Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
TÓM TẮT ĐỒ ÁN
“Truyền thông đa phương tiện đích đến không xác định trong mạng
VANET”.
Mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu mạng VANET đó là tạo ra một môi trường
cho những người tham gia giao thông có thể giao tiếp đa phương tiện với nhau trong
điều kiện thuận lợi nhất, với chất lượng cao nhất. Điều tối quan trọng của truyền thông
trong mạng VANET là định tuyến, và các nghiên cứu trên thế giới đã đáp ứng rất tốt
điều này, khi sử dụng hệ thống IP để định tuyến tìm người dùng đầu cuối. Các nghiên
cứu về điều khiển phiên phân tán, mã hóa video cũng đã giúp chất lượng truyền đa
phương tiện trong mạng VANET rất tốt. Tuy nhiên khi các yếu tố cơ bản của truyền
thông đã thực hiện được, nhu cầu người dùng vẫn không ngừng tăng cao, người dùng
sẽ muốn thông tin tới nhau với những nhu cầu đặc biệt hơn. Đó là trường hợp khi
người dùng không hề biết trước người kia, nhu cầu của người dùng là thông tin tới một
người dùng bất kì nào khác, thỏa mãn một điều kiện cho trước.
Đề tài “Truyền thông đa phương tiện đích đến không xác định trong mạng
VANET” được xây dựng nhằm giải quyết vấn đề này. Đồ án tập trung nghiên cứu và
đưa ra một giao thức cho phép người dùng có thể yêu cầu và thiết lập phiên thông tin
theo nhu cầu vị trí với một người dùng không biết trước. Giao thức được thiết kế theo
mô hình phân tán hoàn toàn, không hề có một máy chủ nào quản lí tập hợp ánh xạ
location – identity để dẫn đường và việc tìm peers hoàn toàn do các users ngang hàng
thực hiện. Sản phẩm đầu ra là phần mềm chạy trên các bo nhúng thực tế và bộ plugins
cho mô phỏng NS2 phục vụ các nghiên cứu xa hơn sau này. Kết quả thu được ở cả hai
dạng: thí nghiệm thực và mô phỏng.
Bùi Đức Việt - ĐT2 K51 Trang 2
Vũ Đình Tuấn - ĐT2 K51
Đồ án tốt nghiệp
Đồ án bao gồm 5 phần:
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương này nêu ngắn gọn khái niệm về mạng Ad-hoc và mạng VANET. Sau đó đề
cập đến nhu cầu thực tế của việc thực hiện đề tài.
Chương 2: Hệ thống tìm kiếm thông tin theo vị trí
Chương này trình bày ý tưởng mới về định tuyến để giải quyết vấn đề được nêu ra ở
chương 1. Sơ đồ thiết kế tổng thể toàn bộ hệ thống cũng được đưa ra trong chương này.
Chương 3: Thực thi thiết kế
Chương này trình bày chi tiết từng module của hệ thống, bao gồm thuật toán định
tuyến cốt lõi và các cơ chế đi kèm để nâng cao chất lượng hệ thống.
Chương 4: Thí nghiệm và đánh giá kết quả
Chương này trình bày các thí nghiệm và đánh giá chất lượng của hệ thống. Thí nghiệm
được trình bày ở cả hai dạng là mô phỏng và thực tế.
Kết luận chung
Phần này đưa ra các nhận xét về hệ thống, đánh giá mức độ hoàn thành so với yêu cầu
thiết kế được nêu ở chương 1. Ngoài ra, chương này còn đưa ra phương hướng và ý
tưởng cho các phương án phát triển tiếp theo của hệ thống.
Bùi Đức Việt - ĐT2 K51 Trang 3
Vũ Đình Tuấn - ĐT2 K51
Đồ án tốt nghiệp
ABSTRACT
“Multimedia data delivery with undetermined destintation in VANET”
The final aim of VANET research projects is providing an environment for road
participants to communicate with others in the best condition and quality. The most
important part in VANET obviously is routing. Research in the world nowadays has
efficiently met this requirement by using IP network to find route between nodes in
VANET. Research about distributed control, video coding have also contributed in
transmision quality enhancement. However, when basic requirements of VANET
communication are fulfilled, users will demand to connect to each others in more
challenging condition. It is the case when a user, without knowing any information
about it, tries to communicate with any of other users which satisfies a given
condition,.
