Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục lục
Danh mục bảng.
Danh mục biểu đồ.
Chú thích các thuật ngữ
Phần mở đầu 4
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút FDI vào địa phương. 7
I.1 FDI và thu hút FDI. 7
I.1.1 FDI và vai trò của FDI. 7
I.1.2 Thu hút FDI. 8
I.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI. 10
I.2 Vai trò chính quyền địa phương trong việc thu hút FDI. 13
I.3 Một số mô hình lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu. 16
I.3.1 Mô hình SWOT 16
I.3.2 Hệ thống chỉ số đánh giá hấp dẫn của thị trường. 17
I.3.3 Marketing Mix. 19
I.4 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong thu hút FDI 19
I.4.1 Kinh nghiệm quốc tế. 19
I.4.1 Kinh nghiệm trong nước. 30
Chương II Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2006. 35
II.1 Những lợi thế so sánh của Hải Dương trong thu hút FDI. 35
II.1.1Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương. 35
II.1.2 Những lợi thế so sánh của Hải Dương trong thu hút FDI. 41
II.2 Thực trạng FDI ở Hải Dương giai đoạn 2001-2006. 46
II.2.1 Thực trạng FDI ở Hải Dương. 46
II.2.2 Đóng góp khu vực FDI đến sự phát triển kinh tế xã hội của Hải Dương. 51
II.3 Nghiên cứu đánh giá về thu hút FDI ở Hải Dương. 54
II.3.1 Sự hấp dẫn của Hải Dương trong thu hút FDI. 54
II.3.2 Các chính sách, biện pháp của tỉnh trong thu hút FDI. 58
II.3.3 Tổ chức thực hiện thu hút FDI. 63
II.4 Đánh giá chung về FDI và thu hút FDI ở Hải Dương 65
II.4.1 Những thành quả 65
II.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân. 65
Chương III. Một số kiến nghị, giải pháp 68
III.1 Khái quát sự vận động FDI trên thế giới và vào Việt nam. 68
III.2 Bối cảnh chung về thu hút FDI ở Hải Dương giai đoạn 2006- 2010. 75
III.3 Quan điểm thu hút FDI vào Hải Dương 77
III.4. Một số giải pháp 56
Kết luận 78
Tài liệu tham khảo 92
Phụ lục 92

SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU


. Trong những năm vừa qua, tỉnh Hải Dương đẩy mạnh việc tổ chức, sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước; mặc dù số lượng doanh nghiệp Nhà nước đã giảm nhiều nhưng tỷ trọng của khu vực kinh tế này vẫn ở mức trên 35%. Kinh tế ngoài Nhà nước được khuyến khích phát triển, tỷ trọng từ 54 - 55%. Tỷ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 4,3% năm 2000 lên 9,6% năm 2005.
Vốn đầu tư thực hiện tăng nhanh, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh.
Trong 5 năm qua, tỉnh Hải Dương đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển. Tổng vốn đầu tư thực hiện 5 năm (2001 - 2005) ước đạt 22.615 tỷ đồng, tăng 64% so với 5 năm (1996 - 2000), tăng 37% so với kế hoạch, trong đó vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đạt 10.943 tỷ đồng, chiếm 48,3% tổng vốn đầu tư, bằng 183,9% kế hoạch; vốn đầu tư cho phát triển sản xuất đạt 11.672 tỷ đồng, chiếm 51,7% tổng vốn đầu tư, bằng 112% kế hoạch.
Môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh được cải thiện theo hướng tích cực; hệ thống kết cấu hạ tầng được chú trọng đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư phát triển. Nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư; kinh tế nhà nước tiếp tục được củng cố, giữ vững vai trò chủ đạo; kinh tế tư nhân tăng mạnh và trở thành một nguồn lực quan trọng cho phát triển, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn, huy động được thêm vốn đầu tư, hoạt động kinh doanh khá hơn và làm ăn có lãi, sản xuất ổn định, thu hút thêm nhiều lao động vào làm việc. Việc thư hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh; tạo thêm được nhiều việc làm mới, góp phần tăng thu nhập cho dân cư và ổn định tình hình an ninh - xã hội trên địa bàn.
Sau 5 năm thực hiện, có thể khẳng định chương trình ''Thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001 - 2005'' đã được tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt và đạt được kết quả cao.
Đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện, nâng lên rõ rệt.
Do kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 210 nghìn đồng năm 2001 lên 290 nghìn đồng năm 2003 và 350 nghìn đồng từ tháng 10/2005 cùng với việc triển khai thực hiện chương trình xoá đói giảm cùng kiệt có kết quả, thu nhập của lao động hợp tác quốc tế tăng mạnh nên đời sống các tầng lớp dân cư ở cả thành thị và nông thôn tiếp tục được cải thiện, nâng lên rõ rệt.
Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình, năm 2004 thu thập bình quân 1 người / tháng đạt 456 nghìn đồng, tăng 66,5% so với năm 1999, trong đó khu vực thành thị đạt 650 nghìn đồng, tăng 69,7%; khu vực nông thôn đạt 420 nghìn đồng, tăng 63,5%. Trong 5 năm qua, trên phạm vi toàn tỉnh Hải Dương không xảy ra tình trạng thiếu đói giáp hạt. Nhiều hộ ngoài chi tiêu cho đời sống hàng ngày còn có tích luỹ xây dựng nhà ở kiên cố, mua sắm đồ dùng lâu bền, tích luỹ trong dân đã đần được tăng lên.
Khoảng 120.000 việc làm mới cho người lao động được giải quyết, gấp 2 lần so với giai đoạn 1996-2000, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống còn dưới 5% và tỷ lệ hộ cùng kiệt giảm còn 3,7% vào năm 2005. Chương trình xoá đói giảm cùng kiệt đạt kết quả tích cực; cơ bản xoá xong hộ cùng kiệt thuộc diện chính sách; hoàn thành chương trình xoá nhà tranh tre; các gia đình chính sách, gia đình cùng kiệt được quan tâm hơn.
Bảng 3: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu
tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2005),
Chỉ tiêu
Thực hiện
(Đơn vị:%)
Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân năm
10,8
Giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp-thuỷ sản tăng bình quân năm
5,0
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân năm
22,1
Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân năm
11,9
Đến năm 2005, cơ cấu kinh tế đạt:
+ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
+ Công nghiệp và xây dựng
+ Dịch vụ
27,2
43,2
29,6
Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân năm
19,1
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vào năm 2005
0,98
Tỷ lệ làng, khu dân cư được công nhận làng, khu dân cư văn hoá
33,0
Nguồn: UBND tỉnh Hải Dương
Như vậy, hầu hết các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2005) đều đạt ở mức cao.
Giai đoạn 2001-2006 Hải Dương là tỉnh thu hút được nhiều dự án FDI
Năm 2005, theo bảng xếp hạng đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam thì Hải Dương được 45,79/100 điểm xếp thứ 39/43 tỉnh, ở khu vực các tỉnh có chỉ số cạnh tranh thấp. Năm 2006 Hải Dương đã đạt 52,75 điểm ở khu vực các tỉnh có chỉ số cạnh tranh trung bình.
Tóm lại kế thừa những thành quả của 10 năm sau đổi mới, Hải Dương đã đạt được tốc độ phát triển cao so với các địa phương khác. Năm 2006 đã thu ngân sách trên 2200 tỷ VNĐ (tương đương 141,5 triệu USD), là một trong những tỉnh đóng góp cho ngân sách tương đối lớn. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế như tăng trưởng chưa bền vững, cơ cấu kinh tế dịch chuyển còn chậm chưa phát huy hết những lợi thế hiện nay của Hải Dương.
II.1.2 Những lợi thế so sánh của Hải Dương trong thu hút FDI.
1. Vị trí địa lý.
Tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Hệ thống giao thông đường bộ đường sắt đường sông phân bố hợp lý, trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh, huyện đã được nâng cấp cải tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài.
Thành phố Hải Dương trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật của tỉnh nằm trên trục đường quốc lộ 5 cách Hải Phòng 45 km về phía đông, cách Hà Nội 57 km về phía tây và cách Thành phố Hạ Long 80 km. Phía bắc tỉnh có hơn 20 km quốc lộ 18 chạy qua nối sân bay quốc tế Nội Bài ra cảng Cái Lân tỉnh Quảng Ninh. Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua Hải Dương là cầu nối giữa thủ đô và các tỉnh phía bắc ra các cảng biển. Là tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Dương sẽ có cơ hội tham gia vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng và xuất khẩu.
Với hệ thống giao thông thuận tiện cùng nhiều tuyến đường huyết mạch đi qua như Quốc lộ 5, quốc lộ 18, Quốc lộ 183 và sắp tới là Quốc lộ 5B, tạo cho Hải Dương là tỉnh có nhiều Quốc lộ đi qua và trải đều các huyện trong tỉnh.
Vì vậy Hải Dương thuận lợi trong việc quy hoạch các khu công nghiệp, tạo môi trường hấp dẫn thu hút vốn đầu tư trong cả nước, có điều kiện thuận lợi trong việc liên kết vùng.

Là tỉnh nằm giữa Hà Nội và Hải Phòng, với khoảng cách tương đối gần hai trung tâm công nghiệp lớn Phía Bắc Hải Dương có điều kiện thuận lợi trong thu hút FDI và phát triển kinh tế, nhưng bên cạnh đó Hải Dương cũng không tránh khỏi những tác động do trung tâm này mang đến trong phát triển kinh t

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

huysonhd

New Member
Re: [Free] Tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Thank bạn nhé.
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0
D Tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại công ty cổ phần thép đà nẵng Khoa học kỹ thuật 0
C Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên Luận văn Kinh tế 0
T Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế Thị xã Cao Bằng Luận văn Kinh tế 0
J Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang Luận văn Kinh tế 0
M Những giài pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thứ Công nghệ thông tin 0
S tăng cường khả năng thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên Luận văn Kinh tế 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top