp suốt nghìn năm xưa...



Nghi Xuân 7/3/1982





* Năm 1965 cụ Nguyễn Du được Liên Hiệp Quốc phong tặng danh hiệu Danh nhân Văn hóa thế giới
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top