The thesis “Multimedia data delivery with undetermined destintation in
VANET” is constructed to solve this problem. It focuses on research and introducing a
protocol that allows users to request and intiate communication sesions with unknown
users on demand of location. The protocol is designed based on distributed model, with
no server in responsibility of location-identity mapping management and the peer
finding process is totally accomplished by users. The output products are softwares
running on embedded boards and NS2 simulation plugins for further research. The
results are collected in two forms: experiments and simulations.
The thesis includes 5 sections:
Chapter 1: Introduction
This chapter briefly mentions the concept of ad-hoc networks and VANET. It then
refers to the actual needs of the implementation of the subject.
Bùi Đức Việt - ĐT2 K51 Trang 4
Vũ Đình Tuấn - ĐT2 K51
Đồ án tốt nghiệp
Chapter 2: Location-demanded data delivery system
This chapter presents an innovative idea about routing in order to resolve the problem
proposed in chapter 1. The design of the whole system is also introduced in this
chapter.
Chương 3: Design Implementation
This chapter provides detailed explanations of every modules of the system, including
the core routing algorithm and associated mechanisms for improving the quality of the
system.
Chương 4: Experiments and Result Evaluations
This chapter describes experiments and evaluates the results to provide an assessment
of system performance. Some simulations are also includes in this chapter.
Conclusion
This section offers remarks about the system and assess the degree of completion than
the design requirements outlined in Chapter 1. In addition, this chapter also gives
directions and ideas for further developments of the system.
Bùi Đức Việt - ĐT2 K51 Trang 5
Vũ Đình Tuấn - ĐT2 K51
Đồ án tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
TÓM TẮT ĐỒ ÁN 2
ABSTRACT 4
MỤC LỤC 6
DANH MỤC HÌNH VẼ 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU 9
DANH MỤC CÔNG THỨC 10
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 11
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 13
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG TÌM KIẾM THÔNG TIN VANET THEO VỊ TRÍ 19
KẾT CHƯƠNG 42
CHƯƠNG 3. THỰC THI THIẾT KẾ 43
KẾT CHƯƠNG 66
CHƯƠNG 4. THÍ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 67
KẾT CHƯƠNG 97
KẾT LUẬN CHUNG 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Bùi Đức Việt - ĐT2 K51 Trang 6
Vũ Đình Tuấn - ĐT2 K51
Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1 Mô hình mạng Vanet 15
Hình 2-2 Ad-hoc chưa có định tuyến 19
Hình 2-3 Adhoc có định tuyến 20
Hình 2-4 Các giao thức định tuyến 22
Hình 2-5 Liên lạc trong mạng giao thông 22
Hình 2-6 Vị trí trong 2 thời điểm liên tiếp 23
Hình 2-7 Phân tích chuyển động dựa theo vị trí 23
Hình 2-8 Thuật toán greedy 26
Hình 2-9 Thuật toán perimeter 28
Hình 2-10 Chế độ RNG 29
Hình 2-11 Chế độ GG 29
Hình 2-12 Hiện tượng loop trong chế độ perimeter 31
Hình 2-13 Một trường hợp về tốc độ hội tụ chậm tới đích 32
Hình 2-14 Thêm một trường hợp tốc độ hội tụ tới đích chậm 35
Hình 2-15 Sơ đồ khối phần mềm tổng quát 37
Hình 2-16 Sơ đồ hệ thống tìm kiếm thông tin VANET theo vị trí 39
Hình 2-17 Loosely-coupled và tightly-coupled 41
Hình 3-18 Lưu đồ thuật toán định tuyến theo khoảng cho trước 43
