daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Tiết 16, 17, 18
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS hiểu rõ
- Vị trí tương đối của hai đường thẳng (đt) trong không gian.
- Hai đt song song và hai đt chéo nhau trong không gian.
- Các tính chất của hai đt song song, và khái niệm trọng tâm của tứ diện.
- Định lí về xác định giao tuyến của ba mặt phẳng (mp) song song và hệ quả của nó.
2. Kĩ năng:
- Biết cách chứng minh hai đt song song và chéo nhau.
- Xác định được giao tuyến của hai mp lần lượt chứa hai mp song song.
- Vận dụng được các quy trình, các khái niệm vào việc giải bài tập.
3. Tư duy và thái độ:
- Học sinh tích cực tham gia vào bài học, có tinh thần hợp tác, rèn luyện tư duy logic và phát triển khả năng tư duy trừu tượng. Hứng thú và bớt ngán ngẫm khi học hình học không gian.
- Biết quy lạ về quen, qua bài học thấy được sự cần thiết của toán học đối với thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng phụ, các mô hình, phiếu học tập, phấn màu…
2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ 5 phút
?: Nêu phương pháp xác định giao tuyến của hai mp. Và pp xác định giao điểm của đt và mp.
Bài tập áp dụng : Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có AB và CD không song song.
a) Xác định giao tuyến của hai mp (SAC) và (SBD)
b) Tìm giao điểm N của mp(SBM) và đt CD với M nằm trên cạnh SC.
2. Bài mới
Hoạt động 1: Tiếp cận vấn đề 5 phút

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
?1: Quan sát các cạnh tường trong phòng học và xem cạnh tường là hình ảnh của đt. Hãy chỉ ra 2 đt song song, 2 đt cắt nhau và 2 đt không song song mà cũng không cắt nhau.
?2: Nếu hai đt trong không gian không song song thì cắt nhau đúng hay sai. Cho ví dự minh hoạ ?
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về “vị trí tương đối giữa hai đường thẳng phân biệt”, thế nào là hai đt song song và hai đt chéo nhau và các tính của chúng. Thảo luận nhóm
Quang sát phòng học.

Hs trả lời

Sai. Hs cho ví dụ minh hoạ cụ thể.


Hs tiếp nhận vấn đề và trao đổi nhóm
Hoạt động 2:Vị trí tương đối giữa hai đt phân biệt. 5 phút

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
?1: Nếu hai đt cùng thuộc một mp thì chúng có mấy vị trí tương đối.
?2: Ngoài ba vị trí tương đối của hai đt đồng phẳng còn có vị trí tương đối nào nữa không.
?3: Khi nào hai đt chéo nhau.

Giới thiệu khái niệm hai đt cắt nhau, song song, trùng nhau , chéo nhau trong không gian.
Chú ý: Hai đường thẳng không có điểm chung thì chưa chắc song song nhau.
?5: Khi nói đến hai đường thẳng song song thì phải lưu ý đến đều gì. Ba vị trí tương đối là: Song song, cắt nhau, trùng nhau.

Hai đt chéo nhau
Khi không có mặt phẳng nào chứa cả hai đường thẳng đó.
Hs ghi nhận kiến thức

Hai đt song song và chéo nhau đều không có điểm chung

Hai đt đó trước tiên phải đồng phẳng.
Hoạt động 3: Củng cố khái niệm 5 phút

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
?1: Sử dụng mô hình hình tứ diện ABCD, hãy chỉ ra các cặp đường thẳng chéo nhau.


?2: Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. hãy tìm những đường thẳng chứa cạnh của hình lập phương chéo với đt AB. Hs trả lời




Hs vẽ hình minh hoạ
Có CC’, DD’, D’A’ và B’C’ chéo với AB.
Hoạt động 4: Định lý 1 5 phút

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
?1: Nêu tiên đề Euclid về đt song song trong hình học phẳng.
Giáo viên giải thích sau đó nêu tính chất trong hình học không gian.
?2: Có bao nhiêu mp qua M và d ( H 2. 30 ).
?3: Trong mặt phẳng , có mấy đt đi qua M và song song với đt d. Vì sao ?
?4: Giả sử có thêm một đt d” qua M và song song với d, hãy tìm ra mâu thuẫn.
?5: Nhận xét mối liên hệ giữa đt và mp ().
?6: Hãy xét vị trí tương đối giữa và trong trường hợp này.
Lưu ý: Trong không gian hai đt song song xác định một mặt phẳng. Nhớ lại kiến thức và dự kiến câu trả lời.


Nhớ và ghi chép.
Quan sát và trả lời có duy nhất mặt phẳng ().
Có duy nhất đt theo tiên đề Euclid.

Mâu thuẫn với tiên đề Euclid về đt song song trong hình học phẳng.
Khi đó
vì cùng qua M và cùng song song với d.

Nhớ và ghi chép.

Hoạt động 5: Thực hiện hoạt động 3 SGK trang 57 5 phút

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn Hs vẽ hình

?1: Hãy tóm tắt lại giả thiết và kết luận của bài toán.
?2: Điểm I có nằm trong mặt phẳng () không. Vì sao ?
?3: Điểm I có nằm trong mặt phẳng () không. Vì sao ?
?4: Kết luận.
Lưu ý: Khi vẽ hình biểu diễn của một hình trong không gian cần quan tâm đến tính trục quan. Hs vẽ hình

Hs trả lời
Vậy

Cần ít đường khuất.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top