daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Già hóa dân số đã và đang trở thành hiện tượng toàn cầu.Theo báo cáo của
Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), giai đoạn 2010-2015, tuổi thọ trung bình ở
các nước phát triển là 78 tuổi và ở các nước đang phát triển là 68 tuổi. Đến giai
đoạn năm 2045-2050, dự báo tuổi thọ trung bình sẽ tăng tới 83 tuổi ở các nước phát
triển và 74 tuổi ở các nước đang phát triển[19].
Có thể thấy quá trình già hóa đang tăng nhanh ở các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam.Theo tổng điều tra biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia
đình (01/04/2012), tỷ trọng người cao tuổi -tính từ 60 tuổi trở lên- trong dân số đã
tăng nhanh từ 7,2% vào năm 1989 lên 8,2% vào năm 1999, 9,9% vào năm 2011 và
10,2% vào năm 2012. Dự báo có thể sẽ tăng đột biến và đạt 16,8% vào năm 2029 và

22% vào năm 2050[6].Theo Tổ chức Y tế Thế Giới, giữa năm 2015 và năm 2050, tỷ
lệ dân số trên 60 tuổi trên thế giới sẽ tăng gấp đôi, từ 12% đến 22%[34].
Đánh giá của Quỹ dân số Liên hợp quốc, Việt Nam đang ở trong thời điểm
dân số vàng nhưng cùng lúc đó, nước ta cũng đã bước vào giai đoạn già hóa bắt đầu
từ năm 2011.Việt Nam là một trong số những quốc giagià hóa dân sốnhanh nhất
trong khu vực, trong năm 2013 tỷ lệ người cao tuổi đã lên tới 10,5% tổng dân số.
Với tỷ lệ này, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 nước có tốc độgià hóa dân
sốnhanh nhất thế giới[13].
Mặc dù tuổi thọ trung bình của Việt Nam cao hơn nhiều nước có cùng thu
nhập nhưng chất lượng dân số còn ở mức trung bình. Chỉ số phát triển con người
của người Việt Nam năm 2015 là 0,666 xếp thứ 116 trên tổng 185 nước[31]. Theo
Tổng cục thống kê, trong tổng số người cao tuổi ở Việt Nam chỉ có 5% có tình trạng
sức khỏe tốt, còn lại hơn 80% người cao tuổi đang nằm trong tình trạng sức khỏe
trung bình hay kém và 15% là bệnh tật[11].Vì vậy nước ta đang phải đối mặt với
rất nhiều thách thức liên quan đến tốc độ già hóa dân số.
Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống đã được khá nhiều tác giả quan tâm:
Dương Huy Lương (2010) nghiên cứu về chất lượng cuộc sống người cao tuổi và
thử nghiệm giải pháp can thiệp ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; nghiên cứu của