Hình 3-19 Phép chiếu Gauss và tọa độ vuông góc phẳng 45
Hình 3-20 Phép chiếu UTM 46
Hình 3-21 Bản đồ thế giới theo phép chiếu UTM 47
Hình 3-22 Lưu đồ thuật toán module request 48
Hình 3-23 Module responsing 50
Hình 3-24 Lưu đồ thuật toán duy trì tuyến định kì 53
Hình 3-25 Truyền trực tiếp 56
Hình 3-26 Truyền gián tiếp không tối ưu 58
Hình 3-27 Một kiểu bản đồ số 62
Hình 3-28 Sơ đồ máy trạng thái chức năng bản đồ số 65
Hình 4-29 Mô hình đo PSNR của Evalvid 70
Hình 4-30 Mô hình đo PNSR của Evalvid trong mô phỏng 72
Hình 4-31 Mô phỏng hệ thống trên NS2 76
Hình 4-32 Thời gian khởi tạo và tái tạo tuyến 83
Bùi Đức Việt - ĐT2 K51 Trang 7
Vũ Đình Tuấn - ĐT2 K51
Đồ án tốt nghiệp
Hình 4-33 Trễ đường truyền với Foreman 84
Hình 4-34 PNSR theo frame với Foreman 85
Hình 4-35 PSNR trung bình với các tốc độ khác nhau 85
Hình 4-36 Giản đồ thí nghiệm (1) 87
Hình 4-37 Giản đồ thí nghiệm (2) 88
Hình 4-38 Người dùng click chuột để xác định vùng yêu cầu trên bản đồ số 89
Hình 4-39 Add route tại nút S (OBU) 90
Hình 4-40 Ảnh nút D 90
Hình 4-41 Thông báo D không còn nằm trong vùng yêu cầu 91
Hình 4-42 Add route với đích mới là K 92
Hình 4-43 Ảnh tại đích mới nhận được tại S 92
Hình 4-44 So sánh tỉ lệ mất gói 93
Hình 4-45 So sánh trễ xử lí tại node nguồn 94
Hình 4-46 Trễ xử lí tại trung gian 95
Hình 4-47 Trễ định tuyến 95
Hình 4-48 Trễ đường truyền 96
Bùi Đức Việt - ĐT2 K51 Trang 8
Vũ Đình Tuấn - ĐT2 K51
Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1 Nhu cầu định tuyến theo vị trí 17
Bảng 3-2 Bảng định tuyến của kernel 52
Bảng 3-3 Bảng hàng xóm rút gọn GPSR của node A 60
Bảng 3-4 Bảng hàng xóm đã thêm trạng thái 60
Bảng 3-5 Bảng hành động theo trạng thái hàng xóm 61
Bảng 3-6 Sử dụng bản đồ số để nhập đầu vào 66
Bảng 4-7 Bảng đánh giá PSNR 69
Bảng 4-8 St 73
Bảng 4-9 Sd bên gửi 74
Bảng 4-10 Rd bên nhận 74
Bảng 4-11 Bảng thông số chuẩn 802.11p 77
Bảng 4-12 Bảng vị trí và thông số các thiết bị 88
Bảng 4-13 Bảng định tuyến tại node nguồn 89
Bùi Đức Việt - ĐT2 K51 Trang 9
Vũ Đình Tuấn - ĐT2 K51
Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC CÔNG THỨC
Bùi Đức Việt - ĐT2 K51 Trang 10
Vũ Đình Tuấn - ĐT2 K51
Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
***
A
API: Application Programming Interface
D
DSR: Dynamic Source Routing
DSDV: Dynamic Destination-Sequenced Distance-Vector Routing
G
GPS: Global Position System
GPSR: Global System for Mobile Communication
GG: Gabriel Graph
I
IP: Internet Protocol
L
LAN: Local Area Network
O
OBU: On-board Unit
P
Bùi Đức Việt - ĐT2 K51 Trang 11
Vũ Đình Tuấn - ĐT2 K51
Đồ án tốt nghiệp
PNSR: Peak Signal-to-noise Ratio
R
RSU: Road-side Unit
RNG: Relative neigborhood Graph
S
SPF: Shortest Path First
T
TORA: Temporally Ordered Routing Algorithm
Z
ZRP: Zone Routing Protocol
V
VANET: Vehicular Ad-hoc Network
W
WLAN: Wireless LAN
Bùi Đức Việt - ĐT2 K51 Trang 12
Vũ Đình Tuấn - ĐT2 K51
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
***
1.1 Giới thiệu mạng Ad-hoc, mạng Vanet
1.1.1 Mạng Ad-hoc
Mạng Ad-hoc là là một kiểu mạng thông tin không dây. Công nghệ này cho
phép các nút mạng truyền trực tiếp với nhau sử dụng bộ thu phát không dây mà không
cần bất cứ một cơ sở hạ tầng cố định nào. Đây là một đặc tính riêng biệt của mạng ad-
hoc so với các mạng không dây truyền thống như các mạng chia ô và mạng WLAN,
trong đó các nút (ví dụ như các thuê bao điện thoại di động) giao tiếp với nhau thông
qua các trạm vô tuyến cơ sở.
