Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU 3
PHẦN I : TỔNG QUAN 5
CHƯƠNG I : Phần lý thuyết cơ bản 5
I.1 Khái niệm chung về sấy khí 5
I.2 Nguyên tắc chung của phương pháp sấy khô khí 7
I.3 Các phương pháp sấy khô khí 7
I.3.1 Sấy khô khí bằng phương pháp hấp phụ 7
I.3.2 Sấy khô khí bằng phương pháp hấp thụ 8
CHƯƠNG II : Hấp thụ - Sấy khô khí bằng dung môi DEG 13
II.1 Một số tính chất hoá lý của dung môi DEG 13
II.2 Cơ sở hóa lý của quá trình 16
II.2.1 Độ hoà tan của khí trong lỏng 17
II.2.2 Ảnh hưởng của hàm ẩm 17
II.2.3 Sự phụ thuộc nhiệt độ điểm sương của hỗn hợp khí vào nhiệt độ tiếp xúc với dung dịch DEG 18
II.2.4 Sự phụ thuộc áp suất hơi bão hoà của dung dịch DEG vào nhiệt độ 19
II.2.5 Ảnh hưởng của lượng dung môi đến quá trình hấp thụ 19
II.3 Công nghệ sấy khí bằng chất hấp thụ DEG 21
II.3.1 Sơ đồ nguyên tắc nguyên tắc công nghệ sấy khô khí bằng DEG 21
II.3.2 Sơ đồ nguyên tắc nguyên tắc công nghệ sấy khô khí với sự tái sinh chân không DEG 22
II.3.3 Sơ đồ nguyên tắc nguyên tắc công nghệ sấy khô khí bằng DEG với sự bổ sung DEG 24




PHẦN II : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ 26
A - Tính toán thiết kế tháp hấp thụ 26
I. Hàm lượng ẩm của hỗn hợp khí 26
II. Tính lưu lượng chất làm khô DEG lỏng 30
III. Tính cân bằng vật liệu của thiết bị hấp thụ 32
VI. Tính cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị hấp thụ 36
B - Tính toán thiết kế tháp nhả hấp thụ 42
I. Tính cân bằng vật liệu cho tháp nhả hấp thụ 44
II. Tính cân bằng nhiệt lượng cho tháp nhả hấp thụ 51

PHẦN III : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ CHÍNH 60
A - Tính toán tháp hấp thụ 60
I. Tính kích thước tháp hấp thụ 60
II. Tính đường kính tháp hấp thụ 62
III. Tính chiều cao tháp hấp thụ 63
B - Tính toán tháp nhả hấp thụ 65
I. Tính số đĩa lý thuyết 65
II. Tính đường kính tháp nhả hấp thụ 66
III. Tính chiều cao tháp nhả hấp thụ 67

PHỤ LỤC

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mở đầu


Cùng song song và phát triển với những ngành công nghiệp khác thì ngành dầu khí Việt Nam cũng đã phát triển và đang trên đà phát triển mạnh, ngày càng cao hơn với những kỹ thuật - khoa học. Những nhà máy hiện đại ra đời như nhà máy sử lý khí Dinh Cố, nhà máy sử lý khí đầu tiên của nước ta đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 1998 cung cấp khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) phục vụ cho công nghiệp và cho dân dụng. Các dự án khí - điện - đạm số 1 ở Vũng Tàu, dự án khí - điện - đạm số 2 ở Cà Mau đã và đang triển khai thực hiện nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu khí tự nhiên, khí đồng hành của đất nước.

Kỹ thuật khí hoá nhiên liệu lỏng và kỹ thuật chế biến khí thiên nhiên, khí dầu mỏ là những ngành kỹ thuật phát triển mạnh ở những năm gần đây, đặc biệt là sau đại chiến Thế Giới lần thứ 2. Hiện nay hầu hết các nước công nghiệp tiên tiến trên Thế Giới đã xây dựng hàng nghìn nhà máy công suất lớn để chế biến khí tự nhiên và khí dầu mỏ. Sở dĩ ngành công nghiệp này phát triển mạnh như vậy vì những nguyên nhân sau:

ở nhiều nước trên Thế Giới đặc biệt là Liên Xô, và một số nước khác tìm thấy nhiều mỏ khí thiên nhiên, khí dầu mỏ có trữ lượng lớn nên đó là nguồn nguyên liệu rẻ tiền giá thành hạ. Sản phẩm thu được từ quá trình chế biến khí tự nhiên và dầu mỏ có chất lượng cao nhờ chế độ kỹ thuật ở đây khống chế khá chặt chẽ.

Quá trình chế biến khí tự nhiên, khí dầu mỏ được tiến hành trong một pha gọi là pha khí nên rất dễ cơ khí hoá và tự động hoá, năng suất lao động cao.

Khí dầu mỏ, khí tự nhiên là những nguyên liệu rất quý đẻ sản xuất các hợp chất hữu cơ và một phần các hợp chất vô cơ quan trọng cho nền kinh tế quốc dân và quốc phòng đó là nguồn nguyên liệu quý giá nhất cho tổng hợp hoá học.

Sấy khô nhằm để tách nước là quá trình quan trọng để tách khí, thu được khí khô trước khi được chế biến sâu hơn, sấy khí là quá trình được sử dụng đầu tiên trong dây chuyền công nghệ chế biến khí.
Phần I : Tổng quan

Chương I : Phần lý thuyết cơ bản.

I.1. Khái niệm chung về sấy khí.
Khí đồng hành và khí tự nhiên khai thác từ lòng đất thường bão hoà hơi nước, hàm lượng hơi nước phụ thuộc vào áp suất, nhiệt độ, thành phần hoá học của khí. Mỗi một giá trị nhiệt độ, áp suất sẽ tương ứng với hàm lượng hơi nước cực đại có thể có nhất định. Hàm lượng ẩm tương ứng với hơi nước bão hoà tối đa gọi là cân bằng. người ta phân chia độ ẩm của không khí thành độ ẩm tương đối và tuyệt đối. Độ ẩm tuyệt đối của không khí là khối lượng hơi nước có trong một đơn vị thể tích hay đơn vị khối lượng khí (đo bằng g/m3 hay g/Kg khí). Độ ẩm tương đối là tỷ lệ giữa khối lượng hơi nước có trong hỗn hợp khí và lượng hơi nước cực đai có thể có trong thể tích khí đã cho dưới các điều kiện bão hoà (đo bằng phần trăm hay phần đơn vị). Nếu giảm nhiệt độ của khí có chứa hàm lượng ẩm bão hoà cực đại, giữ ở áp suất không đổi thì một phần hơi nước sẽ ngưng tụ được gọi là điểm sương của khí tại một áp suất nhất định.

Nhằm xác định hàm lượng ẩm cân bằng của khí thiên nhiên người ta sử dụng:
- Quan hệ giữa áp suất riêng phần và thành phần lỏng hơi.
- Sử dụng các đường cong thực nghiệm phụ thuộc của hàm ẩm vào nhiệt độ và áp suất.
- Hiệu chỉnh các đường cong trên khi có mặt của H2S, CO2, N2.
- Sử dụng phương trình trạng thái P - V - T.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Habayakun

New Member
Xin Ad cho mình xin tài liệu Thiết kế dây chuyền công nghệ sấy khí bằng DEG này.
Mình cần tài liệu này cho đồ án sắp tới của mình.
Mình Thank ạ.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top