ladydiemkieu85

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Chúa Trịnh Cương là con thứ hai của Tấn Quang Vương Trịnh Bính và bà Thái Phi Trương Thị Ngọc Chử, sinh ngày 19 tháng 5, năm Đinh Mão (1687) niên hiệu Chính Hoà thứ 8. Ông được tiên phong từ Phó đô tướng phổ quận Công làm khâm sai Tiết chế các xứ thuỷ bộ chủ doanh kiêm tổng chấp chính Thái uý An Quốc Công, mở phủ Lý Quốc. Chúa Trịnh Căn sau khi khảo ý kiến của hai quốc lão đại thần Nguyễn Quý Đức và Đặng đình Tướng nên đã quyết định truyền ngôi cho chắt là Trịnh Cương.
Năm Trịnh Cương 18 tuổi là người thông minh, sáng suốt ham học hỏi được nối ngôi chính phủ chấp chính, quần thần đều bằng lòng. Khi mới chấp chính ở phủ Chúa đã nhanh chóng chấp chính bộ máy triều đình, ban bố 6 giáo điều:
1. Cấm đại thần không được cậy quyền thế, các thế gia, quan viên, các nha môn, phú hào khoanh đất lập trang trại, nếu có phải triệt bỏ, hạn trong 3 tháng nếu chậm sẽ bị trừng trị.
2. Các quan văn võ phải siêng năng thao luyện, các quan phủ huyện không được hà khắc bạo ngược.
3. Định lệ quân cấp ruộng đất công (lấy 6 năm làm một kỳ hạn) ruộng vụ thu không được để quá tháng ba, ruộng vụ hạ không được để quá tháng 9.
4. Cho định lại phép khảo công năm 1719, vận động người trong tông thất giải tán binh quyền riêng, tập trung vào quyền lực trung ương.
5. Miễn giảm tô thuế chẩn cấp cứu đói vì mất mùa gây ra trộm cắp, phiêu tán, thể hiện sự quan tâm của chúa.
6. Cầu lời nói thẳng năm 1711 (nghe Hiến sát Nghệ An tiến sĩ Nguyễn Công Thái điều trần về một cung nhân phủ Chúa là Bồ Thị sai người trong họ đành hạch nhũng nhiễu ở Nghệ An. Chúa Trịnh Cương biết việc đã phạt người nhà Bồ Thị thăng Công Thái lên Đô đốc đồng Thanh Hoa.
Chúa Trịnh Cương tiến hành cải tổ cải cách bộ máy quan lại vương phủ, năm mậu Tuất niên hiệu Vĩnh Thịnh 14 (1718) đặt ra lục phiên: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công phiên, quy ra sáu cung : Tả Trung, Hữu Trung, Đông, Tây, Nam, Bắc gọi là lục cung. Coi các việc tài chính, thuế má, quân sự. Xứ Thanh Nghệ, tứ trấn, các trấn ngoại phiên đều lệ thuộc vào lục phiên.
Chúa Trịnh Cương đã tiến hành một loạt cải cách về ruộng đất bắt đầu định lệ chia đều thuế đinh và điền khiến người giàu, cùng kiệt nhiều ít tương trợ lẫn nhau. Sau này tiến tới thực hiện chính sách "Tô, Dung, Điệu" là một cải cách tiến bộ đổi mới, quan tâm đến khuyến nông, hăng hái chăm lo sắc dân ... Tuy nhiên trong phạm vi tham luận này chỉ đề cập đến những cải cách, thay đổi về văn hoá nghệ thuật cho suốt thế kỷ XVIII và sau này là: thiết chế trang phục triều nghi, dân thường, phát triển mỹ thuật, kiến trúc điêu khắc đỉnh cao ở thế kỷ XVIII.
1720 cho sửa sang nhà Thái học, dựng bia tiến sĩ (25 bia từ năm 1667 - 1716) có giá trị về trang trí mỹ thuật.
1721 Chúa Trịnh Cương cho lập trường võ học đặt quan giáo thụ đặt khoa thi võ (tiến sĩ võ).
Chúa Trịnh Cương định quy chế phẩm phục năm 1720.
Năm 1714 bước đầu đã định quy chế việc mặc trang phục áo, mũ thanh cát, quy định kích thước dài ngắn, rộng hẹp để phân biệt, khác nhau về cấp bậc, tỏ rõ sự uy nghi.
1720 quy định phẩm phục hành nghi cho các quan văn võ, theo trước đây các quan văn võ, các lại thuộc lớn nhỏ, các chức sắc quân sĩ đều mặc áo thanh cát, đội khăn kiểu chữ đinh, không phân biệt cao thấp, sang hèn, đến nay quy định rõ phẩm phục.
Áo mặc của Hoàng Thân, Vương thân mùa xuân, hạ dùng loại sa Tầu, mùa thu đông dùng đoạn tàu màu trầm hương.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Tiểu luận Chúa Trịnh Cương với những cải cách ở Phủ Đình, văn hóa nghệ thuật trong lịch sử

giúp mình tải tl này với. thaks
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Chúa Trịnh Cương với những cải cách ở Phủ Đình, văn hóa nghệ thuật trong lịch sử

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top