Mạng ad-hoc triển vọng sẽ làm cách mạng hóa thông tin không dây trong một
vài năm tới bằng việc bổ sung thêm vào các mô hình mạng truyền thống như Internet,
hay truyền thông vệ tinh. Bằng việc nghiên cứu công nghệ mạng không dây Ad-hoc,
những thiết bị cầm tay đủ chủng loại như điện thoại di động, PDAs, máy tính xách tay,
bộ đàm và các thiết bị cố định như các trạm vô tuyến cơ sỡ, các điểm truy cập Internet
không dây có thể được kết nối với nhau, tạo thành mạng toàn cầu, khắp mọi nơi.
Trong tương lai, công nghệ mạng Ad-hoc có thể sẽ là lựa chọn rất hữu ích và có
tính quyết định, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp. Chẳng hạn, một cơn động đất
khủng khiếp đã tàn phá thành phố của chúng ta, trong đó có hầu hết các cơ sở hạ tầng
viễn thông như các đường điện thoại, trạm vô tuyến cơ sở… Nhiều đội cứu hộ (như
lính cứu hỏa, cảnh sát, bác sĩ, các tình nguyện viên …) đang nỗ lực để cứu mọi người
khỏi cơn động đất và chữa trị cho những người bị thương. Để hỗ trợ tốt hơn cho đội
Bùi Đức Việt - ĐT2 K51 Trang 13
Vũ Đình Tuấn - ĐT2 K51
Đồ án tốt nghiệp
cứu hộ, các hoạt động cứu hộ của họ phải được hợp tác với nhau. Rõ ràng là 1 hoạt
động hợp tác như thế chỉ đạt được thành quả khi đội cứu hộ có thể giao tiếp, thông tin
với nhau, cả với đồng nghiệp của mình (ví dụ 1 cảnh sát với 1 cảnh sát khác) và cả với
thành viên của đội cứu hộ khác (ví dụ 1 lính cứu hỏa yêu cầu sự trợ giúp từ 1 bác sĩ).
Với những công nghệ hiện có, những nỗ lực của đội cứu hộ sẽ rất khó thành
công khi những cơ sở hạ tầng viễn thông cố định bị tàn phá nặng nề. Thậm chí những
thành viên của đội cứu hộ này được trang bị máy vô tuyến cầm tay (walkie-talkie) hay
các thiết bị tương tự khác trong trường hợp không thể truy cập được với các điểm cố
định, chỉ những kết nối giữa những thành viên của đội cứu hộ đứng gần nhau mới thực
hiện được. Vì vậy, một trong những ưu tiên trong việc quản lý và không chế thảm họa
ngày nay là cài đặt lại các cơ sở hạ tầng viễn thông nhanh nhất có thể, bằng cách sửa
chữa các thiết bị, kết cấu hư hỏng hay triển khai các thiết bị viễn thông tạm thời (ví dụ
như được trang bị angten radio).
Khó khăn này có thể được giải quyết đáng kể nếu chúng ta áp dụng những công
nghệ dựa vào mạng Ad-hoc : bằng cách sử dụng các giao tiếp không dây phân tán giữa
nhiều điểm truy cập khác nhau, thậm chí các đội cứu hộ ở cách xa nhau cũng có thể
liên lạc với nhau hay liên lạc với các thành viên đội cứu hộ khác ở khoảng giữa như
hoạt động của một trạm chuyển tiếp. Vì khu vực xảy ra thảm họa sẽ tập trung nhiều đội
cứu hộ, nên các liên lạc trong phạm vi thành phố (hay thậm chí là phạm vi cả nước) có
thể thực hiện được, cho phép các nỗ lực cứu hộ được hợp tác thành công mà không cần
thiết lập lại các cơ sở viễn thông cố định.
