tctuvan

New Member
Tải miễn phí nghiên cứu khoa học

MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 5
Chương I. Tổng quan 7
1. Tổng quan về nghiên cứu và ứng dụng phương pháp điện từ trên thế giới 7
2. Xu hướng phát triển 9
3. Nghiên cứu và ứng dụng phương pháp điện từ ở Việt Nam 11
Chương II. Cơ sở lý thuyết phương pháp 14
1. Các phương trình cơ bản của phương pháp điện từ 14
2. Chiều sâu hiệu dụng của phương pháp điện từ 16
3. Công thức xử lý tài liệu cơ bản của phương pháp đo sâu điện từ 17
4. Vấn đề ứng dụng lý thuyết để phân tích đường cong đo sâu điện từ 18
5. Phương pháp đo sâu cộng hưởng từ hạt nhân 20
6. Phương pháp nghiên cứu 24
Chương III. Kết quả áp dụng thử nghiệm 28
1. Điểm thử nghiệm Ma Nới 28
2. Điểm thử nghiệm Hòa Sơn 29
3. Điểm thử nghiệm Tân Nghĩa 30
4. Điểm thử nghiệm Hồng Phong 32
5. Kết quả thử nghiệm phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân 34
6. Phân tích, xử lý lựa chọn kích cỡ vòng phát tối ưu để thu thập được số
liệu đảm bảo yêu cầu phân tích 35
7. Phân tích, xử lý lựa chọn dòng phát tối ưu để thu thập được số liệu đảm
bảo yêu cầu phân tích 35
8. Phân tích, xử lý lựa chọn thời gian đo ghi và số record tối ưu đảm bảo
số liệu đáp ứng yêu cầu phân tích 36
9. Xây dựng và hoàn thiện các mô hình chuẩn trên các đối tượng địa chất
khác nhau 36
10. Xây dựng tổ chức CSDL cho đề tài 37
11. Xây dựng chương trình xử lý thống kê số liệu nguyên thuỷ để loại trừ
nhiễu ngẫu nhiên trước khi chuyển vào phần mềm TEMIX 37
12. Xây dựng chương trình chuyển đổi kết quả phân tích của TEMIX ra cơ sở dữ
liệu đã chọn và ra các dạng file dữ liệu có thể biểu diễn được bằng các phần mềm
chuyên dụng như Surfer, Map Info 38
Chương IV. Xây dựng Quy trình công nghệ 39
1. Khả năng các phương pháp ĐVL trong tìm kiếm nước 39
2. Xây dựng Quy trình công nghệ áp dụng tổ hợp các phương pháp địa vật
lý tìm kiếm nước dưới đất ở độ sâu lớn 41
3. Lập Quy trình đo điện từ trong miền thời gian TEM bằng bộ máy đo
Geonics PROTEM 41
Chương V. Phần kinh tế 42
Kết luận và đề nghị 46
Phụ Lục 48
1. Sơ đồ vị trí vùng khảo sát Ma Nới và Hòa Sơn 49
2. Sơ đồ đồ thị điện mặt cắt vùng Ma Nới 50
3. Mặt cắt điện - địa chất tuyến 1, vùng Ma Nới 51
4. Sơ đồ đồ thị hơi radon, vùng Ma Nới 52
5. Sơ đồ đồ thị trường từ ∆T, vùng Ma Nới 53
6. Mặt cắt địa vật lý - địa chất tuyến 1, vùng Ma Nới 54
7. Sơ đồ đồ thị điện mặt cắt vùng Hòa Sơn 55
8. Sơ đồ đồ thị hơi radon, vùng Hòa Sơn 56
9. Sơ đồ đồ thị trường từ ∆T, vùng Hòa Sơn 57
10. Mặt cắt địa vật lý - địa chất tuyến 1, vùng Hòa Sơn 58
11. Sơ đồ vị trí vùng khảo sát Tân Nghĩa và Hồng Phong 59
12. Mặt cắt điện - địa chất, tuyến 1 Tân Nghĩa 60
13. Mặt cắt địa vật lý - địa chất, tuyến 1 Tân Nghĩa 61
14. Mặt cắt điện - địa chất, tuyến 1 Hồng Phong 62
15. Mặt cắt địa vật lý - địa chất, tuyến 1 Hồng Phong 63
16. Kết quả đo cộng hưởng từ, điểm 40 tuyến 1 64
17. Kết quả đo cộng hưởng từ, điểm 10 tuyến 0 65
18. Biểu đồ số liệu đo sâu điện từ với các mức dòng phát khác nhau, tuyến
Ma Nới 66
19. Sự phụ thuộc kết quả đo theo thời gian tích lũy 67
20. Mặt cắt điện từ - địa chất, Tuyến 3A - Vùng Phố Cáo, Đồng Văn, Hà
Giang 68
21. Mặt cắt điện từ - địa chất, Tuyến 3 - Vùng Pả Vi B, Mèo Vạc, Hà
Giang 69
Tài liệu tham khảo 70

