yeulamanh_nty

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn...................................... 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn....................................... 7
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu. .............................................. 8
6. Những đóng góp của luận văn.................................................................... 8
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn................................................. 8
8. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 9
NỘI DUNG..................................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO SỰ PHÁT TRIỂN PHẬT
GIÁO THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ VÀ DIỆN MẠO CỦA NÓ. ....... 10
1.1 Bối cảnh cho sự phát triển Phật giáo thời kỳ Ngô – Đinh – Tiền Lê.. 10
1.1.1 Điều kiện chính trị - kinh tế xã hội......................................................... 10
1.1.2 Điều kiện văn hoá – tư tưởng................................................................. 22
1.2 Diện mạo của Phật giáo trƣớc và trong thời Ngô – Đinh – Tiền Lê... 27
1.2.1 Diện mạo Phật giáo trước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê. ......................... 27
1.2.2 Diện mạo Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê................................... 34
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO THỜI NGÔ – ĐINH –
TIỀN LÊ NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI LỊCH SỬ VIỆT
NAM ............................................................................................................... 39
2.1 Đặc điểm nhập thế của Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê............ 39
2.1.1 Đặc điểm Phật giáo nhập thế trong đời sống chính trị - xã hội........... 39
2.1.2 Đặc điểm Phật giáo nhập thế biểu hiện qua vai trò của các thiền sư... 43
2.2 Đặc điểm dung thông của Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê ........ 58
2.2.1 Đặc điểm dung thông của Phật giáo với văn hóa tín ngưỡng bản địa...... 59 2.2.2 Đặc điểm dung thông của Phật giáo trong Tam giáo............................ 67
2.2.3 Đặc điểm dung thông giữa các tông phái khác nhau trong Phật giáo ......... 72
2.3 Ý nghĩa của Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đối với lịch sử Việt
Nam thời kỳ này. ........................................................................................... 77
2.3.1 Một số giá trị nổi bật của Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đối với
lịch sử Việt Nam thời kỳ này. .......................................................................... 77
2.3.2 Một số hạn chế của Phật giáo thời Ngô – Đinh – Tiền Lê..................... 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 89 A MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI TCN ở Ấn Độ và nhanh
chóng trở thành một tôn giáo lớn thu hút được đông đảo tín đồ tham gia. Sở dĩ
Phật giáo có sự lôi cuốn mạnh mẽ như thế không chỉ vì Phật giáo có giáo lý
cao siêu mà quan trọng hơn đem lại quan niệm sự công bằng, bình đẳng giữa
con người với con người, ngợi ca tình thương lòng từ bi bác ái. Phật giáo sau
khi ra đời ở Ấn Độ đã nhanh chóng lan tỏa đi ra các nước trong khu vực. Với
sự mềm mỏng, khoan dung, uyển chuyển trong giáo lý, giáo lễ, giáo luật dựa
trên tinh thần “khế lý khế cơ” đi đến đâu Phật giáo cũng nhanh chóng hòa
hợp, ăn sâu bám rễ vào nền văn hóa nơi mà nó truyền bá tới. Mà ở Việt Nam
cũng không phải là một ngoại lệ.
Phật giáo truyền vào Việt Nam vào khoảng đầu công nguyên khi nước
ta đang chìm đắm trong vòng nô lệ của phong kiến phương Bắc. Đứng trước
nỗi bất hạnh của một dân tộc bị mất độc lập chủ quyền, có nguy cơ bị đồng
hóa về mặt văn hóa. Phật giáo đã không đứng ngoài cuộc mà chia sẻ đứng về
phía người dân Việt Nam bị đọa đầy đau khổ, động viên, ủng hộ họ trong các
cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Và trong suốt hai ngàn năm lịch sử
du nhập và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo luôn đồng hành cũng dân tộc,
đứng về phía dân tộc để chống lại các thế lực ngoại bang.
Với sự hội nhập của Phật giáo với văn hóa dân tộc, nên những tư tưởng
cao siêu thấm đẫm tinh thần triết học Phật giáo tự khi nào đã thấm vào trong
quần chúng nhân dân lao động trở thành giá trị định hướng cho suy nghĩ và
hành động của người Việt. Phật giáo đã kết hợp với văn hóa tín ngưỡng bản
địa tạo nên một lâu đài tráng lệ về văn hóa mà vẫn đậm bản sắc dân tộc. Với
những kết quả to lớn của Phật giáo hòa nhập với văn hóa Việt Nam thì việc
đúc rút nghiên cứu về những đặc điểm, đặc trưng của Phật giáo trong các triều đại trong lịch sử sẽ luôn là một vấn đề bức thiết đặt ra đối với những người
muốn tìm hiểu về Phật giáo Việt Nam.
Việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam bởi thế đã có nhiều công
trình nghiên cứu, tuy nhiên không phải giai đoạn lịch sử Phật giáo nào cũng
được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và phân tích một cách đẩy đủ, hệ thống
rạch ròi mà tiêu biểu là thời đại Ngô – Đinh – Tiền Lê. Do đây là một giai
đoạn lịch sử bản lề từ thời kỳ mất chủ quyền bước vào kỷ nguyên độc lập tự
chủ, tuy ngắn ngủi nhưng lại chứa đầy ắp những sự kiện lịch sử cần phân
tích, làm rõ. Phân tích sự phát triển của Phật giáo trong giai đoạn này là hết
sức quan trọng, nhất là những đặc điểm của nó. Chỉ có giải quyết được vấn đề
những điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của Phật giáo này thì
chúng ta mới lý giải rõ ràng được tại sao Phật giáo thời kỳ này lại có những
đặc điểm như vậy. Và giai đoạn đã kế thừa những gì của Phật giáo giai đoạn
trước đó. Đồng thời làm rõ được giai đoạn này góp phần đi tới luận giải được
những lý do, đặc điểm nào đã đưa Phật giáo thời đại Lý – Trần phát triển lên
đến đỉnh cao vàng son.
Hiện nay đất nước ta đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ trong
việc xây dựng và hoạch định phát triển kinh tế xã hội văn hóa với những khó
khăn và thách thức rất lớn. Vì vậy đòi hỏi Đảng và Nhà nước và đặc biệt là
các nhà khoa học cần có những nghiên cứu từ trong truyền thống các kinh
nghiệm lịch sử đưa ra kiến giải hợp lý để làm bài học đưa đất nước, kinh tế,
khoa học và cả văn hóa không ngừng đi lên. Tuy nhiên để có thể đưa ra
những kiến giải khoa học một mặt chúng ta cần dựa trên những lý luận
của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng mặt khác cần
đào sâu tìm hiểu lại lịch sử văn hóa của dân tộc để đúc rút, học hỏi những bài
học kinh nghiệm của ông cha ta đã để lại. Và tui thiết nghĩ tìm hiểu sâu hơn
về cách ứng xử với Phật giáo của thời Ngô – Đinh - Tiền Lê từ việc tìm hiểu Ngoài ra ở nhiều nơi trong nước cũng có nhiều ngôi chùa được xây dựng
từ thời Ngô – Đinh – Tiền Lê như : ở Hải Dương có rất nhiều di tích kiến trúc
tôn giáo thời Đinh, thờ các tướng lĩnh và quan trung thần của Đinh Tiên
Hoàng, như ở huyện Bình Giang có Đình Bình An, xã Tân Việt thờ Hùng Lĩnh
Tráng Trần, ở Thái Bình có miếu Bắc (Đông Sơn, Đông Hưng) thờ các tướng
lĩnh giúp vua Đinh Bộ Lĩnh trong sự nghiệp dẹp loạn 12 sứ quân…
Cho đến ngày nay thì phần lớn những di tích lịch sử về kiến trúc Phật
giáo theo năm tháng đã bị hủy hoại hoàn toàn hay không còn nguyên vẹn,
nhưng vết tích vẫn đủ sức khơi dậy niềm tự hào với văn hóa truyền thống của
dân chúng. Chính vì hiện nay ở Ninh Bình đã được nhân dân Ninh Bình nói
riêng và nhân dân cả nước nói chung đã ra sức góp công, góp của để phục
dựng một lại những công trình kiến trúc của Phật giáo ngày một khang trang
đẹp đẽ hơn điển hình là công trình xây dựng Chùa Bái Đính có quy mô lớn
nhất Đông Nam Á hiện nay cùng các chùa cận kề.
Ba là, Sau mười thế kỷ chung sống cùng với dân tộc Việt Nam với
những thăng trầm giáo lý cao siêu của Phật giáo đã thẩm thấu vào nền văn
hóa Việt Nam như nước thấm vào đất nó hỗn dung thẩm thấu vào tâm trí Việt,
trở thành suy nghĩ và hành động của người Việt. Do vậy giá trị tinh thần Phật
giáo là rất lớn đã có đóng góp to lớn tác động đến lối sống đạo đức tinh thần
cuả người Việt là không thể phủ nhận được.
Phật giáo thời kỳ này trước hết ảnh hưởng đến quan niệm nhân sinh tầng
lớp vua, quan lại. Như chúng ta đã biết rằng thời Ngô – Đinh – Tiền Lê là giai
đoạn xây dựng đất nước, do vậy những ông vua thời kỳ này đều xuất thân là
những võ tướng nhưng lại không được đào tạo nhiều về sự nghiệp quản lý đất
nước. Do vậy mà khi đứng vào vị trí đứng đầu đất nước sẽ không đáp ứng
được, không thể tránh khỏi những suy nghĩ và hành động bạo liệt trái với nhân
nghĩa. Như giáo sư Trần Văn Giàu đã nhận xét: Khách quan nhìn vào các triều
Ngô – Đinh – Tiền Lê thấy các ông vua đều là võ tướng xuất thân ít học, có lẽ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát tính chất đặc trưng Von-Ampe của một số hợp chất có hoạt tính sinh học và ứng dụng Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến nước cam cô đặc Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu keo da láng Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây Vàng tâm (Magnolia fordiana) làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và khảo sát tính chất quang điện của PbTiO3 pha tạp một số ion kim loại chuyển tiếp Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia Nông Lâm Thủy sản 0
D Định danh và phân loại một số loài cá nước ngọt phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top