1.1.2 Mạng Vanet và mô hình nghiên cứu
Vehicular Ad hoc Network (VANET) là mạng tự tổ chức, được tạo thành từ
các phương tiện xe cộ lưu thông trên đường. Mỗi phương tiện tham gia vào mạng được
trang bị thiết bị thu/phát để có thể liên lạc, chia sẻ và trao đổi thông tin lẫn nhau.
Bùi Đức Việt - ĐT2 K51 Trang 14
Vũ Đình Tuấn - ĐT2 K51
Đồ án tốt nghiệp
Thông tin trao đổi trong mạng VANET bao gồm thông tin về lưu lượng xe cộ,
tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông, nguy hiểm cần tránh và cả những dịch vụ thông
thường như dịch vụ đa phương tiện, Internet để cung cấp liên lạc giữa các xe cộ ở
gần nhau và với các thiết bị cố định (hay các thiết bị bên đường). Tuy nhiên việc truyền
thông tin trong mạng VANET rất thách thức.
Hình 1-1 Mô hình mạng Vanet
Hai thiết bị chính trong mô hình mạng Vanet là OBU và RSU. OBU (On-board
Unit) là thiết bị gắn trên các phương tiện di chuyển phụ trách việc liệc lạc qua mạng
adhoc của phương tiện. RSU (Road-side Unit) là các thiết bị đặt cố định trên đường,
Bùi Đức Việt - ĐT2 K51 Trang 15
Vũ Đình Tuấn - ĐT2 K51
Đồ án tốt nghiệp
chịu trách nhiệm liên lạc với phương tiện lưu thông qua mạng adhoc, liên hệ với tổng
đài qua mạng di động. Một số pha hoạt động của mạng Vanet:
- 2 xe muốn liên lạc (gọi video, chat text, truyền file) trên đường qua mạng
ad-hoc.
- 1 xe nào đó muốn ảnh chụp đường tại vị trí của mình lên server. Xe này sẽ
gửi file qua mạng adhoc các xe khác để đển RSU. RSU sẽ đưa hình ảnh này
lên server.
- 1 xe muốn xem ảnh đường phố ở 1 vị trí cách nó 1 khoảng cách nào đó. Xe
này sẽ tìm cách liên lạc với một xe bất kì trng khoảng đó, và 2 xe chia sẻ
hình ảnh.
Các chức năng này khi đưa vào mạng giao thông có thể giúp các phương tiện
thông báo tắc đường, thông báo tai nạn… Để thực hiện được các pha liên lạc này, điều
tất yếu phải cần một giao thức định tuyến.
1.2 Nhu cầu truyền thông đa phương tiện đích đến không xác định
1.2.1 Bài toán thực tế
Bài toán đặt ra khi người dùng đối mặt trường hợp sau. Người dùng đang đi trên
đường và nhìn thấy phía trước đường có vẻ đông. Người dùng sẽ muốn biết ở trên đó
tình trạng đang như thế nào: tắc đường hay tai nạn hay có sự kiện gì đặc biệt. Nếu tắc
đường thì là đoạn dài hay đoạn ngắn, nếu tai nạn thì ở mức độ như thế nào? Thông tin
này sẽ ảnh hưởng đến hành động của người tham gia giao thông: tiếp tục đi thẳng hay
chọn con đường khác. Nếu người tham gia giao thông có thể liên lạc với một người
dùng khác đang ở vị trí đó thì chắc chắn người đó sẽ có được thông tin ấy và đưa ra
quyết định chọn đường chính xác.
Bùi Đức Việt - ĐT2 K51 Trang 16
Vũ Đình Tuấn - ĐT2 K51
Đồ án tốt nghiệp
Bảng 1-1 Nhu cầu định tuyến theo vị trí
Về mặt lí thuyết, chỉ cần thực hiện được việc định tuyến qua mạng ad-hoc đến
người dùng B là người dùng A có thể trao đổi thông tin. Với các giao thức đã phát triển
trong nghiên cứu về mạng VANET, việc định tuyến qua mạng adhoc, thiết lập phiên và
truyền đa phương tiện là hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên vấn đề xảy ra là
định tuyến đến đâu, thiết lập phiên với ai khi muốn định tuyến thì cần biết IP
(hay tên, hay biển số…) của phương tiện cần liên lạc. Trong khi đó, người dùng có
nhu cầu lại không hề biết ai trên đường.