3

Lê Đức Thịnh (2012) về chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại thị xã Hương Trà,
tỉnh Thừa Thiên Huế; tại Quảng Ngãi có nghiên cứu của Tô Kỳ Nam (2013); Lê Thị
Hoàn và cộng sự (2014) cũng đã nghiên cứu về một số yếu tố liên quan đến chất
lượng cuộc sống của người cao tuổi tại xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà
Nam,… Để góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng,
chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống và một
số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy, tỉnh
Thừa Thiên Huế năm 2015” với 2 mục tiêu sau:
1) Đánh giá chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi tại xã Thủy Vân, thị xã
Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015.
2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở người cao
tuổi tại xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái niệm người cao tuổi và một số vấn đềliên quan
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi (NCT), ngay trong đời
sống xã hội cũng có một số danh từ như tuổi thọ, tuổi lão, ở mỗi nơi đều có những
quy định riêng.Việc phân chia già, trẻ không phản ánh chính xác quá trình sinh học,
có những người nhiều tuổi nhưng vẫn trẻ, khỏe mạnh; trái lại có người tuổi chưa
cao nhưng đã có biểu hiện của sự già.
Theo các nhà dân số học, những người từ 60 tuổi trở lên, không phân biệt
nam, nữ được gọi là NCT.Trong lịch sử Việt Nam, tuổi 60 là hạ thọ, tuổi 70 là trung
thọ, tuổi 80 là thượng thọ, tuổi 90 là đại thọ, các cụ trên 100 tuổi gọi là quốc lão.
Năm 1970, Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) đã thống nhất qui định rằng
những người từ 60 tuổi trở lên được gọi là NCT, trong đó người 60-74 tuổi gọi là
người có tuổi, từ 75-89 tuổi gọi là người già, từ 90 tuổi trở lên là người sống rất già
(sống lâu, đại lão)[10].
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày
23/11/2009, luậtNCTsố 39/2009/QH12 qui định rằng NCT là công dân Việt nam từ
đủ 60 tuổi trở lên[12].
1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý, xã hội và các biến đổi sinh học ởngười cao tuổi
Con người khi già, cơ thể dần suy yếu, khả năng thích nghi với hoàn cảnh
xung quanh giảm đi. Đây là thời kỳ cần duy trì sự cân bằng về mặt tâm lý, đặc
biệt là trong thời đại hiện nay do sự đổi mới về quan niệm có thể gây ra những ảnh
hưởng mạnh mẽ về mặt tư tưởng, hoạt động, sinh hoạt đối với NCT.
Một số thay đổi tâm lý NCT như năng lực cảm nhận thấp, làm cho NCT có
cảm giác già nua. Mặt khác do sự thay đổi về xã hội và môi trường xung quanh làm
cho tinh thần NCT luôn ở trạng thái kích động. Sự thay đổi về địa vị xã hội làm cho
NCT cảm giác mình là người vô dụng dẫn đến những mặc cảm, tự ti. Điều kiện
kinh tế thay đổi, bạn bè thân thích qua đời, mâu thuẫn gia đình…làm cho NCT dễ


5

sinh ra những phản ứng tâm lý không lành mạnh. Đặc biệt là lòng tự trọng của NCT
luôn tổn thương ở các mức độ khác nhau do chưa quen với môi trường sống mới,
NCT thường có suy nghĩ rằng họ là thế hệ đi trước, có nhiều kinh nghiệm và tri
thức uyên bác nên thường độc đoán, chuyên quyền,..Các hiện tượng tâm lý của
NCT chủ yếu là thuộc về tâm lý tiêu cực[10].
ỞNCT các cơ quan trong cơ thể đều bị lão hóa dẫn đến suy giảm chức năng
sinh lý.Trong quá trình hóa già, khả năng thích nghi với mọi biến đổi của môi
trường xung quanh ngày càng bị rối loạn, không phù hợp và không thích nghi kịp
thời.Già không phải là bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh, phát
triển.NCT ít khi chỉ mắc một bệnh mà thường mắc nhiều bệnh đồng thời, nhất là
bệnh mãn tính.Bệnh NCT thường kém khả năng hồi phục vì vậy chữa bệnh ở NCT
phải hết sức chú trọng công tác phục hồi chức năng.
NCT là những người được xã hội và gia đình tôn trọng, về mặt xã hội NCT
là một đối tượng đặc biệt, họ là người có công xây dựng và bảo vệ đất nước, do vậy
cần có các chính sách đãi ngộ cho họ một cách chính đáng. Tuy nhiên, NCT có
những nhu cầu riêng khác hẳn so với những người trẻ do tuổi tác, vị trí trong xã hội.
Chính vì vậy, người thân, gia đình và xã hội cần biết để có thể chăm sóc NCT một
cách tốt nhất[10].
1.1.3. Những vấn đề sức khỏe (SK) người cao tuổi
1.1.3.1. Sức khỏe thể chất
- Các giác quan: Thị giác (rối loạn điều tiết, bệnh cườm mắt và thoái hóa
điểm vàng do tuổi già), thính giác (chóng mặt do tai, nghe kém và điếc), tiêu hóa và
biến dưỡng (suy dinh dưỡng, thiếu nước, thiếu máu, táo bón, tiểu đường và rối loạn
chuyển hóa mỡ).
- Tim mạch: Tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu.
- Hô hấp: Viêm phổi, tâm phế mãn, bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính (COPD).
- Tiết niệu: Rối loạn tiểu tiện, tiểu són, tiều khó và bí tiểu, phì đại tuyến tiền
liệt.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top