MỞ ĐẦU

Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ “Nghiên cứu áp dụng phương pháp
điện từ để tìm kiếm, phát hiện nước dưới đất ở độ sâu lớn tại một số vùng thuộc hai
tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận” được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cho Liên
đoàn Vật lý Địa chất, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thực hiện theo Hợp đồng
số 03-ĐC-06/ BTNMT-HĐKHCN ký ngày 17 tháng 04 năm 2006 giữa Bộ Tài
nguyên và Môi trường (bên A) và Liên đoàn Vật lý Địa chất (bên B) với các nhiệm
vụ:
1. Nghiên cứu áp dụng phương pháp điện từ, tổ hợp các phương pháp địa
vật lý thích hợp, để tìm kiếm nước dưới đất ở độ sâu 100 đến 300 m tại một số
vùng trọng điểm thuộc 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
2. Hoàn thiện mô hình, xây dựng các qui trình công nghệ đo điện từ tổ hợp với các
phương pháp địa vật lý khác phục vụ tìm kiếm nước dưới đất ở độ sâu lớn.
Nội dung tiến độ và kết quả thực hiện được nêu trong phụ lục 2 của Hợp đồng, và
được cụ thể hóa trong các năm 2006 và 2007 bằng biểu 04DT.
Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Địa vật lý (TTNCƯD ĐVL) thuộc Liên đoàn
Vật lý Địa chất được giao thực hiện nhiệm vụ này. Trong hai năm 2006 - 2007, đã
triển khai đúng những nội dung đã vạch ra, gồm có:
- Xây dựng đề cương.
- Thu thập tài liệu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan. Phân tích,
xử lý, tổng hợp tài liệu áp dụng phương pháp điện từ tìm kiếm nước dưới đất ở độ
sâu >100m.
- Đo thử nghiệm trên 4 vùng thuộc 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận bằng các
phương pháp điện từ (thử nghiệm kích cỡ vòng dây, dòng phát, thời gian đo ghi, số
record…), các phương pháp điện, đo từ, đo radon, và cộng hưởng từ hạt nhân, phân
tích đánh giá kết quả đo thử nghiệm.
- Thực hiện các nghiên cứu chuyên đề về lựa chọn cỡ vòng phát, dòng phát,
thời gian đo tích lũy, ... để chọn tham số tối ưu đảm bảo có được số liệu tin cậy cho
khâu phân tích tài liệu.
- Xây dựng tổ chức cơ sở dữ liệu (CSDL) cho đề tài.
- Xây dựng chương trình xử lý thống kê số liệu nguyên thuỷ để loại trừ
nhiễu ngẫu nhiên trước khi chuyển vào phần mềm phân tích tài liệu điện từ
TEMIX.
- Xây dựng chương trình chuyển đổi kết quả phân tích của TEMIX ra cơ sở dữ liệu
đã chọn và ra các dạng file dữ liệu có thể biểu diễn được bằng các phần mềm chuyên dụng
như Surfer, Map Info…mà không cần khoá cứng của TEMIX.
- Xây dựng qui trình công nghệ đo điện từ và tổ hợp với các phương pháp ĐVL
khác tìm kiếm nước dưới đất ở độ sâu lớn.
Báo cáo này tổng kết các vấn đề cơ bản đã thực hiện trong khuôn khổ đề tài.
Tham gia vào công tác nghiên cứu có các TS Lương Bội Lưu (chủ biên), TS Quách
Văn Gừng, TS Nguyễn Ngọc Loan, KS Nguyễn Ngọc Chân, TS Nguyễn Tài Thinh,
KS La Thanh Long, KS Bùi Văn Cầm, KS Hà Đăng Việt, KS Nguyễn Thế Minh,
KS Hoàng Đại Lâm, ... Công tác nghiên cứu và lựa chọn vùng đã được Liên đòan
ĐCTV - ĐCCT miền Trung, đặc biệt là các đ/c Vũ Ngọc Trân, Hoàng Ngọc Cừ,
Đỗ Kim Hoan, đã cộng tác tận tình trong việc cung cấp tài liệu và khảo sát chọn
vùng tại thực địa. Công tác đo cộng hưởng từ hạt nhân do Phòng Địa vật lý, Viện
Khoa học Địa chất và Khoáng sản thực hiện với sự chủ trì của TS Tăng Đình Nam.
Các tác giả bày tỏ sự Thank chân thành về sự cộng tác quí báu đó. Các tác giả
cũng chân thành cảm ở ThS Đoàn Thế Hùng, ThS Trần Bình Trọng, TS Nguyễn
Tuấn Phong, TS Nguyễn Trần Tân, KS Nguyễn Duy Tiêu, về sự chỉ đạo kịp thời và
tận tình đối với công tác nghiên cứu của đơn vị.

Link download cho anh em:

Nhớ thank mình nhé
 

tungvd

Member
Re: [Free] Nghiên cứu áp dụng phương pháp điện từ để tìm kiếm, phát hiện nước dưới đất ở độ sâu lớn tại một số vùng thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận

Thank bạn nhiều.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu áp dụng giải pháp tường chắn đất cho khu vực đồng tháp mười Kiến trúc, xây dựng 0
D Nghiên cứu ứng dụng statcom trong việc nâng cao ổn định điện áp trong hệ thống điện có kết hợp nguồn điện gió Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Nâng Cao Chất Lượng Cho Thiết Bị Điều Chỉnh Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi SF - 36 trong đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân viêm khớp Y dược 0
D Nghiên cứu khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn cho làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 1
L Bước đầu nghiên cứu quá trình xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lí môi trường theo TCVN ISO 14001 Luận văn Kinh tế 2
P Nghiên cứu khả năng áp dụng htqlmt theo tiêu chuẩn iso 14001:2004 cho công ty TNHH nhựa Đạt Hòa Khoa học Tự nhiên 2
K Nghiên cứu khả năng áp dụng htqlmt theo tiêu chuẩn iso 14001:2004 cho nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ Khoa học Tự nhiên 0
T Nghiên cứu áp dụng SXSH cho công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top