Như vậy, cần thiết kế một phương án cho phép người dùng có thể thiết lập
được phiên liên lạc mặc dù không hề biết trước thông tin nhận dạng của nhau. Điều
này phù hợp với nhu cầu thực tế của người tham gia giao thông và sử dụng mạng
VANET, khi nhưng chức năng cơ bản mà mạng VANET cung cấp là không đủ.
Do đó, chúng em quyết định nghiên cứu, đề ra phương án, triển khai thực hiện
hệ thống này. Để thực hiện thành công, trước hết chúng em đề ra yêu cầu thiết kế hệ
thống như sau:
Bùi Đức Việt - ĐT2 K51 Trang 17
Vũ Đình Tuấn - ĐT2 K51
Đồ án tốt nghiệp
1.2.2 Yêu cầu với thiết kế hệ thống
• Giao thức đảm bảo tìm được người dùng và sự lựa chọn là tối ưu
• Khả năng xử lí nhanh, thuật toán không quá phức tạp phù hợp với việc thay đổi
vị trí liên tục trong mạng VANET.
• Số lượng bản tin trao đổi nhỏ thích ứng với điều kiện tài nguyên băng thông hạn
chế trong mạng VANET.
• Tích hợp các ứng dụng truyền đa phương tiện và giao thức định tuyến thành một
hệ thống hợp nhất, đảm bảo tối ưu hiệu quả tính toán.
• Tuyến được lựa chọn đảm bảo chất lượng dịch vụ đường truyền chấp nhận được
đối với các ứng dụng đa phương tiện: văn bản, ảnh, file, audio, video
• Có khả năng tương thích với nhiều hệ điều hành thường được sử dụng cho hệ
nhúng khác nhau: Linux Mint, UbuntuMID, Windows CE, FreeBSD….
• Kích thước phần mềm nhỏ gọn có thể triển khai trên các hệ nhúng có kiến trúc
ARM, x86…
Bùi Đức Việt - ĐT2 K51 Trang 18
Vũ Đình Tuấn - ĐT2 K51
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG TÌM KIẾM THÔNG TIN VANET
THEO VỊ TRÍ
***
Chương này tập trung trình bày ý tưởng và thiết kế tổng thể của hệ thống tìm
kiếm thông tin VANET theo vị trí. Trong chương này, vai trò của định tuyến trong
mạng VANET sẽ được nhấn mạnh, các phương pháp định tuyến và phương án định
tuyến được lựa chọn cho hệ thống cũng được giải thích cặn kẽ. Phần tiếp theo sẽ mô tả
ý tưởng chính là định tuyến không dựa trên một đích đến xác định trước. Cuối cùng là
sơ đồ tổng thể toàn bộ hệ thống.
2.1 Lựa chọn nền tảng thực hiện
2.1.1 Vai trò của định tuyến
Đối với mạng Adhoc không có cơ sở hạ tầng mạng cố định, các nút nếu không
sử dụng phần mềm định tuyến sẽ chỉ biết được thông tin vị trí của các nút nằm trong
dải truyền của nó:
Hình 2-2 Ad-hoc chưa có định tuyến
Bùi Đức Việt - ĐT2 K51 Trang 19
Vũ Đình Tuấn - ĐT2 K51
Đồ án tốt nghiệp
Trong mô hình trên, nút A chỉ giao tiếp được với nút B, nút B giao tiếp được với
nút C và A, nút C giao tiếp được với nút D. Vậy làm sao để có thể truyền dữ liệu từ nút
nguồn A đến nút D? Nếu sử dụng kèm một giao thức định tuyến nào đó, chẳng hạn như
AODV, OLSR hay GPSR thì điều này hoàn toàn có thể thực hiện được.
Hình 2-3 Adhoc có định tuyến
2.1.2 Giao thức định tuyến
2.1.2.1 Proactive
Proactive protocol là giao thức định tuyến hoạt động dựa theo bảng định tuyến.
Ở đây, các nút sẽ duy trì một bảng định tuyến để biết thông tin về các nút còn lại, do đó
các nút sẽ biết được kiến trúc tổng thể của mạng. Các giao thức định tuyến proactive sử
dụng phương pháp fooding để quảng bá thông tin tới các thiết bị. Phương pháp này cho
phép thời gian thiết lập đường nhanh dựa trên các tham số gửi tới thiết bị sẵn sàng cho
kết nối. Tuy nhiên, việc lưu lượng thông tin tiêu đề tăng lên chính là nhược điểm của
phương pháp này. Proactive routing bao gồm hai loại chính là Link State và Distance
Vector. Giao thức định tuyến trạng thái liên kết tối ưu OLSR (Optimized Link State
Routing) và giao thức định tuyến vector khoảng cách tuần tự đích DSDV (Dynamic
Bùi Đức Việt - ĐT2 K51 Trang 20
Vũ Đình Tuấn - ĐT2 K51
Đồ án tốt nghiệp
Destination-Sequenced Distance-Vector Routing) là hai ví dụ của giao thức định tuyến
proactive.
2.1.2.2 Reactive
Reactive protocol là giao thức định tuyến dựa theo yêu cầu, tức là đường đi chỉ
được xác định khi các nút có nhu cầu truyền gói tin. Phương pháp này hạn chế được
thông tin tiêu đề chọn đường, nhưng nhược điểm cơ bản là gây trễ lớn cho các khung
truyền dẫn đầu tiên cũng như thời gian chọn đường dẫn chậm. Hai giao thức reactive
điển hình là giao thức định tuyến vector khoảng cách theo yêu cầu AODV (On-demand
Distance Vector Routing) và giao thức định tuyến nguồn động DSR (Dynamic Source
Routing).
Một khi xảy ra lỗi tại nút, các giao thức định tuyến thường khôi phục đường dẫn
bằng phương pháp thiết lập tuyến mới. Hầu hết các tiếp cận hiện nay đều sử dụng
thông tin phản hồi tới thiết bị nguồn nhằm khởi tạo tuyến mới, vì vậy lưu lượng bản tin
trao đổi rất lớn và tăng lên rất nhanh khi kích thước mạng lớn, nhất là đối với các giao
thức định tuyến proactive. Khi kích thước mạng tăng cũng đồng nghĩa với sự suy giảm
hiệu năng mạng do hiện tượng trễ của thủ tục định tuyến và truyền khung đầu tiên tăng
lên rất lớn nếu sử dụng giao thức định tuyến reactive.
2.1.2.3 Hybrid
Hybrid protocol là giao thức lai giữa hai loại giao thức trên, với hai giao thức
ZRP (Zone Routing Protocol) và TORA (Temporally Ordered Routing Algorithm) là
tiêu biểu. Vì là giao thức lai giữa hai loại giao thức trên nên những giao thức thuộc loại
Hybrid có thể khắc phục những nhược điểm của hai loại giao thức trên.
Bùi Đức Việt - ĐT2 K51 Trang 21
Vũ Đình Tuấn - ĐT2 K51
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN ĐÍCH ĐẾN KHÔNG XÁC ĐỊNH TRONG MẠNG VANET

bài này link bị lỗi bạn ạ, bạn xem bài khác đi
 

vh007x

New Member
Ad ơi v ad có thể down dùm e link tài liệu của bài này không ạ, tên đề tài cũng giống vậy.
Link:
E Thank nhìu ạ .
 

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ vh007x:
Ad ơi v ad có thể down dùm e link tài liệu của bài này không ạ, tên đề tài cũng giống vậy.
Link:

E Thank nhìu ạ .


bài này mình không tải được bạn ạ :beg:
 

vh007x

New Member
Vâng, ad có download được tài liệu trên trang xemtailieu.com không ạ, hay cách đăng ký tài khoản trên đó ý, e tìm mãi không có chỗ đăng ký tài khoản để download tài liệu. Mong ad giúp đỡ ạ !\
Link e cần down:
Hy vọng lần cúi thui ạ, tks ad very much !!!
 

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ vh007x:
Vâng, ad có download được tài liệu trên trang xemtailieu.com không ạ, hay cách đăng ký tài khoản trên đó ý, e tìm mãi không có chỗ đăng ký tài khoản để download tài liệu. Mong ad giúp đỡ ạ !\
Link e cần down:

Hy vọng lần cúi thui ạ, tks ad very much !!!

đây nhé
VANET VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TUYẾN
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top